Có một người Việt từ rất lâu đã xâm nhập sâu rộng vào thương trường quốc tế và là nhân chứng của nhiều mốc lịch sử quan trọng. Ông là Paul Trần Văn Thình - nguyên trưởng phái đoàn thường trực của Liên minh châu Âu bên cạnh các tổ chức quốc tế tại Geneva (Thụy Sĩ).
Sinh sống mấy chục năm ở châu Âu, nhưng mỗi sáng thức dậy nhìn vào gương ông vẫn tự nhủ: “Mình là người Việt Nam”. Và đó là lý do ông chọn Tuổi Trẻ - tờ báo nơi quê nhà - để chia sẻ những tâm sự riêng về những gì đã trải qua trong đời mình.
Tôi chào đời ngày 5-2-1929 ở tỉnh An Giang, một vùng quê êm ả thanh bình. Cha tôi đặt tên cho tôi là Trần Văn Thìn, đơn giản bởi tôi cầm tinh con rồng. Thế nhưng lúc làm giấy khai sinh, người ta nói sao viết vậy theo kiểu phát âm miền Nam nên tên tôi bị ghi thành Trần Văn Thình. Vậy là tôi mang cái tên lạ vì sự nhầm lẫn đó.
Không biết từ bao giờ, trong gia đình tôi định ra một nguyên tắc: con cái không trở thành thương nhân mà phải trở thành công chức.
Thuở thiếu thời, tôi không tỏ ra đặc biệt hay xuất chúng, cũng có đầy đủ thói hư tật xấu như những đứa trẻ khác. Nhưng một “sự cố” đã làm tôi biến đổi hoàn toàn. Đó là năm tôi được 8 tuổi. Tôi về quê nội ở Sa Đéc nghỉ hè. Ông nội tôi có tới ba bà vợ, trong đó bà nội tôi là người trẻ nhất. Bà thứ hai làm nghề bán thuốc bắc. Bà có tiền và là người rất nghiêm khắc. Nhà ông bà nội nhìn ra bờ sông mênh mông, thuyền bè đỗ giăng kín. Tối tối, người ta vẫn thường tổ chức đánh bạc trên các con thuyền ấy.
Có lần tôi đi theo mấy người lớn để xem đánh bạc. Tôi thấy mình cũng có khiếu đỏ đen vì thường đánh trúng. Ngặt một nỗi tôi không có tiền. Tôi để ý bà Hai có một hòm không bao giờ khóa, bên trong có rất nhiều túi vải nhỏ đựng tiền. Một hôm nhân lúc vắng người, tôi lẻn vào phòng lấy một túi. Làm một lần không bị ai phát hiện trong khi đánh bạc lại thua, tôi lấy tiếp lần hai. Rồi cứ thế tiếp diễn lần thứ ba và thứ tư. Đến lần thứ năm tôi bị bà Hai phát hiện. Bà Hai hỏi tôi ba bốn lần: “Bà nên xử sự thế nào đây?”. Tôi đáp: “Bà đánh cháu mấy roi cũng được, phạt sao cháu cũng chịu. Chỉ xin bà đừng mách ông nội”. Trong nhà, tôi sợ ông nội hơn cả vì lúc nào ông cũng nghiêm khắc với con cháu. Bà nói: “Bà sẽ cho cháu một cơ hội. Trong khi cháu suy nghĩ, bà sẽ chưa nói gì với ông. Nhưng cháu phải nghĩ ra một cách để sửa chữa lỗi lầm”.
Hôm sau, tôi còn nhớ là một buổi chiều khi hoàng hôn buông xuống bên sông, các nhà đã thắp đèn dầu, bà Hai gọi tôi ra nói chuyện. Tôi thưa với bà: “Cháu xin hứa từ nay trở đi cháu không bao giờ ăn cắp nữa”. Bà Hai ngồi lặng thinh, không nói gì lâu lắm. Sau cùng bà bắt tôi phải kể hết cho bà nghe tất cả những lần tôi đã từng ăn cắp vặt. Tôi thành thật kể tôi từng trộm tiền của cha, thậm chí trộm cả tiền trong túi áo của khách khi họ đến nhà tôi chơi. Tôi cũng kể trong bộ sưu tập tem của cha tôi có hai con tem Hungary rất đẹp. Một hôm, tôi bóc trộm để đổi lấy mấy cái nắp chai chơi đánh đáo với bọn trẻ. Cha tôi phát hiện, triệu tập cả nhà vào đúng 18 giờ để chứng kiến hình phạt. Trước mặt bà nội, em trai và em gái tôi, cha tôi bắt tôi tuột quần, đánh đúng 10 roi vào mông. Bà nội tôi khóc hu hu vì thương tôi nhưng cha tôi không chịu ngừng tay. Thế nhưng tôi không khóc. Tôi chỉ cảm thấy ê mặt vì bị đòn giữa chốn đông người.
Sau buổi tối hôm đó, bà Hai gặp lại tôi, yêu cầu tôi nhắc lại lời hứa. Bà nghe rồi nói: “Cháu có chắc đây sẽ là lần cuối cùng không. Cháu đi ăn trộm mới phải nói dối, còn không làm gì sai thì không bao giờ phải nói dối. Làm điều xấu lúc nào cũng phải nghĩ cách đối phó, không bao giờ sống vui được. Điều thứ hai cháu phải nhớ câu “cờ gian bạc lận”. Họ giả vờ cho cháu thắng mấy lần đầu đấy, còn khi cháu mang tiền ra đánh rồi, cháu có thấy là mình toàn bị thua không?”. Cứ như thế ba ngày liền, chiều nào bà Hai cũng gọi tôi ra, bắt lặp đi lặp lại lời hứa không bao giờ ăn trộm nữa. Ngày cuối cùng, bà hỏi: “Sau những lần cháu hứa như vậy, từ giờ trở đi bà có thể tin cháu được chưa?”. Tôi trả lời: “Cháu xin hứa không bao giờ làm chuyện dại dột như thế nữa”.
Lời hứa ấy theo tôi đi suốt những năm tháng sau này. Từ đó trở đi, tôi không bao giờ tham gia bất kỳ một trò chơi đỏ đen nào nữa. Lớn lên, tôi ngẫm nghĩ mãi không biết vì sao một bà già ở vùng quê VN lại có cách giáo dục tài tình vậy. Rồi tôi ngộ ra: tất cả phải do tự giác. Bà tôi không thể bắt ép tôi không được nói dối nữa, không được ăn trộm vặt nữa. Mà chính tôi, sau những cuộc đối thoại với bà, tự cảm thấy đó là điều xấu xa không nên lặp lại. Tôi ghi sâu trong lòng hình ảnh cuộc đối thoại cuối cùng, bà nhìn tôi với con mắt âu yếm. Tôi đã khóc không phải vì xấu hổ mà vì cảm động.
Báo Tuổi Trẻ ngày thứ hai 15-1- 2007.
NHỮNG CÂU HỎI
1- “Có một người Việt từ rất lâu đã xâm nhập sâu rộng vào thương trường quốc tế và nhân chứng của nhiều mốc lịch sử quan trọng. Ông là Paul Trần Văn Thình - nguyên trưởng phái đoàn thường trực của liên minh Châu Âu bên cạnh các tổ chức quốc tế tại Geneva (thụy Sĩ) ”
Câu này dạy đạo đức gì?
Câu này dạy đạo đức gì?
2 - “Sinh sống mấy chục năm ở Châu Âu, nhưng mỗi sáng thức dậy nhìn vào gương ông vẫn tự nhủ: “Mình là người Việt Nam”. Và đó là lý do ông chọn Tuổi Trẻ - tờ báo nơi quê nhà - để chia sẻ những tâm sự riêng về những gì đã trải qua trong đời mình ”.
Câu này dạy đạo đức gì?
Câu này dạy đạo đức gì?
3- “Tôi chào đời ngày 5-2- 1929 ở tỉnh An Giang, một vùng quê êm ả thanh bình. Cha tôi đặt tên cho tôi là Trần Văn Thìn, đơn giản bởi tôi cầm tinh con rồng. Thế nhưng lúc làm giấy khai sinh, người ta nói sao viết vậy theo kiểu phát âm miền Nam nên tên tôi bị ghi thành Trần Văn Thình. Vậy là tôi mang cái tên lạ vì sự nhầm lẫn đó ”. Câu này dạy đạo đức gì?
4- “Không biết từ bao giờ, trong gia đình tôi định ra một nguyên tắc: “Con không trở thành thương nhân mà phải trở thành công chức ”.
Câu này dạy đạo đức gì?
5- “Thuở thiếu thời, tôi không tỏ ra đặc biệt hay xuất chúng, cũng có đầy đủ thói hư tật xấu như những đứa trẻ khác ”.
Câu này dạy đạo đức gì?
Câu này dạy đạo đức gì?
6- “Nhưng một sự cố đã biến đổi tôi hoàn toàn. Đó là năm tôi đư ợc 8 tuổi. Tôi về quê nội ở Sa Đéc nghĩ hè. Ông nội tôi có tới ba bà vợ, trong đó bà nội tôi là người trẻ nhất, bà thứ hai làm nghề bán thuốc bắc. Bà có tiền và là người rất nghiêm khắc. Nhà ông bà nội nhìn ra bờ sông mênh mông, thuyền bè đổ giăng kín. Tối tối người ta vẫn thường tổ chức đánh bạc trên các con thuyền ấy ” .
Câu này dạy đạo đức gì?
Câu này dạy đạo đức gì?
7- “Có lần tôi đi theo mấy người lớn để đi xem đánh bạc. Tôi thấy mình cũng có khiếu đỏ đen vì thường đánh trúng. Ngặt một nổi tôi không có tiền. Tôi để ý bà Hai có một hòm không bao giờ khóa, bên trong có rất nhiều túi vải đựng tiền. Một hôm nhân lúc vắng người, tôi lẻn vào phòng lấy một túi ”.
Câu này dạy đạo đức gì?
Câu này dạy đạo đức gì?
8- “Làm một lần không ai phát hiện trong khi đánh bạc bị thua, tôi lấy tiếp lần hai. Rồi cứ thế tiếp diễn lần thứ ba, lần thứ tư. Đến lần thứ năm tôi bị bà Hai phát hiện.
Câu này dạy đạo đức gì?
Câu này dạy đạo đức gì?
9- “Bà Hai hỏi tôi ba bốn lần: “Bà nên xử sự thế nào đây?”. Tôi đáp: “Bà đánh cháu mấy roi cũng được phạt sao cháu cũng chịu, chỉ xin bà đừng mách ông nội”. Trong nhà tôi sợ ông nội hơn cả vì lúc nào ông cũng nghiêm khắc với con cháu. Câu này dạy đạo đức gì?”.
10- “Bà nói: “Bà sẽ cho cháu một cơ hội. Trong khi cháu suy nghĩ, bà sẽ chưa nói gì với ông. Nhưng cháu phải nghĩ ra một cách để sửa chữa lỗi lầm”.
Câu này dạy đạo đức gì?
Câu này dạy đạo đức gì?
11- “Hôm sau tôi còn nhớ là một buổi chiều khi hoàn hôn buông xuống bên sông, các nhà đã thắp đèn dầu, bà Hai gọi tôi ra nói chuyện. Tôi thưa với bà: “Cháu xin hứa từ nay trở đi cháu không bao giờ ăn cắp nữa”.
Câu này dạy đạo đức gì?
Câu này dạy đạo đức gì?
12- “Bà hai ngồi lặng thinh, không nói gì lâu lắm. Sau cùng bà bắt tôi phải kể hết bà nghe tất cả những lần tôi đã từng ăn cắp vặt. Tôi thành thật kể tội từng trộm tiền của cha, thậm chí trộm cả tiền trong túi áo của khách khi họ đến nhà tôi chơi. Tôi cũng kể trong sưu tập tem của cha tôi có hai con tem hungary rất đẹp. Một hôm tôi bóc trộm để đổi lấy mấy cái nắp chai chơi đánh đáo với bọn trẻ. Cha tôi phát hiện triệu tập cả nhà vào đúng 18 giờ để chứng kiến hình phạt. Trước mặt bà nội, em trai và em gái tôi, cha tôi bắt tôi tuột quần, đánh đúng 10 roi vào mông. Bà nội tôi khóc hu hu vì thương tôi nhưng cha tôi không chịu ngừng tay. Thế nhưng tôi không khóc. Tôi cảm thấy ê mặt vì bị đòn giữa chốn đông người ” .
Câu này dạy đạo đức gì?
Câu này dạy đạo đức gì?
13- “Sau buổi tối hôm đó, bà Hai gặp lại tôi, yêu cầu tôi nhắc lại lời hứa. Bà nghe rồi nói: “Cháu có chắc đây sẽ là lần cuối cùng không? Cháu đi ăn trộm mới phải nói dối, còn không làm gì sai thì không bao giờ phải nói dối. Làm điều xấu lúc nào cũng phải nghĩ cách đối phó, không bao giờ sống vui được ”.
Câu này dạy đạo đức gì?
Câu này dạy đạo đức gì?
14- Điều thứ hai cháu phải nhớ câu: “Cờ gian bạc lận”. Họ giả vờ cho cháu thắng mấy lần đầu đấy, còn khi cháu mang tiền ra đánh rồi, cháu có thấy là mình toàn bị thua không?”. Câu này dạy đạo đức gì? 15- “Cứ như thế ba ngày liền, chiều nào bà Hai cũng gọi tôi ra, bắt lập đi lập lại lời hứa không bao giờ ăn trộm nữa. Ngày cuối cùng, bà hỏi: “Sau những lần cháu hứa như vậy, từ giờ trở đi bà có thể tin cháu được chưa?”. Tôi trả lời: “Cháu xin hứa không bao giờ làm chuyện dại dột như thế nữa”.
Câu này dạy đạo đức gì?
Câu này dạy đạo đức gì?
16- “Lời hứa ấy theo tôi đi suốt những tháng ngày sau này. Từ đó trở đi, tôi không bao giờ tham gia bất kỳ một trò chơi đỏ đen nào nữa.
Câu này dạy đạo đức gì?
Câu này dạy đạo đức gì?
17- “Lớn lên, tôi ngẫm nghĩ mãi không biết vì sao một bà già ở vùng quê VN lại có cách giáo dục tài tình vậy. Rồi tôi ngộ ra: Tất cả phải do tự giác. Bà tôi không thể bắt ép tôi không được nói dối nữa, không được ăn trộm vặt nữa. Mà chính tôi sau những cuộc đối thoại với bà, tự cảm thấy đó là điều xấu xa không nên lập lại ”.
Câu này dạy đạo đức gì?
Câu này dạy đạo đức gì?
18- “Tôi ghi sâu trong lòng hình ảnh cuộc đối thoại cuối cùng. Bà nhìn tôi với con mắt âu yếm. Tôi đã khóc không phải vì xấu hổ mà vì cảm động ”.
Câu này dạy đạo đức gì?
Câu này dạy đạo đức gì?
TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI
1- “Có một người Việt từ rất lâu đã xâm nhập sâu rộng vào thương trường quốc tế và nhân chứng của nhiều mốc lịch sử quan trọng. Ông là Paul Trần Văn Thình - nguyên trưởng phái đoàn thường trực của liên minh Châu Âu bên cạnh các tổ chức quốc tế tại Geneva (Thụy Sĩ)”.
Câu này dạy ĐỨC DANH DỰ HIẾU SINH TỔ QUỐC.
Câu này dạy ĐỨC DANH DỰ HIẾU SINH TỔ QUỐC.
GIỚI THIỆU MỘT NHÂN TÀI VIỆT NAM Ở CHÂU ÂU.
Đất nước Việt Nam có nhiều nhân tài đã làm rạng danh khắp thế giới. Ông Paul Trần Văn Thình một trong những người đã ra ở nước ngoài làm nguyên trưởng phái đoàn thường trực của liên minh Châu Âu bên cạnh các tổ chức quốc tế tại Geneva (Thụy Sĩ)”. Đó cũng là một danh dự đất nước này.
Ông Trần Văn Thình và còn nhiều người Việt Nam ở nước ngoài đã làm rạng danh cho quê hương xứ sở này. Chúng tôi tin rằng một ngày nào đó sẽ có người Việt Nam viết về : “Người Việt Nam và đất nước Việt Nam”.
Hỡi những người con Việt Nam! Dù nam hay nữ, dù ở trong nước hay ở bất cứ nơi đâu trên hành tinh này, đừng làm mang tiếng xấu xa cho quê hương tổ quốc Việt Nam, mà hãy đem danh dự cho tổ quốc này. Máu xương của tổ tiên ông cha chúng ta biết bao nhiêu thế hệ đã phủ dày trên mãnh đất thân yêu quê hương. Vì thế chúng ta không có quyền bôi nhọ, làm ô nhục nó.
Những tệ nạn xã hội, những sự đồi trụy của thanh niên nam nữ, những sự mua bán mãi dâm, những cuộc bạo hành trong gia đình, những sự trộm cắp cướp của giết người, những cuộc hiếp dâm trẻ em, những sự không chấp hành luật lệ giáo thông , gây tai nạn chết người, làm hư hại tài sản, những sự ném rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường sống, những sự tranh chấp đất đai thưa kiện làm cho cha mẹ anh em chia lìa ly tán…. Đó là những hành động xấu xa làm ô nhục cho quê hương xứ sở này. Hỡi những người con Việt Nam có biết không? Hỡi những người con thân thương Việt Nam! Nếu đã lỡ lầm phạm phải những điều đã nói trên thì xin một lần nữa hãy nhìn lại mảnh đất quê hương Việt Nam, xương máu của tổ tiên ông cha anh chị em của chúng ta đã nằm lớp lớp trên mảnh đất này thì lẽ đâu chúng ta lại làm ô nhục cho đất nước này sao? Chúng ta hãy biết ơn và nhớ mãi công ơn của những người đã làm tốt và đem lại danh dự cho đất nước này. Làm cho quê hương này sáng chói huy hoàng, sánh vai cùng các nước khác trên khắp hành tinh này mà không thẹn với lòng mình, không xấu hổ với tổ tiên, ông cha, bà mẹ và anh chị, em là những anh hùng của dân tộc mình.
Tóm lại là người Việt Nam phải làm sao xứng đáng là người Việt Nam, đừng để mang tiếng người Việt Nam ăn trộm, móc túi, cướp giựt, mãi dâm, hút chích, xì ke, ma túy, cờ bạc, rượu chè say xỉn, hiếp dâm, bạo lực gia đình v.v… Chúng tôi mong rằng nền đạo nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai là của Việt Nam và người Việt Nam đầu tiên áp dụng vào mọi từng lớp nhân dân để đất nước này được sạch đẹp, không còn những tệ nạn xã hội.
2 - “Sinh sống mấy chục năm ở Châu Âu, nhưng mỗi sáng thức dậy nhìn vào gương ông vẫn tự nhủ: “Mình là người Việt Nam”. Và đó là lý do ông chọn Tuổi Trẻ - tờ báo nơi quê nhà - để chia sẻ những tâm sự riêng về những gì đã trải qua trong đời mình”.
Ở đây điều đáng nói đến ông Trần Văn Thình tuy sống ở nước ngoài nhưng không quên tổ quốc bằng một hành động đáng cho chúng ta lưu ý . Đó là mỗi sáng thức dậy nhìn vào gương ông vẫn tự nhủ: “Mình là người Việt Nam”. Lời nhắc nhở này có nhiều ý nghĩa:
1- Là người Việt Nam đừng bao giờ quên Tổ quốc.
2- Là người Việt Nam phải làm sao sống cho rạng rỡ non sông đất nước này.
3- Là người Việt Nam không có quyền làm mất danh dự quê hương tổ quốc này.
4- Là người Việt Nam phải làm sao cho xứng đáng là người Việt Nam.
Vì nền đạo đức nhân bản của ông cha chúng ta để lại, cho nên người dân Việt Nam dù sống ở nước ngoài hay ở trong nước đều chứng tỏ là một con người có đạo đức thì mới xứng đáng là người Việt Nam.
Là người Việt Nam chúng ta phải sống như thế nào cho xứng đáng là con Tiên cháu Rồng; phải sống như thế nào cho xứng đáng là con cháu Trưng Vương, Triệu Ẩu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung; cho xứng là cháu ngoan bác Hồ.
Sinh ra là một người dân Việt Nam chúng ta đừng làm xấu xa cho quê hương xứ sở này. Làm xấu xa cho quê hương xứ sở này là chúng ta có tội với những bậc anh hùng, anh thư của đất nước .
Là người dân Việt Nam chúng ta không nên rượu chè, cơ bạc, hút chích, xì ke ma túy, trộm cắp, cướp của, giết người. Đó là những hành động đầy tội lỗi với quê hương tổ quốc này.
Là người dân Việt Nam chúng ta không có quyền làm nhục đất nước này bằng cách bán trôn nuôi miệng, làm nghề mãi dâm, chúng ta sẽ có tội với hai bà Trưng Vương và Triệu Ẩu.
Ông Trần Văn Thình ở nước ngoài là người Việt Nam làm rạng rỡ cho non sông đất nước này là một người đáng cho chúng ta noi theo.
Hỡi những người con Việt Nam! Hãy luôn luôn ghi nhớ những lời dạy này, đừng bao giờ quên . Hãy giữ gìn đất nước này sạch đẹp, đừng ném rác bừa bãi, làm cho môi trường sống Việt Nam ô nhiễm.
3- “Tôi chào đời ngày 5-2- 1929 ở tỉnh An Giang, một vùng quê êm ả thanh bình. Cha tôi đặt tên cho tôi là Trần Văn Thìn, đơn giản bởi tôi cầm tinh con rồng. Thế nhưng lúc làm giấy khai sinh, người ta nói sao viết vậy theo kiểu phát âm miền Nam nên tên tôi bị ghi thành Trần Văn Thình. Vậy là tôi mang cái tên lạ vì sự nhầm lẫn đó”.
Câu này dạy ĐỨC KHÔNG QUÊN NƠI CHÔN NHAU CẮT RÖN.
Câu này dạy ĐỨC KHÔNG QUÊN NƠI CHÔN NHAU CẮT RÖN.
Người dân Việt Nam có tính đặc biệt, dù ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này họ cũng đều hướng về quê hương. Đó là tình yêu quê hương.
Mỗi người con Việt Nam đều mong muốn mình sẽ làm tốt, làm vẻ vang cho quê hương xứ sở mình, nhờ có đức hiếu sinh quê hương nên tinh thần hiếu học của những người con Việt Nam càng ngày càng cao, nhưng vì dân tộc chúng ta còn nghèo, nên con em của chúng ta không theo học đến nơi đến chốn. Thật tiếc thay!!
4- “Không biết từ bao giờ, trong gia đình tôi định ra một nguyên tắc: “Con không trở thành thương nhân mà phải trở thành công chức”. Câu này dạy QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH.
4- “Không biết từ bao giờ, trong gia đình tôi định ra một nguyên tắc: “Con không trở thành thương nhân mà phải trở thành công chức”. Câu này dạy QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH.
Trong gia đình có đạo đức ngày xưa người ta có quan niệm làm công chức là người phải có học thức sâu rộng và dễ dàng giữ gìn đạo đức hơn, còn làm nghề thương buôn thì ít học giữ gìn đạo đức rất khó.
Cho nên hầu hết những gia đình có học thức đều xuất thân từ Nho giáo. Nho giáo có một nền đạo đức TAM CANG: Quân thần cang, phụ tử cang, phu thê cang, NGŨ THưỜNG: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Hầu như các gia đình trí thức của Việt Nam ngày xưa đều xuất thân từ Nho học khoa bảng, ra làm quan, làm công chức v.v...nên quan niệm gia đình của ông Trần Văn Thình đều nằm trong những gia đình trí thức công chức.
5- “Thở thiếu thời, tôi không tỏ ra đặc biệt hay xuất chúng, cũng có đầy đủ thói hư tật xấu như những đứa trẻ khác”.
Cái đẹp nhất của con người ở đây là cái bình thường của một con người bình thường, không có gì khác thường. Câu hỏi trên đã xác định cho chúng ta thấy rất rõ ràng ông Trần Văn Thình là những đứa trẻ bình thường như bao đức trẻ bình thường Việt Nam không có gì xuất sắc.
Ở đây, điều làm cho chúng ta lưu ý là một con người bình thường mà lớn lên trở thành trưởng phái đoàn thường trực của liên minh Châu Âu bên cạnh các tổ chức quốc tế tại Geneva (Thụy Sĩ).
Câu chuyện của ông Thình làm cho chúng ta liên tưởng đến đức Phật ngày xưa khi ra đời cũng chỉ là một đứa bé bình thường, nhưng các vị tôn túc khéo tô vẽ, thêu dệt huyền thoại về đức Phật quá nhiều khiến cho đức Phật không còn là đức Phật con người thật, là một con người kỳ lạ nửa là người, nửa là con quái vật. Người ta khéo thêu dệt đức Phật có 32 tướng tốt tám mươi vẻ đẹp, nếu chúng ta suy ra đức Phật có hình dung cổ quái.
Trên xã hội loài người lại có một con người kỳ lạ bàn chân có màng da nối liền các ngón chân như chân vịt, lưỡi dài như lưỡi rắn, màu da vàng như đồ trang sức của phụ nữ, hai tay dài như tay vượn, càm như càm sư tử, miệng rộng như miệng rồng v.v ….Một đức Phật mà có hình dáng như thế này thì đây là con người ở sao hỏa tinh mà các nhà khoa học giàu tưởng tượng. Chúng ta đừng tin mà hãy dẹp tất cả những sắc tướng tô vẽ huyền thoại ảo tượng này qua một bên, thì chúng ta sẽ một con người thật của đức Phật. Đức Phật chỉ là một con người bình thường như bao con người khác trên hành tinh này vậy.
Kinh sách Đại thừa và kinh sách Nam Tông THERAVÀDA giàu tưởng tượng lừa đảo, dối gạt người. Họ nghĩ rằng đức Phật đã vào Niết Bàn cách đây 2550 thì đâu còn ai biết hình dạng đức Phật ra sao, cho nên mặc sức khéo tô vẽ một đức Phật kỳ quái, nhưng các Ngài không ngờ những hình ảnh đức Phật vẫn còn lưu lại trong không gian.
Cho nên người tu tập có tam minh đều thấy hình ảnh chân thật của đức Phật rõ ràng là một con người bình thường như bao con người khác trên hành tinh này vậy. Chứ không như trong kinh sách của tỳ khưu Hộ Pháp biên soạn: Nền Tảng Phật Giáo tập I TAM BẢO, Nền Tảng Phật Giáo tập II QUY Y TAM BẢO, Nền Tảng Phật Giáo tập III HÀNH GIỚI. Những sách này đều dựa theo kinh sách tưởng giải của các sư Nam Tông viết ra tiếng Pali rồi Ngài chuyển dịch Việt ngữ và sao lại, kinh này cũng giống như kinh sách Đại Thừa giàu tưởng tượng, chứ không giống tạng kinh Nguyên Thủy Pali do HT Minh Châu dịch. Đọc bộ sách TAM QUY của Trưởng lão Hộ Pháp, chúng tôi xác định Ngài chỉ là một học giả. Cho nên các vị tu hành chưa tu đến đâu thì nên dịch ra Việt ngữ như HT Minh Châu (Song ngữ), chứ đừng viết, đừng dựa vào kinh sách của những tu sĩ Miến Điện, Thái Lan, họ tu hành cũng chưa chứng quả A La Hán. Họ đã theo tưởng giải tu hành sai của mình mà viết sách dạy người tu thì lại càng sai hơn nữa.
Cho nên Phật giáo tuy Nam Tông Nguyên Thủy hiện giờ chưa có một nhà sư nào tu chứng quả A La Hán cả. Kinh sách do các sư Nam Tông viết ra nói về đức Phật là nói sai. Nói sai hình dáng Phật, nói sai lời dạy của Phật. Nói sai tức là phỉ báng Phật, quý vị có biết không? Ba tập sách chúng tôi vừa kể tên ở trên toàn là viết chuyện huyền thoại mơ hồ, không có bài kinh nào nói đúng sự thật. Kinh sách Phật ra đời là để dạy người thế gian trên hành tinh này, chứ đâu có dạy những người trong thế giới ảo tưởng. Tu hành chưa đến đâu mà viết kinh là làm sai lời Phật dạy là tội rất lớn: tội với Phật giáo, tội với những thế hệ mai sau. Xin các nhà học giả lưu ý.
Kinh Phật là nền đạo đức nhân bản – nhân quả của loài người xin quý vị đừng vì danh mà viết sai trở thành giết Phật giáo, làm cho nhân loại mất nền đạo đức thì rất tội nghiệp. Vì lợi ích cho loài người các nhà học giả Phật giáo dừng lại, đừng viết nữa, kinh sách của các Ngài viết nói chuyện trên mây, trên trời, nói không đúng sự thật. Đừng lấy sự học mà viết kinh sách, chỉ khi nào tu chứng rồi hãy viết.
Các Ngài có thấy chăng? Đừng tham danh mà viết sách, vì tham danh viết sách là nói sai lời Phật dạy, nói sai lời Phật là quý vị đã phỉ báng Phật giáo, kinh sách quý vị viết không dạy đạo đức giới luật mà dạy tu tập ức chế tâm quý vị có biết không? Kinh sách TAM QUY mà viết như Trưởng lão Hộ Pháp thì ngưòi ta đâu biết đường nào mà tu tập. Viết như vậy người sẽ hiểu ông Phật là con người ở thế giới siêu hình nào, chứ không phải ông Phật ở nước Ấn Độ. Các Ngài quên rằng: Các Ngài viết kinh sách như vậy là để cầu danh, toàn là lý thuyết suông, Hơn 1.000 trang giấy không tìm ra pháp để thực hành cụ thể chỉ nói chung chung trong khi Ngài giới thiệu tên sách NỀN TẢNG PHẬT GIÁO. Nền tảng Phật giáo mà không có pháp hành cụ thể thì nền tảng chỗ nào? Các Ngài có tu tập được những gì mà dám nói đến nền tảng của Phật giáo. Nếu các Ngài muốn biết GIỚI ĐỨC TAM QUY thì hãy tìm đọc nghiên cứu GIÁO ÁN RÈN NHÂN CÁCH GIỚI ĐỨC QUY Y PHẬT tập I, II, GIÁO ÁN RÈN NHÂN CÁCH GIỚI ĐỨC QUY Y PHÁP tập I, II, GIÁO ÁN RÈN NHÂN CÁCH GIỚI ĐỨC QUY Y PHÁP tập I, II thì sẽ rõ. Tu hành chưa đến đâu mà viết sách để lại cho đời sau là một bằng chứng cho người sau biết kinh sách của các Ngài không phải là của Phật thuyết, vì các Ngài không lừa dối ai được đâu. Tu chưa chứng mà thuyết giảng viết kinh sách là nói dối, các Ngài có biết không? Quý vị muốn thuyết giảng và viết kinh sách thì ít ra quý vị cũng phải tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết, chấm dứt luân hồi. chứng quả A La Hán, thân tâm vô lậu hoàn toàn.
Nếu khoa học tiến bộ xa hơn một chút nữa thì con người có những máy chụp ảnh rất tinh vi hơn chụp lại được những hình ảnh do từ trường còn lưu lại trong không gian thì chừng đó kinh sách của các Ngài sẽ mất giá trị, cũng giống như Thánh kinh nói quả đất vuông nhưng hiện giờ sự thật quả đất tròn thì còn ai tin vào thánh kinh nữa không? Còn kinh sách Đại Thừa và kinh Nam Tông Theravàda nói cảnh giới huyền thoại của quá khứ, Bằng chứng khoa học lịch sử không có chứng nghiệm những lời các Ngài nói trong kinh, tức là các Ngài nói dối. Các Ngài tu chưa chứng, chỉ có học thức rồi dựa dẩm từ người trước kế người sau mà viết truyền nối nhau, làm sai lệch ý nghĩa của Phật giáo, khiến cho người đời mất lối, nên các Ngài nói sao cứ tin vậy. Tin một cách sai lầm và mù quáng. Thật là tội nghiệp, tốn công tốn sức phí cả một đời để rồi được những gì.
Tội ấy về ai? Các Ngài có biết không? Đức Phật cũng chỉ là một con người bình thường, sinh ra cũng từ cha mẹ, lớn lên cũng nhờ sự bồng ẩm chăm sóc cho bú, cho ăn của mọi người. Khi trưởng thành cũng có vợ, có con như một người bình thường chứ đâu có gì đặc biệt. Sáu năm khổ hạnh tu tập dỡ chết dỡ sống mới chứng đạo, chứ đâu phải chứng đạo có sẵn hay từ trên trời rơi xuống. Chứng đạo đều do công sức của đức Phật tu tập chứ không phải có sẵn như các Ngài đã viết trong kinh.
Ông Trần Văn Thình chỉ là một đứa trẻ bình thường như bao nhiêu đứa trẻ Việt Nam khác, nhưng làm nên sự nghiệp vẻ vang ở nước ngoài bằng sức lực của mình, nhưng ông là người Việt Nam nên việc làm của ông là làm danh dự cho đất nước Việt Nam.
Chúng ta là người Việt Nam không làm xấu xa một điều gì, cũng là giữ gìn danh dự cho đất nước. Phải không quý vị?
6- “Nhưng một sự cố đã biến đổi tôi hoàn toàn. Đó là năm tôi được 8 tuổi. tôi về quê nội ở Sa Đéc nghỉ hè. Ông nội tôi có tới ba bà vợ, trong đó bà nội tôi là người trẻ nhất, bà thứ hai làm nghề bán thuốc bắc. Bà có tiền và là người rất nghiêm khắc. Nhà ông bà nội nhìn ra bờ sông mênh mông, thuyền bè đổ giăng kín. Tối tối người ta vẫn thường tổ chức đánh bạc trên các con thuyền ấy”.
Theo qui luật nhân quả kiếp trước tạo ra nghiệp gì thì kiếp này nhân quả nghiệp báo sẽ tương ưng sinh vào môi trường nhân quả đó. Cho nên môi trường nhân quả thiện hay ác đều do nhân quả kiếp trước của mình tạo ra. Nói cho dễ hiểu hơn đời trước mình sống như thế nào thì đời nay mình sẽ gặp lại. Thí dụ: đời trước làm thương buôn thì đời nay sinh vào nhà thương buôn; đời trước thích cờ bạc thì đời nay sinh ra ở gần nơi cờ bạc; đời trước mình là tướng cướp thì đời nay sinh vào nơi có trộm cướp.
Ông Thình cũng vậy đời trước ông cũng là tay cờ bạc nên đời này sinh ra nơi có cờ bạc, nhờ đó nghiệp đời trước mới đủ duyên sống lại. Ví dụ: Đời trước tu hành theo Phật giáo thì đời nay sinh ra ở gần chùa và duyên đưa đẩy mình được đi tu sớm hơn; đời trước theo đạo Thiên Chúa thì đời nay sinh ra ở gần nhà Thờ và duyên đưa đẩy được đi học trong trường Nhà dòng và trở thành linh mục.
Qui luật nhân quả ai gieo nhân nào thì gặt quả nấy, nhưng có một số người không tin nhân quả nên tự đặt ra câu chuyện phi nhân quả như sau:
Có một chú gà rừng vừa thấy bóng người là chú đã trốn mất, nhưng khi chú trở lại chỗ cũ thì thấy có nhiều hạt ngô ném bỏ nơi đó và chú ăn thỏa thích. Lần thứ hai cũng vậy cứ mỗi lần chú thấy bóng người là chú ẩn trú chỗ khác, khi trở về là chú thấy hạt ngô ném đầy và chú lại ăn no nê. Chú mới tư duy NHÂN có người thì lại có QUẢ là hạt ngô. Nghĩ như vậy nên đến lần thứ 100 là chú gà không trốn chạy, nên chú đã bị người ấy bắt. Sự suy luận nhân quả của chú gà là sai cho nên chú bị bắt là phải. Hạt bắp là kết quả của cây bắp, cây bắp là NHÂN và hạt bắp là QUẢ. Cây bắp cho quả bắp, chứ con người làm sao cho quả bắp được, do đó con người cho quả bắp thì đây là gian kế mà gian kế là NHÂN thì QUẢ là gà sẽ bị bắt do đó chú gà suy luật đúng nhân quả thì chú gà sẽ không bị bắt, đó là chú đã chuyển nhân quả. Theo luật nhân quả, nếu nhân ác thì quả sẽ khổ đau.
Tối tối người ta vẫn thường tổ chức đánh bạc trên các con thuyền ấy, đây là nền tảng nhân quả của kiếp trước của ông Thình để tạo cho ông rơi vào nghiệp cũ của tiền kiếp trước, nhưng nhờ duyên kiếp trước có làm điều tốt giúp đỡ cho người khác cai nghiện nên nay mới được gặp bà nội Hai là một người tốt giúp ông ra khỏi ác pháp, chuyển đổi nhân quả, biến ông trở thành người tốt.
7- “Có lần tôi đi theo mấy người lớn để đi xem đánh bạc. Tôi thấy mình cũng có khiếu đỏ đen vì thường đánh trúng. Ngặt một nổi tôi không có tiền. Tôi để ý bà hai có một hòm không bao giờ khóa, bên trong có rất nhiều túi vải đựng tiền. Một hôm nhân lúc vắng người, tôi lẻn vào phòng lấy một túi”.
Câu này dạy NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO THIẾU ĐẠO ĐỨC LY THAM HIẾU SINH.
Câu này dạy NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO THIẾU ĐẠO ĐỨC LY THAM HIẾU SINH.
Môi trường đỏ đen biến tuổi trẻ con như ông Thình đã trở thành đứa bé ăn cắp tiền. Từ một đứa bé tốt trong sạch sẽ trở thành những đứa bé xấu, là do môi trường và hoàn cảnh xã hội xấu xa vô đạo đức. Ngày xưa vì giáo dục cho con nên bà Mạnh Mẩu nhiều lần thay chỗ ở, vì chỗ có người cờ bạc thì con cái mình sẽ cờ bạc; ở chỗ có trộm cắp cướp của thì con cái mình sẽ trở thành những tên ăn cắp cướp của giết người; ở chỗ có người rượu chè say xỉn thì con cái mình sẽ say xỉn mất hết giá trị con người; ở chỗ hút chích, xì ke, ma túy thì con cái mình sẽ trở thành những người nghiện ngập xì ke, ma túy; ở chỗ có gái mãi dâm buôn hương bán phấn thì con cái mình sẽ ảnh hưởng làm gái mãi đâm v.v... Cho nên có con cái phải chọn chỗ ở có đạo đức, có người tốt thì con cái mới trở thành người tốt. Muốn giáo dục cho con cái của mình trở thành người tốt thì phải xem xét nơi chỗ mình ở, những người sống chung quanh có đạo đức hay không? Nếu là trộm cắp cướp giựt toàn là du đảng du côn lưu manh, đá cá lăn dưa thì dọn nhà đi chỗ khác ở.
Đạo đức xã hội đang xuống cấp thì ở nơi đâu cũng có những người xấu, những người ác, mà muốn giáo dục trẻ em tốt thì cần phải gần gũi chăm nom kỹ lưỡng hơn, đừng bỏ mặc giao phó cho nhà trường hoặc dễ dãi thả lỏng để các em đi chơi tự do như thế nào cũng được. Đó là một tai hại rất lớn.
Tệ nạn xã hội đang xảy ra khắp nơi thì con cái, trẻ em cần phải được chăm sóc kỹ càng hơn, được giáo dục đạo đức để giúp cho các em biết đâu là có đạo đức, đâu là vô đạo đức, nếu bỏ mặc các em thì xã hội lại còn có thêm nhiều người xấu ác nữa. Như ông Thình không nhờ bà Hai giáo dục thì cuộc đời ông sẽ ra sao? Có được như ngày hôm nay không? Ở ngay môi trường đỏ đen bài bạc thì một em bé làm sao có đủ trí tuệ phán xét đâu đúng đâu sai, vì thế dễ bị sa ngã vào những trò ăn chơi trụy lạc, trộm cắp cướp giựt, giết người.
Trong giai đoạn xã hội đạo đức đang xuống cấp, tệ nạn xã hội xảy ra khắp nơi thì gia đình là nơi có trách nhiệm bổn phận bảo bọc và dạy dỗ, đào luyện các em trở thành người tốt, người có đạo đức.
Xã hội xấu các em dễ bị sa ngã và đắm nhiễm thói hư tật xấu và như thế tệ nạn xã hội càng tăng các em sẽ trở thành những gánh nặng cho xã hội. Cho nên xã hội xấu có nhiều tệ nạn thì con cái trẻ em chỉ còn trông cậy vào gia đình uốn nắn dạy dỗ các em, dựng lại nền đạo đức nhân bản - nhân quả, giúp các em trở thành những người tốt, gia đình tốt và xã hội tốt.
8- “Làm một lần không ai phát hiện trong khi đánh bạc bị thua, tôi lấy tiếp lần hai. Rồi cứ thế tiếp diễn lần thứ ba, lần thứ tư. Đến lần thứ năm tôi bị bà Hai phát hiện.
Câu này dạy NGHIỆP LỰC NHÂN QUẢ THIẾU ĐỨC LY THAM THÂN HÀNH.
Câu này dạy NGHIỆP LỰC NHÂN QUẢ THIẾU ĐỨC LY THAM THÂN HÀNH.
Khi chúng ta huân tập nhiều lần thành nghiệp lực, khi đã thành nghiệp lực thì rất khó bỏ, giống như người nghiện rượu, thuốc lá, thuốc lào, cà phê, thuốc phiện, xì ke, ma túy v.v... Tục ngữ có câu: “Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt” Người ta bảo: “Đi đêm có ngày gặp ma”. Ăn cắp tiền đến lần thứ năm thì ông Thình bị bà Hai phát hiện và bắt tại trận .
Nhân ăn cắp, ăn trộm thì quả phải bị bắt, bị phạt, bị tù đày không thể nào tránh khỏi. Ông Thình cũng nằm trong định luật chung của nhân quả, vì thế không thể nào tránh khỏi, nhưng cái may mắn là ông Thình gặp bà Hai là người biết thương con cháu, biết dạy con cháu. Nhất là bà Hai xem thường tiền bạc nên quyết tâm dạy cháu mình nên người tốt, nếu gặp người xem tiền bạc như bánh xe khi bắt được người ăn cắp họ sẽ làm ra lớn việc, mắng nhiếc, mạt sát trước mặt mọi người. Ngược lại bà Hai là người tốt rất thương cháu nên âm thầm tìm cách dạy cháu trở thành người tốt.
9- “Bà Hai hỏi tôi ba bốn lần: “Bà nên xử sự thế nào đây?”. Tôi đáp: “Bà đánh cháu mấy roi cũng được phạt sao cháu cũng chịu. Chỉ xin bà đừng mách ông nội”. Trong nhà tôi sợ ông nội hơn cả, vì lúc nào ông cũng nghiêm khắc với con cháu.
Câu này dạy ĐỨC THÀNH THẬT LY THAM HIẾU SINH KHẨU HÀNH.
Câu này dạy ĐỨC THÀNH THẬT LY THAM HIẾU SINH KHẨU HÀNH.
Bà Hai khi bắt Thình ăn cắp tiền thì tìm cách âm thầm dạy cháu làm sao cho nó bỏ tật xấu ăn cắp. Nên bà hỏi Thình ba bốn lần với tâm trạng thương yêu cháu và rất thành thật hỏi cháu: “Bà nên xử sự thế nào đây?”. Bỏ qua thì cháu sẽ hư, còn dạy thì dạy bằng cách nào đây? Khi được hỏi vậy thì Thình cũng rất thành thật trả lời: “Bà đánh cháu mấy roi cũng được, phạt sao cháu cũng chịu. Chỉ xin bà đừng mách ông nội”. Câu trả lời của Thình quá thành thật khiến bà còn thương cháu nhiều hơn nữa.
Ở đời chỉ có thành thật, sự thành thật mới khiến cho người ta trở nên người tốt.
Bà Hai thành thật thương yêu cháu và cậu bé Thình cũng thành thật nói rõ những tâm trạng của mình.
Chính nhờ đức thành thật của hai người mà cậu bé Thình đã trở thành người tốt, người hữu dụng của xã hội, làm vẻ vang cho đất nước Việt Nam.
10- “Bà nói: “Bà sẽ cho cháu một cơ hội. Trong khi cháu suy nghĩ, Bà sẽ chưa nói gì với ông. Nhưng cháu phải nghĩ ra một cách để sửa chữa lỗi lầm”.
Câu này dạy ĐỨC TỰ GIÁC LY THAM HIẾU SINH KHẨU HÀNH.
Câu này dạy ĐỨC TỰ GIÁC LY THAM HIẾU SINH KHẨU HÀNH.
Người biết lỗi là phải tự giác sửa những sự sai lầm của mình. Đó là mục đích giáo dục từ một người xấu trở thành người tốt. Cho nên bà Hai dùng lối giáo dục này nên chỉ một lời dạy như dưới đây cũng đủ làm cho Thình thức tĩnh mà sửa chữa lỗi lầm: “Bà sẽ cho cháu một cơ hội. Trong khi cháu suy nghĩ, Bà sẽ chưa nói gì với ông. Nhưng cháu phải nghĩ ra một cách để sửa chữa lỗi lầm”. Lời dạy rất hay vừa nghiêm nghị vừa thương yêu với tình thương chân thật, khiến cho Thình không bao giờ quên lời dạy này.
Bao nhiêu năm tháng trôi qua nhưng lời dạy này còn như mới xảy ra ngày hôm nay vậy.
Lời dạy này đã khiến cho đứa cháu trở nên người tốt. Đúng là chỉ có sự tự giác thì người ta mới khắc phục được nghiệp lực, tức là mới khắc phục được những thói hư tật xấu. Mỗi con người sinh ra đều mang theo nghiệp lực tham, sân, si, mạn, nghi, nếu chúng ta không biết cách khắc phục nghiệp lực thì sẽ bị nó lôi đi vào con đường tội ác và như vậy phải thọ lấy những sự khổ đau vô cùng vô tận.
Đạo Phật ra đời khuyến khích mọi người phải tự nguyện, tự giác sống thiện làm thiện, vì lợi ích cho mình cho người, chứ không phải vì lợi ích cho Phật giáo. Có sống thiện mới chuyển được nghiệp khổ vì thế mới có cuộc sống bình an.
Người tự giác đến với đạo Phật thì phải tự nguyện khép chặt mình trong khuôn khổ giới luật đức hạnh, nhờ đó từng bước triển khai để mở mang tri kiến giải thoát. Có tri kiến giải thoát từ đó mới ngăn và diệt các ác pháp; từ đó mới đủ sức tự giác xả tâm tham, sân, si, mạn, nghi của mình.
Ở đây bà Hai cũng dùng cách hướng dẫn tự giác bỏ thói hư tật xấu bằng một lòng yêu thương người cháu chân thật. Bà đã thành công và đứa cháu cũng trở thành người tốt, người hữu dụng cho bản thân, gia đình và xã hội.
11- “Hôm sau tôi còn nhớ là một buổi chiều khi hoàng hôn buông xuống bên sông, các nhà đã thắp đèn dầu, bà Hai gọi tôi ra nói chuyện. Tôi thưa với bà: “Cháu xin hứa từ nay trở đi cháu không bao giờ ăn cắp nữa”.
Câu này dạy ĐỨC DANH DỰ LY THAM THÂN HÀNH.
Một lời hứa là một danh dự, ngưòi biết tự trọng là người không dám hứa đại, Thình là một đứa bé biết trọng danh dự nên khi bà Hai gọi ra nói chuyện thì Thình đã nói thẳng: “Cháu xin hứa từ nay trở đi cháu không bao giờ ăn cắp nữa”.
Mỗi con người đều có danh dự, cho nên chúng ta đừng vì một lý do gì mà chà đạp lên danh dự của người khác, phỉ báng danh dự của người khác là làm nhục người khác, làm nhục người khác là nói xấu người khác. Ở trên đời thường người ta hay nói xấu lẫn nhau, người kia nói xấu người này, người này nói xấu người kia, đó là họ đã chà đạp lên danh dự của nhau.
Người xưa nói: “Một lời nói là một đội máu”. Cậu bé Thình đã giữ lời hứa và làm đúng như lời đã hứa, thật đáng khen.
Trên đời làm người ai mà không có lỗi, nhưng có lỗi thì phải sửa, phải khắc phục, phải từ bỏ những thói hư tật xấu đó, nhờ sửa chữa khắc phục thì mới trở thành người tốt, người không làm khổ mình khổ người và khổ tất cả chúng sinh.
Bởi vậy rất cần thiết cho những lớp học đạo đức ra đời, vì lợi ích chung cho con người; vì sự an vui hạnh phúc của loài người . Có người bảo rằng: “Thời nay đạo đức không bằng tô phở”. Đúng vậy lời nói của người ấy rất đúng trong thời điểm này. Thời điểm là thời điểm đạo đức xuống cấp nên người ta giết loài vật bằng những nhà máy đồ sộ thiết bị máy móc bằng điện tử để giết chúng sinh hàng loạt, để làm thực phẩm cung cấp sự sống cho con người bằng ác pháp, nên loài người không tránh khỏi những tai họa khủng khiếp.
Một ngày họ giết không biết bao nhiêu chúng sinh kể sao cho siết, hàng vạn triệu trâu, bò, heo, dê, gà, vịt, cá, tôm v.v... chết trùng trùng lớp lớp. Máu của chúng sinh chảy như sông, xương chúng sinh chất cao như núi.
Kính thưa quý vị! Lời nói đạo đức không bằng tô phở chỉ đúng với thời điểm con người chưa có học đạo đức NGŨ GIỚI, tức là chưa học ĐỨC HIẾU SINH, ĐỨC LY THAM, ĐỨC CHUNG THỦY, ĐỨC THÀNH THẬT và ĐỨC MINH MẪN. Do không học đạo đức nên con người không biết thương sự sống, mới có sự giết hại và ăn thịt chúng sinh như vậy.
Con người là con vật hoàn hảo hơn tất cả các loài vật khác, nhất là bộ óc. Bộ óc là một bộ máy rất tinh vi và tiếp nhận rất tài tình nó còn có một tình cảm yêu thương của con người rất đặc biệt. Vì thế hôm nay tô phở là sự sống của con người, nhưng sự sống toàn là sự khổ đau, sự sống trên sự rên la thảm khốc của tất cả chúng sinh, sự sống chưa toàn hảo, nên trong đó con người phải chịu nhiều đau khổ hơn bất cứ loài vật nào hết.
Nhưng ngày mai đạo đức là món ăn của loài người, cho nên đời sống của họ là cả sự bình an, yên vui và hạnh phúc, vì thế tô phở của ngày hôm nay không giống như tô phở của ngày mai. Tô phở của ngày mai là tô phở đạo đức, là “TÔ PHỞ CỦA TÌNH THưƠNG YÊU”. “TÔ PHỞ CỦA ĐỨC HIẾU SINH, CỦA ĐỨC LY THAM, CỦA ĐỨC CHUNG THỦY, CỦA ĐỨC THÀNH THẬT VÀ CỦA ĐỨC MINH MẪN”. Vả lại con người sinh ra với một bộ óc mang đầy đủ trí tuệ để đón nhận mọi sự hiểu biết, vì thế con người rất tiến bộ về mọi mặt như quý vị đều biết: Hiện tại khoa học kỹ nghệ điện tử rất tinh vi tiến bộ một cách quá xa mà người ta không thể nào ngờ được.
Cho nên nền đạo đức nhân bản - nhân quả ra đời con người sẽ đón tiếp nồng nhiệt như chúng ta hiện giờ đón tiếp những máy móc điện tử.
Chúng tôi tin chắc rằng với bộ óc của con người không bao giờ họ chấp nhận sống trong đau khổ như hiện giờ, họ sẽ thay đổi sự tư duy và thay đổi lối sống khi họ biết có một lối sống không đau khổ.
Cậu bé Thình cũng vậy tuy tuổi còn bé thơ nhưng cậu cũng biết ăn cắp là một việc làm không phải, là một việc làm xấu xa, ai bắt được cũng khinh chê, cũng ghét bỏ, nói chung là mọi người ai cũng không chấp nhận ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp, họ xem như những hành động đó là những hành động xấu xa nhất cần phải được loại trừ ra khỏi xã hội loài người.
12- “Bà Hai ngồi lặng thinh, không nói gì lâu lắm. Sau cùng bà bắt tôi phải kể hết bà nghe tất cả những lần tôi đã từng ăn cắp vặt. Tôi thành thật kể tội từng trộm tiền của cha, thậm chí trộm cả tiền trong túi áo của khách khi họ đến nhà tôi chơi. Tôi cũng kể trong sưu tập tem của cha tôi có hai con tem Hungary rất đẹp. một hôm tôi bóc trộm để đổi lấy mấy cái nắp chai chơi đánh đáo với bọn trẻ. Cha tôi phát hiện triệu tập cả nhà vào đúng 18 giờ để chứng kiến hình phạt. Trước mặt bà nội, em trai và em gái tôi, cha tôi bắt tôi tuột quần, đánh đúng 10 roi vào mông. Bà nội tôi khóc hu hu vì thương tôi nhưng cha tôi không chịu ngừng tay. Thế nhưng tôi không khóc. Tôi cảm thấy ê mặt vì bị đòn giữa chốn đông người” .
Câu này dạy ĐỨC PHÁT LỒ SÁM HỐI LY THAM KHẨU HÀNH.
Câu này dạy ĐỨC PHÁT LỒ SÁM HỐI LY THAM KHẨU HÀNH.
Đức phát lồ sám hối là một đức hạnh buông xả rất tuyệt vời. Một người làm nên tội gì mà đứng trước mọi người thuật lại những lỗi lầm của mình với lòng chân thật và hứa sẽ khắc phục không làm những lỗi lầm đó nữa thì người này sẽ trở thành người tốt, người không phạm lỗi .
Bà Hai biết áp dụng đức phát lồ sám hối vào cậu bé Thình thật là tuyệt vời. Cậu bé Thình rất thành thật kể lại cho bà nghe tất cả những lỗi lầm của mình không bỏ sót một lỗi lầm nào hết. Những người gian xảo thường che giấu những lỗi lầm, họ không đủ can đảm nói hết tội lỗi của mình, vì nói ra rất xấu hổ, cho nên người ta thường làm những điều xấu xa thì không bao giờ dám nói ra sự thật.
Đức Phật biết rõ tâm lý này nên khuyên đệ tử của mình khi có làm lỗi lầm gì thì nên phát lồ nói hết ra và cuối cùng xin sám hối trước mọi người thì tội lỗi sẽ tiêu tan như nước.
Trong lớp học đạo đức NGŨ GIỚI mỗi nửa tháng nên có một ngày thỉnh nguyện phát lồ sám hối, còn ngoài đời trong những tập thể làm việc với nhau mỗi tháng đều có một ngày gọi là ngày tự kiểm thảo.
Ngày thỉnh nguyện phát lồ sám hối là một ngày được học hỏi nhiều điều hay nhất, nếu người phạm lỗi quỳ trước mọi người phát lồ tức là nói rõ những điều là sai quấy của mình rồi xin mọi chứng minh để từ đây mình không tái phạm những lỗi lầm đó nữa. Khi nói xong vị thầy chủ lễ có những lời khuyên răn dặn bảo về giới luật và đức hạnh. Còn những người nào không thấy lỗi của mình thì xin mọi người thấy mình có làm lỗi gì thì vui lòng chỉ lỗi cho mình để mình sửa những sai lầm, và cuối cùng xin thành thật cảm ơn người chỉ lỗi cho mình. Cho nên buổi lễ phát lồ là buổi lễ rất trân trọng, nó là một buổi lễ gọt rửa tâm hồn của mọi người để cho thân tâm thanh tịnh và trong sạch.
Trong buổi lễ phát lồ sám hối phải thỉnh một vị thầy giới luật đức hạnh nghiêm túc, không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào, tâm thường thanh tịnh, ra làm chủ lễ.
Người chủ lễ ngồi giữa và tất cả tu sinh đều ngồi hai hàng hai bên ở giữa chừa một khoảng rộng chừng 2m để người thỉnh nguyện quỳ trước Thầy và trước chúng phát lồ xin sám hối ăn năn chừa bỏ những lỗi lầm, những sự là sai trái trong giới luật đức hạnh.
Để buổi lễ thêm phần long trọng tất cả tu sinh đều phải có mặt đầy đủ, khi phân ban lập đàn xong theo bảng đồ dưới đây:
CHỦ LỄ
CHÚNG CHÚNG
Người chủ lễ và tất cả chúng đều đứng dậy chấp tay trước ngực, mặt hướng về tượng Phật, đồng niệm hồng danh Phật ba lần:
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT (ba lần).
Sau khi niệm Phật xong, chủ lễ và tất cả tu sinh đều trở về vị trí cũ an toạ. Nghĩa là người chủ lễ ngồi quay mặt xuống tu sinh, còn tu sinh thì quay mặt đối diện với nhau. Người chủ lễ dõng dạc tuyên bố khai mạc buổi lễ thỉnh nguyện như sau:
“Kính thưa các bậc tôn túc!
Kính thưa quý tu sinh có mặt trong buổi lễ hôm nay!
Kính thưa quý vị! Buổi lễ hôm này là buổi lễ THỈNH NGUYỆN để mọi người tự giác kiểm thảo lại mình trong nửa tháng qua đã sống trong giới luật đức hạnh của Phật, có những điều vi phạm mà mình không hề hay biết hoặc có những điều vi phạm mà mình đã biết những lầm lỗi, nhưng chưa có dịp phát lồ trước đại chúng để cầu xin đại chúng chứng minh cho mình để xin sám hối những lỗi lầm ấy và sau này không còn tái phạm những lỗi lầm đó nữa.
Kính thưa quý vị! Nhờ có sự thành tâm phát lồ sám hối nói rõ những điều mình vi phạm giới luật đức hạnh, để cầu xin công đức của toàn chúng như hải, thùy từ lân mẫn (đem lòng thương) ban bố và tha thứ để cho những lỗi lầm tiêu trừ và từ đây sẽ không tái phạm những lỗi lầm giới luật đức hạnh nữa.
Hôm nay Thầy tuyên bố khai mạc buổi lễ THỈNH NGUYỆN. Xin các tu sinh thành tâm phát lồ thỉnh nguyện xin sám hối một cách chân thành để tiêu trừ những tội ác và để thân tâm thanh tịnh, ngõ hầu tiến đến con đường giải thoát bình an và vô sự.
Kính thưa quý tu sinh! Tuy Thầy là người đứng lớp dạy nhưng cũng còn trên bước đường tu học theo giới luật đức hạnh, cho nên không làm sao tránh khỏi những điều còn sơ sót trong giới luật của Phật mà Thầy chưa thấy. Vậy xin quý tu sinh ai thấy những lỗi lầm của Thầy xin chỉ bảo để Thầy kịp thời sửa sai , để ngày ngày Thầy xứng đáng làm gương sáng cho mọi tu sinh và để trở thành người có đức hạnh và giới luật nghiêm túc thì Thầy xin chân thành cảm ơn quý tu sinh”.
Khi Thầy chủ lễ xin phát lồ xong thì lần lượt mỗi tu sinh theo thứ tự xin phát lồ từ người này đến người khác cho đến người cuối cùng.
Buổi lễ phát lồ xin sám hối chúng ta căn cứ vào ba đức, ba hạnh, Lục hòa và Thập Giới Sa Di .
Ba đức như:
1- Đức nhẫn nhục
2- Đức Tùy Thuận
3- Đức Bằng lòng.
Ba hạnh như:
1- Hạnh ăn.
2- Hạnh ngủ.
3- Hạnh độc cư.
Lục hòa gồm có:
1- Thân hòa đồng trụ
2- Khẩu hòa vô tranh
3- Ý hòa đồng duyệt
4- Kiến hòa đồng giải
5- Giới hòa đồng tu
6- Lợi hòa đồng quân
Thập giới Sa Di gồm có:
1- Không sát sinh.
2- Không tham lam trộm cắp, từ bỏ lấy của không cho
3- Không dâm dục
4- Không vọng ngữ (nói dối)
5- Không nghiện ngậm các thứ như: uống rượu, hút thuốc lào, thuốc lá, cà phê, thuốc phiện, hút chích, xì ke, ma túy.
6- Không trang điểm, xoa dầu thơm, đeo vòng vàng
7- Không nằm giường cao rộng lớn.
8- Không nghe ca hát múa hoặc tự ca hát múa.
9- Không ăn uống phi thời (ăn ngày một bữa vào lúc 10 – 12 giờ).
10 - Không cất giữ tiền bạc
Sau khi thỉnh nguyện xong Thầy chủ lễ có lời nhắc nhở khuyên răn tất cả tu sinh:
“Hỡi các tu sinh! Chúng ta là đệ tử của Phật phải luôn luôn nhớ lời Người dạy:
“KHI PHẬT VÀO NIẾT BÀN THÌ CÁC THẦY TỲ KHEO HÃY LẤY GIỚI LUẬT VÀ GIÁO PHÁP TỨ NIỆM XỨ MÀ LÀM THẦY, LÀM CHỖ NƠI TỰA VỮNG CHẮC CHO CON ĐưỜNG TU TẬP CỦA MÌNH, ĐỪNG LẤY BẤT CỨ GIÁO PHÁP NÀO VÌ ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ CỦA PHẬT GIÁO” hoặc câu: “GIỚI LUẬT CÕN LÀ PHẬT GIÁO CÕN, GIỚI LUẬT MẤT LÀ PHẬT GIÁO MẤT”. Vậy hôm nay buổi thỉnh nguyện là chúng ta mỗi người đều thực hiện lời dạy của Ngài để xứng đáng làm đệ tử của Người. Đến đây Thầy xin tuyên bố bế mạc buổi lễ thỉnh nguyện hôm nay chấm dứt.
Bà Hai đã biết áp dụng theo lễ thỉnh nguyện, nên cậu bé Thình đã trở thành người tốt thật tuyệt vời. Đấy cũng là phước báu của bé Thình, nếu không thì giờ này bé Thình có được như ngày hôm nay không? Chắc hắn là không, phải không quý tu sinh? Mọi việc đều do nhân quả sắp xếp, nếu chúng ta cứ làm ác thì nghiệp khổ sẽ tăng lên, và nếu chúng ta cứ làm thiện thì chuyển quả khổ thành quả an vui hạnh phúc với cuộc sống chung của mọi người. Đó là qui luật chung sống của muôn loài vạn vật trên hành tinh này vậy.
13- “Sau buổi tối hôm đó, bà Hai gặp lại tôi, yêu cầu tôi nhắc lại lời hứa. bà nghe rồi nói: “Cháu có chắc đây sẽ là lần cuối cùng không. Cháu đi ăn trộm mới phải nói dối, còn không làm gì sai thì không bao giờ phải nói dối. Làm điều xấu lúc nào cũng phải nghĩ cách đối phó, không bao giờ sống vui được”.
Câu này dạy ĐỨC TÁC Ý THÀNH THẬT LY THAM KHẨU HÀNH.
Câu này dạy ĐỨC TÁC Ý THÀNH THẬT LY THAM KHẨU HÀNH.
Bà Hai là một phụ nữ rất tuyệt vời, vô tình bà dạy phương pháp thỉnh nguyện và tác ý đúng theo chương trình giáo dục đào tạo đạo đức của Phật Thích Ca Mâu Ni khiến cho cậu bé Thình đã tiêu trừ được những lỗi lầm sai trái trở thành một người có giá trị sau này.
Bà dùng lời thẳng dạy cháu: “Cháu đi ăn trộm mới phải nói dối, còn không làm gì sai thì không bao giờ phải nói dối. Làm điều xấu lúc nào cũng phải nghĩ cách đối phó, không bao giờ sống vui được”. Đó là những lời dạy khuyên rất thấm thía tình yêu thương. Bởi vì người tham lam trộm cắp bao giờ cũng dối trá gian xảo, không thành thật, cho nên bỏ tính tham lam trộm cắp là trở thành con người thành thật.
Vì hiểu biết như vậy nên một người sống với đức hiếu sinh thì trong đức hiếu sinh nó mang theo đức ly tham mà nếu sống có đức ly tham thì đức chung thủy phải có vì đã ly tham thì tâm tham sắc dục họ cũng lìa xa. Khi tâm tham đã xa lìa thì đức thành thật phải có theo, có tâm tham thì mới có nói vọng ngữ, còn tâm tham không có thì đâu còn nói dối, đâu còn tham ăn, tham uống vì thế họ cũng không rượu chè say xỉn hút chích, xì ke, ma túy, thuốc phiện, thuốc lào, thuốc lá. Như vậy rõ ràng một người chỉ cần giữ gìn một giới cho nghiêm chỉnh thì bốn giới kia đều nghiêm chỉnh.
Một giới mà nghiêm chỉnh thì bốn giới đều nghiêm chỉnh, còn một giới không nghiêm chỉnh thì bốn giới đều vi phạm. Ở đây bà Hai biết rõ điều này nên bà nhiều lần kêu cháu Thình chỉ dạy rõ ràng: Có tham lam thì mới nói dối, có làm sai mới tìm cách che đậy đối phó, còn không làm sai, không nói dối thì không có những thói quen tật xấu này. Phải không quý tu sinh?
14- Điều thứ hai cháu phải nhớ câu: “Cờ gian bạc lận”. Họ giả vờ cho cháu thắng mấy lần đầu đấy, còn khi cháu mang tiền ra đánh rồi, cháu có thấy là mình toàn bị thua không?”.
Câu này dạy ĐỨC TĨNH GIÁC LY THAM KHẨU HÀNH.
Câu này dạy ĐỨC TĨNH GIÁC LY THAM KHẨU HÀNH.
Đọc đoạn này chúng tôi nghĩ rằng bà Hai là người đã chịu ảnh hưởng đạo đức nhân bản của Phật giáo rất đúng, nên mới dạy cháu được như vậy.
Vì thế lời dạy thứ nhất của bà Hai là khuyên cháu Thình phát lồ thỉnh nguyện sám hối ăn năn chừa bỏ, lìa xa những thói quen tật xấu.
Lời dạy thứ hai là dạy nguyên nhân sinh ra gian xảo vọng ngữ do tâm tham lam.
Lời dạy thứ ba là chỉ những người cờ bạc gian lận, xảo trá vô cùng không dễ gì ăn của họ được.
Lời dạy thư tư là phương pháp như lý tác ý, bắt cháu Thình lập đi lập lại nhiều lần, nhờ thế tự nhiên cháu Thình thấm nhuần nên sau trở thành người rất tốt và cũng là một điều làm cho Thình nhớ mãi suốt cuộc đời của mình.
Khi vạch rõ cho cháu Thình biết những điều sai trái tốt xấu trong xã hội loài người để chuẩn bị sự hiểu biết khi tiếp cận với cuộc đời.
Tất cả những điều khuyên dạy của bà Hai xuất phát từ lòng yêu thương con cháu chân thật, bà cố gắng dạy bảo để con cháu mình trở thành người tốt người lợi ích cho xã hội sau này.
15- “Cứ như thế ba ngày liền, chiều nào bà Hai cũng gọi tôi ra, bắt lập đi lập lại lời hứa không bao giờ ăn trộm nữa. Ngày cuối cùng, bà hỏi: “Sau những lần cháu hứa như vậy, từ giờ trở đi bà có thể tin cháu được chưa?”. Tôi trả lời: “Cháu xin hứa không bao giờ làm chuyện dại dột như thế nữa”.
Câu này dạy ĐỨC NHƯ LÝ TÁC Ý LY THAM KHẨU HÀNH.
Câu này dạy ĐỨC NHƯ LÝ TÁC Ý LY THAM KHẨU HÀNH.
Bà Hai vô tình dạy cháu bằng phương pháp như lý tác ý chính bà cũng không biết và cháu Thình cũng không hay. Chỉ có đạo Phật mới có những phương pháp này.
Trong cuộc đời này muốn rèn luyện nhân cách để làm người có một tâm hồn cao thượng, sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả muôn loài chúng sinh thì phải bền chí tập luyện, nếu không bền chí luyện tập thì không có được những nhân cách tốt đẹp, những tâm hồn cao cả.
Bền chí cũng là một đức hạnh, nếu không chịu khó rèn luyện đức bền chí thì cũng không bao giờ có đức ly tham. Có bền chí mà không có phương pháp thì sự bền chí đó cũng không mang lại lợi ích gì cho mình.
Muốn có sự bền chí thì phải siêng năng cần mẫn tác ý một câu nào đó mình đã chọn lấy thích hợp nhất.
Ví dụ 1: Biết mình có tâm tham lam thì nên tác ý ly tham: “Từ đây phải từ bỏ tính tham lam trộm cắp, vì tính đó là một hành động xấu, làm khổ mình khổ người. Vậy tính tham lam phải cút đi!”.
Ví dụ 2: Thân có đau bệnh bất cứ chỗ nào, muốn cho bệnh đau này chấm dứt thì phải bền chí tác ý: “Thọ là pháp vô thường (cánh tay đau nhức này hãy chấm dứt, không được đau nữa, cái cảm thọ này hãy lui đi, đi!”
Ví dụ 3: Muốn cho tâm thanh thản an lạc và vô sự thì nên tác ý : “Thân tâm phải thanh thản, an lạc và vô sự”.
Ví dụ 2: Thân có đau bệnh bất cứ chỗ nào, muốn cho bệnh đau này chấm dứt thì phải bền chí tác ý: “Thọ là pháp vô thường (cánh tay đau nhức này hãy chấm dứt, không được đau nữa, cái cảm thọ này hãy lui đi, đi!”
Ví dụ 3: Muốn cho tâm thanh thản an lạc và vô sự thì nên tác ý : “Thân tâm phải thanh thản, an lạc và vô sự”.
Ví dụ 4: Muốn cho thân được an trú yên ổn thì nên tác ý : “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”.
Ví dụ 5: Muốn cho tâm được an trú yên ổn thì nên tác ý: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”.
Ví dụ 6: Muốn cho tâm được định tĩnh không bị hôn trầm, thùy miên, vô ký thì nên tác ý: “Với tâm định tĩnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tĩnh tôi biết tôi thở ra”.
Trên đây là những phương pháp như lý tác ý, nếu ai siêng năng bền chí tu tập hằng ngày rèn luyện nhân cách thì sẽ có đủ nội lực của NGŨ GIỚI.
16- “Lời hứa ấy theo tôi đi suốt những tháng ngày sau này. Từ đó trở đi, tôi không bao giờ tham gia bất kỳ một trò chơi đỏ đen nào nữa.
Câu này dạy ĐỨC NỘI LỰC NHƯ LÝ TÁC Ý LY THAM Ý HÀNH.
Câu này dạy ĐỨC NỘI LỰC NHƯ LÝ TÁC Ý LY THAM Ý HÀNH.
Muốn lìa xa một thói hư tật xấu thì chỉ có hai pháp:
1- Quán xét và tư duy.
2- Như lý tác ý.
Khi quán xét tư duy làm cho chúng ta thông suốt thói hư tật xấu của mình. Nhờ biết thói hư tật xấu nên luôn luôn nó sẽ làm khổ mình, khổ người. Và như vậy chúng ta nên quyết định từ bỏ. Do quyết định từ bỏ nên mỗi khi thói hư tật xấu xuất hiện trong ý thức thì bị chúng ta tác ý: “Thói hư tật xấu hãy đi, đi! Ta không chấp nhận tâm tham lam xấu xa, hãy ly tham, ly cho thật sạch”. Nhờ thường xuyên tác ý ly tham nên tâm chúng ta có một nội lực, nhờ nội lực nên khi đứng trước các ác pháp tâm chúng ta rất bình tĩnh và sáng suốt. Vì thế thói hư tật xấu của chúng ta được xa lìa một cách dễ dàng .
Chúng ta ai cũng biết thói hư tật xấu nó thường đem đến đau khổ cho chúng ta, nhưng bỏ nó không phải dễ, phải đầy đủ ý chí và nghị lực, có tính quyết định mạnh mẽ thì mới từ bỏ và xa lìa nó được. Hỡi các tu sinh hãy bền chí đừng nản lòng, hãy cố gắng tiến lên xây dựng cho mình một đức hạnh toàn diện để chuyển đổi nhân quả tức là chuyển đổi sự sống trong vũ trụ.
Bởi nó là một thói quen của nghiệp lực nhân quả, không tạo tác dính mắc mà thôi còn tạo tác dính mắc thành nghiệp mà muốn bỏ thì phải một phen sống chết với nó.
Ví dụ như cai rượu, cai thuốc phiện, thuốc lá, thuốc lào v.v… là một việc làm không phải dễ dàng. Khi cơn nghiện lên làm cho người nghiện dằn vặt, ợ ngáp, run rẩy như điên loạn, khiến cho người nghiện ngập khổ sở vô cùng.
Cho nên đức nội lực như lý tác ý ly tham rất cần thiết cho người cai rượu, cai thuốc phiện, thuốc lá, cà phê, cai cờ bạc cá cược, đá độ v.v…. Bởi vậy mọi người trong xã hội cần phải tu học và rèn luyện đức nội lực như lý tác ý ly tham này Muốn cho tệ nạn xã hội chấm dứt thì “ĐỨC NỘI LỰC NHƯ LÝ TÁC Ý LY THAM” cần phải được phổ biến học tập sâu rộng trong mọi từng lớp dân chúng, nhất là thanh niên và thanh thiếu niên nam nữ được hướng học kỹ càng hơn. Vì đó là mầm non tương lai của quốc gia. Quốc gia tốt là mầm non tốt, quốc gia xấu là mầm non xấu.
Trong nước mà tệ nạn xã hội dẫy đầy, nạn trộm cắp cướp giựt giết người là chứng tỏ mầm non tương lai của quốc gia đó xấu.
17- “ Lớn lên, tôi ngẫm nghĩ mãi không biết vì sao một bà già ở vùng quê VN lại có cách giáo dục tài tình vậy. Rồi tôi ngộ ra: Tất cả phải do tự giác. Bà tôi không thể bắt ép tôi không được nói dối nữa, không được ăn trộm vặt nữa. Mà chính tôi sau những cuộc đối thoại với bà, tự cảm thấy đó là điều xấu xa không nên lập lại”.
Câu này dạy ĐỨC TỰ NGUYỆN, TỰ GIÁC LY THAM THÂN HÀNH.
Câu này dạy ĐỨC TỰ NGUYỆN, TỰ GIÁC LY THAM THÂN HÀNH.
Muốn xóa bỏ một thói quen tật xấu của mình bằng đức tự giác ý hành cảm thấy đó là một điều xấu xa tệ hại không nên lập đi, lập lại, từ đó chúng ta phải lập đức tự nguyện từ bỏ những hành động xấu xa ấy.
Đạo Phật muốn làm một điều gì đều phải trải qua đức tự nguyện, tự giác, nhờ có đức tự nguyện, tự giác mới thấy cái đúng cái sai của thân, khẩu, ý. Vì thế khi làm một việc gì đều phải cân nhắc kỹ lưỡng rồi mới làm. Sự cân nhắc kỹ lưỡng ấy là đức tự nguyện, tự giác. Đức tự nguyện, tự giác giúp cho chúng ta xa lìa và xả bỏ những thói quen tật xấu một cách dễ dàng. Nhờ đó tâm chúng ta mới thanh thản, an lạc và vô sự; mới bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Cuộc đời tu tập như vậy mới thấy sự giải thoát của Phật giáo rất thực tế và cụ thể. Không giống như các pháp môn của ngoại đạo cúng tế, cầu khẩn, tụng niệm đó là mê tín, còn ngồi thiền nhập định, xuất hồn tạo ra những ảo giác, không tưởng, mơ hồ, hư ảo v.v…Đó là thiền tưởng, tu như vậy không ích lợi gì cho mình cho người. Thật là đáng thương cho những ai chỉ biết nghe theo một hướng của những giáo pháp lừa đảo gạt người bằng những thần thông mà các tôn giáo thường dùng. Cho nên quý vị chịu khó nghiên cứu kỹ những lời Phật dạy mới thấy đức Phật đầy lòng yêu thương và thiết tha kêu gọi mọi người hãy trở về với đạo đức nhân bản và thiện pháp của giới luật mà tu tập và sống cho đúng thì tâm sẽ ly dục ly ác pháp .
Tâm ly dục ly ác pháp thì thiền định tại đó (Tâm ly dục ly ác pháp nhập Sơ thiền do ly dục sinh hỷ lạc). Đây mới chính là thiền định của Phật giáo, còn tất cả các loại thiền định khác đều do kiến tưởng giải sinh ra rồi gán cho Phật giáo để lừa đảo mọi người một cách dễ dàng.
Quý Phật tử đừng nghiên cứu kinh sách Đại thừa và kinh sách Nam tông, đó là những kinh sách kiến tưởng giải của các Sư Thầy. Kinh sách này đã vô tình dìm mất chánh pháp của Phật.
Vậy quý vị muốn nghiên cứu chánh pháp của Phật thì nên nghiên cứu tạng kinh Pali do HT Minh Châu dịch ra Việt ngữ, hiện đang lưu hành tại Việt Nam . Pháp tu tập và pháp hành trong tạng kinh này chỉ dạy rất rõ ràng.
18- “Tôi ghi sâu trong lòng hình ảnh cuộc đối thoại cuối cùng. Bà nhìn tôi với con mắt âu yếm. tôi đã khóc không phải vì xấu hổ mà vì cảm động”. Câu này dạy ĐỨC XÖC ĐỘNG HIẾU SINH Ý HÀNH VÀ THÂN HÀNH.
Tình thương của con người là ở chỗ biết thành thật thương yêu nhau, biết nhẫn nhục và tha thứ, chứ thương nhau một cách hời hợt, ai sao mặc kệ họ thì tình thương ấy chưa phải là tình thương từ trái tim yêu thương chân thật.
Bà Hai yêu thương Thình từ trái tim của người mẹ thương yêu con, vì thế bà rất chịu khó dạy dỗ Thình trong suốt những ngày qua, chứng tỏ ngày nào bà cũng kêu Thình đến để nhắc nhở với ánh mắt âu yếm yêu thương, chứ không phải làm cho Thình sợ hãi, mà làm cho Thình gần gũi bà hơn, mỗi lần gọi Thình đền bà dùng những lời nhẹ nhàng ôn tồn ái ngữ, khiến cho Thình cảm động khóc, khóc không phải vì sợ hãi, vì xấu hổ. Thình khóc vì bà thương Thình như một người mẹ.
Bà Hai nhận thấy mình đã truyền đạt tư tưởng đạo đức vào tận tâm can của cháu mình bằng một tình thương chân thật từ trái tim của một người mẹ hơn là một người bà.
Giọt nước mắt của Thình chứng tỏ Thình đã bỏ thói hư tật xấu là vì tình thương của bà đã cảm hóa Thình.
Hỡi quý thầy, quý cô đứng lớp truyền đạt tư tưởng đạo đức NGŨ GIỚI cho các tu sinh thì quý thầy, quý cô hãy truyền đạt đạo đức bằng lòng yêu thương từ trong trái tim của mình, của một người thầy, của một người cha, của một bà mẹ, đừng đem lời mắc mỏ, chỉ trích mỉa mai, đừng đem kỷ luật phạt vạ, đừng dùng những lời nói thiếu ái ngữ, mà phải ôn tồn nhã nhặn đầy tình yêu thương như bà Hai đã dạy cháu Thình , Hãy xem các tu sinh như những đứa con thân thương của mình, đừng dùng quyền của người thầy mà làm cho học viên chỉ biết sợ trước mặt mà tình thương yêu giữa thầy và trò sẽ bị đánh mất.
Thầy ước mong sao lớp học NGŨ GIỚI sẽ mãi mãi là nơi quý Thầy, quý cô đứng lớp truyền đạt tư tưởng đạo đức với trái tim yêu thương chân thật đến với các tu sinh như tình thương của một người mẹ hiền luôn luôn chăm sóc cho các con của mình.
(Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC, - Giáo án rèn nhân cách lớp ngũ giới: Đức ly tham, Nxb Tôn giáo, 2012, tập 1)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét