Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Bài học thứ 5 NÂNG BÁT NGANG MI

Thời Đông Hán, có một thanh niên tên là Lương Hồng. Lúc còn nhỏ bố ông mất sớm, gia cảnh vô cùng nghèo khó, nhưng chí hướng ham học hỏi của ông không thay đổi. Ông vừa phải chăn lợn thuê vừa giành thời gian học tập.
 Lương Hồng làm việc rất cẩn thận, lại suốt ngày cần mẫn học tập. Hơn nữa, ông là một người trung hậu, nên đã được sự tin yêu khâm phục của mọi người trong thôn. Có rất nhiều người đến nhà định làm mối cho Lương Hồng. Người thì bảo cô gái nhà Đông xinh đẹp, người thì bảo cô gái nhà Tây giàu có. Nhưng trong lòng Lương Hồng muốn tìm một người con gái có tri thức, có lễ nghĩa. Trong lòng của nàng không ham vinh hoa phú quý, chỉ cần có phẩm hạnh cao thượng, cần cù, chịu khó để làm vợ mình.
 Trong huyện có một người con gái họ Mạnh, từ nhỏ đã thông Kinh Thư, là một người dịu dàng, lễ phép, lại khỏe mạnh, năng nổ làm việc.
 Chỉ một điều cô thấp bé, khuôn mặt xấu đen, dung nhan không đẹp. Cha mẹ đã từng hỏi cô rằng cô muốn lấy một người chồng như thế nào? Cô đã nói thẳng mà không e ngại: “Con không cần cao sang, không tham phú quý, con chỉ muốn lấy được một người đức hạnh cao thượng giống như Lương Hồng mà thôi”.
 Câu nói của cô về sau đến tai Lương Hồng.
 Lương Hồng đã cảm thấy rằng người con gái họ Mạnh kia có thể tâm đầu ý hợp với mình. Chàng đã chẳng hề để ý đến dung nhan xấu xí của cô, vui vẻ mời người làm mối đến cầu hôn. Cô gái nghe nói Lương Hồng đến cầu hôn, niềm vui lộ ra mặt. Cô vội đi sắm nữ trang, may áo lụa, hài gai. Trong ngày lễ thành hôn, cô gái họ Mạnh vấn tóc cao, trên đầu cài rất nhiều trang sức rực rỡ. Nhưng trong suốt 7 ngày liền. Lương Hồng không hề đoái hoài đến cô. Cô gái không biết vì sao chồng mình như vậy, nàng quỳ trước mặt Lương Hồng với vẻ xấu hổ, thưa rằng: “Thiếp mong chàng đừng bỏ thiếp, trong lòng thiếp vô cùng cảm kích chàng. Nhưng có ai ngờ được tình duyên mới bắt đầu mà chàng đã xem thiếp như người xa lạ. Không biết có việc gì đã làm mạo phạm đến chàng, cầu xin chàng rộng lòng chỉ bảo”.
 Lương Hồng thấy vợ mình quỳ dưới đất, trong lòng không kìm được nữa, vội vàng đỡ nàng dậy và nói: “Từ lâu đã nghe nàng là người hiền đức lễ nghĩa, có ai ngờ rằng nàng là một người thích hư danh. Nhìn nàng phấn son, đầy mình gấm vóc, đó chẳng lẽ lại không làm cho ta thất vọng ư!”.
 Cô gái họ Mạnh nghe chồng nói vậy, trong lòng rất vui mừng, mỉm cười mà rằng: “Thì ra là như thế. Việc trang điểm của thiếp chẳng qua để thử ý và nguyện vọng của chàng. Từ nay về sau thiếp chỉ ăn mặc đơn sơ, uống trà bần, ăn cơm tẻ, thề sẽ sống suốt đời với chàng!”. Nói xong, lập tức tháo cặp tóc, bỏ nữ trang, thay áo vải.
 Lương Hồng thấy thế, ngắm một hồi lâu và khen rằng: “Thực ra nàng không hề xấu chút nào, rất giống một viên ngọc bích ánh sáng rực rỡ. Ta sẽ đặt cho nàng một cái tên gọi là Mạnh Quang”. Từ đó về sau, vợ chồng thương yêu nhau ngày một đậm đà hơn. Lương Hồng luôn luôn yêu thương vợ mình, còn Mạnh Quang chăm sóc hết mình người chồng yêu quý.
 Lương Hồng và Mạnh Quang ở ẩn trong núi.
 Một hôm, Lương Hồng đi qua Lạc Dương, nhìn thấy cung điện nguy nga mà nhân dân chịu mọi nỗi khổ của sưu dịch, chàng viết một bài hát tên là “Ngũ ý chi ca”. Bài hát này truyền tận đến triều đình, nhà vua lệnh bắt Lương Hồng.
 Lương Hồng không còn cách nào khác, phải cùng vợ trốn sang nước Tề rồi đi về phía Nam xuống đến Tô Châu. Đến nơi đây, hai người phải dấu tên và đi làm thuê để kiếm sống. Sau đó, hai vợ chồng làm công cho một địa chủ tên là Phụ Bá Thông, ở trong một gian nhà rất chật hẹp.
 Một lần Phụ Bá Thông có việc đến gian nhà nhỏ tìm Lương Hồng, vào lúc đang có bữa cơm trưa. Ông thấy Mạnh Quang từ dưới bếp bê mâm cơm lên. Nàng nâng mâm cơm lên ngang tầm mắt của mình, ân cần nói với chồng: “Thiếp mời chàng dùng bữa”. Lương Hồng vội đón nhận bát cơm rất cung kính, nói rằng: “Nàng vất vả quá, cảm ơn nàng! Cảm ơn nàng!”. Phụ Bá Thông nhìn thấy cảnh này vô cùng cảm động. Sau đó thông qua nhiều người, ông ta biết được rằng vợ chồng Lương Hồng từ trước tới nay đều đối xử lễ nghĩa, tôn trọng như vậy từ lúc ở trong làng. Trong lòng ông rất khâm phục đôi vợ chồng này và nói với họ rất thành khẩn:
“Tôi không ngờ rằng cả hai người đều là bậc quân tử tôn trọng lễ nghĩa đến như vậy. Để ông bà ở trong một gian nhà nhỏ bé như vậy thì quả là hổ thẹn. Ngày mai xin đến nhà tôi ở để người nhà và đầy tớ của tôi đều được học tập hai vị”.
 Lương Hồng và Mạnh Quang sau khi dọn đến nhà Phụ Bá Thông rất tôn kính vợ chồng Phụ Bá Thông, giống như đối với ân nhân.
 Câu chuyện Lương Hồng và Mạnh Quang được mọi người ca ngợi đến nay. Điều mà họ mang tới chính là sự thanh cao, trong sạch về ý trí, sự hòa hợp về tình người và sự tương đồng về tư tưởng. Câu thành ngữ “Quý nhau như khách, nâng bát ngang mi” tương truyền đến ngày nay cũng từ đó mà ra.
 Trong xã hội phong kiến, với tư tưởng trọng nam khinh nữ đã thành lề luật của xã hội, mà vợ chồng Lương Hồng và Mạnh Quang có thể yêu thương quý mến nhau, bình đẳng với nhau thật là một điều hiếm có. Hình ảnh nâng bát ngang mi đã thể hiện lễ nghĩa và tình yêu đã trung hòa làm một.
Chuyện cổ sử Trung Hoa, Phan Việt Anh biên soạn

ĐẠI Ý
Bài này nói về ĐỨC LỄ, gia đình vợ chồng cung kính tôn trọng lẫn nhau.
PHÂN ĐOẠN
Bài này có 17 đoạn

ĐOẠN 1:“Thời Đông Hán, có một thanh niên tên là Lương Hồng. Lúc còn nhỏ bố ông mất sớm, gia cảnh vô cùng nghèo khó”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Nhân Quả Nghiệp Báo Thiếu Đức Bố Thí Tiền Kiếp.
GIẢI TRÌNH ÁN: 
Mọi người sống trên thế gian này được sinh ra trong gia đình nghèo khó đều do nhân quả tiền kiếp ăn ở bỏn xẻn, ích kỷ, sống với mọi người xung quanh mà không thực hiện đức hiếu sinh bố thí. Do thiếu đức hiếu sinh bố thí nên phải chịu trong cảnh cơ hàn, nghèo khó, khốn khổ, v.v...
 Một người được sinh ra trong một gia đình giàu sang là do kiếp trước khéo vun trồng đức hiếu sinh bố thí, thường giúp đỡ người nghèo khó bất hạnh trong xã hội, nên đời này mới hưởng được phước báu như vậy.
 Nhân hiếu sinh bố thí điều gì thì hưởng phước báu bố thí điều nấy. Cho nên bố thí có nhiều cách như sau:
1- Do nhân đức hiếu sinh bố thí tiền bạc, thực phẩm, cơm ăn, áo mặc, nhà ở thì sẽ được sinh vào nhà giàu sang, cơm ăn áo mặc thừa dư không thiếu.
 2- Do nhân đức hiếu sinh bố thí lòng yêu thương, dù thấy bất cứ người nào, người thân hay người xa lạ khi gặp tai nạn bệnh tật thì sẵn sàng chăm sóc và giúp đỡ thuốc thang, đưa đi bác sĩ, bệnh viện, v.v.. cho đến gặp những con vật bị bắn, bị tai nạn thương tích hoặc bị bệnh tật lăn lộn trên đất đều đem về chăm sóc kỹ lưỡng, tận tình thương yêu như con của mình, chăm sóc chừng nào chúng lành mạnh hẳn mới đem thả cho chúng về rừng sâu, núi thẳm. Do nhân hiếu sinh bố thí tình thương và giúp đỡ như vậy nên thân ít bệnh tật khổ đau, dù có bệnh tật vẫn có đầy đủ thuốc thang, có nhiều người chăm sóc. Nhất là thân không bệnh.
 3- Do nhân đức hiếu sinh bố thí phóng sinh khi gặp tất cả những loài vật bị người săn bắn, chài, lưới, câu, rọ, v.v.. đều xin mua chúng phóng sinh cho về rừng núi, trời xanh; về ao, hồ, sông nước. Do duyên bố thí tình thương yêu như vậy nên chúng ta không bao giờ gặp tai nạn giặc giã bắt giam cầm tù tội.
 4- Do nhân đức hiếu sinh giữ gìn môi trường sống chung vệ sinh trong sạch bằng cách đi lượm rác bẩn đem bỏ vào thùng rác hoặc đem đốt cháy, không khạc nhổ đờm dãi, tiêu tiểu trong ao, hồ, sông nước, nơi công viên đường xá, nơi chợ búa phố xá đông người, nơi vỉa hè đông người qua lại hoặc nơi ăn uống, nếu không có phòng vệ sinh khi đại tiểu tiện thì nên đào một cái lỗ nhỏ, khi đại tiểu tiện xong thì phải lấp lại kín đáo, không nên để mùi hôi thối bốc lên làm môi trường sống ô nhiễm, v.v... Do duyên nhân quả giữ gìn vệ sinh môi trường sống chung trong sạch nên cơ thể ít bệnh tật, da thịt tươi mát, tướng mạo thanh tịnh sạch đẹp và không bao giờ ở nơi dơ bẩn ẩm thấp bụi bặm.
 5- Do nhân giữ gìn đức hiếu sinh dùng lời ái ngữ đối với mọi người, luôn luôn lúc nào cũng dùng lời nói ôn tồn, nhã nhặn, êm dịu, nhẹ nhàng, không giờ dùng lời nói thô lỗ kém văn hóa chửi mắng, mạ lị, mạt sát người, v.v... Do duyên nhân đó nên sinh ra làm người được cha mẹ, anh chị em và mọi người thương mến, luôn luôn dùng lời ái ngữ êm dịu dỗ dành, âu yếm thương mến, không bao giờ có những lời la mắng, chửi bới thô lỗ, v.v...
 Đây là một câu chuyện bố thí bằng tình thương, bằng công sức của một người phụ nữ ở tỉnh Bến Tre tạo công ăn việc làm cho những người bất hạnh khác trong xã hội như sau:
VÒNG TAY ẤM CỦA “MÁ” CÚC:
“Đó là cách mà các công nhân tại cơ sở may gia công túi xách xuất khẩu của chị Nguyễn  Thị Cúc (ấp Thuận Diền, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) thường gọi bà chủ của mình. Bởi họ rất kính trọng người đã mở cơ sở may gia công tạo công ăn việc làm cho họ - những người nghèo mồ côi, khuyết tật ở nông thôn. Và cũng bởi chị Cúc đối xử với 60 công nhân đều như con cái trong nhà.
 Quang Đồng, một công nhân trong cơ sở may gia công của chị Cúc, tâm sự: “Tôi bị khuyết tật chân phải, sợ khó kiếm việc làm, đến đây được cô Cúc tạo điều kiện, tôi rất mừng.
 Không những thế, cô còn thiết kế lại máy may cho tôi đạp bằng chân trái và tận tình chỉ dạy, trong hai ngày tôi đã may được”. không chỉ mở cơ sở tạo việc làm cho người nghèo, chị còn dạy công nhân cái ăn, cái nết. Mỗi khi công nhân hay con cái họ bệnh, chị đều chạy vay lo tiền cho công nhân mượn. “Hồi xưa gia đình mình rất nghèo nên mình hiểu được cái khổ, sự thua thiệt, thậm chí bị ăn hiếp, nên giờ giúp được người nghèo nào là mình giúp”.
 Không chỉ làm chủ cơ sở, chị Cúc còn kiêm thêm nghề “trông con cho công nhân”. Chỉ vì chị thương công nhân nữ đi làm, để con nhỏ ở nhà không an tâm, nên ngôi nhà của chị trở thành nhà trẻ tự lúc nào. Hiện chị Cúc đang dành dụm tiền mở thêm một số cơ sở, tạo thêm công ăn việc làm cho những người nghèo, người khuyết tật, đồng thời sẽ xây nhà nội trú để những công nhân ở xa hay có những hoàn cảnh khó khăn yên tâm về chỗ ở. Chị ước ao vòng tay mình thật to, thật rộng để có để giúp đỡ cho nhiều người hơn nữa. Và chị luôn mong có nhiều người cùng tâm huyết để chung tay giúp đỡ những người nghèo.
 Báo Người Lao Động, ngày 1/1/2008 Hường Phạm
Đời người được sinh ra đều do duyên nhân quả, nếu chúng ta thông suốt được nhân quả thì ngay trong đời sống hiện tại phải cố gắng giữ gìn hằng ngày trong cuộc sống, thường ngăn ngừa và diệt các ác pháp, không cho các ác pháp sinh ra và tăng trưởng, tức là lúc nào, từng giây, từng phút, từng giờ không nên có những hành động thân, miệng, ý làm khổ mình, làm khổ người và làm khổ tất cả chúng sinh, luôn luôn đem lại sự sống an vui cho mình, cho người và cho tất cả muôn loài chúng sinh trên hành tinh này. Người sống được như vậy là đã đạt được sự giải thoát của Phật giáo, người ấy đã ra khỏi quy luật của nhân quả, không còn lệ thuộc vào nhân quả thiện ác nữa. Lúc bấy giờ chúng ta sống chuyên trồng thiện pháp, thân tâm chúng ta rất thanh tịnh, không còn một ác pháp nào tác động được. Nếu chúng ta ra khỏi sự chi phối của luật nhân quả, đó là chúng ta đã đạt được mục đích của Phật giáo, tức là đã chứng quả A La Hán.
KẾT QUẢ VÀ ÁP DỤNG:
Bố thí là một đức hạnh thương người bất hạnh trong xã hội, người nào biết bố thí là biết thương mình, thương người. Cho nên đức hiếu sinh thường biến hiện ra hành động thương mình, thương người bằng sự suy tư yêu thương; bằng hành động tôn trọng cung kính, êm ái nhẹ nhàng; bằng ngôn ngữ ôn tồn nhã nhặn, ái ngữ êm dịu.
 Đó là đức hiếu sinh bố thí trên tất cả sự bố thí mà các con hãy ghi nhớ đừng quên, luôn luôn nhớ áp dụng vào cuộc sống hằng ngày.
ĐOẠN 2: “Nhưng chí hướng ham học hỏi của ông không thay đổi. Ông vừa phải chăn lợn thuê vừa giành thời gian học tập. Lương Hồng làm việc rất cẩn thận, lại suốt ngày cần mẫn học tập”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Hiếu Học Ý Hành, Khẩu Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN: Mặc dù Lương Hồng sinh ra trong một gia đình nghèo khó, cha mẹ mất sớm nên rất khó khổ, nhưng chí ham học đã khiến cho Lương Hồng làm bất cứ một việc gì miễn là được học hành, vì thế ông đi chăn lợn thuê cho người nửa ngày, còn nửa ngày đi học.
 Nhờ siêng năng học tập, ông đã trở thành người văn hay chữ tốt. Vả lại ông là người làm việc rất cẩn thận, nên mỗi mỗi việc làm của ông đã thành công không gặp khó khăn gì cả.
 Muốn trở thành người có tài, có đức thì điều cần thiết phải có chí hướng ham học hỏi. Người có chí hướng ham học hỏi dù có gặp những sự khó khăn nào họ cũng cố gắng vượt qua để tìm cách học hỏi cho bằng được, không bao giờ họ chịu thua trước mọi hoàn cảnh.
 Nếu một người không chịu học hỏi thì làm sao hiểu biết những điều hay lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày. Cho nên làm người phải học hỏi, dù là một thần đồng khi sinh ra đã biết đọc biết viết, nhưng biết đọc biết viết chưa đủ, mà cần phải học hỏi nhiều môn học. Trong các môn học đâu phải chỉ có môn văn, mà còn nhiều môn học khác nữa như: sử, địa, toán, lý, hóa, sinh ngữ học, sinh vật học, hội họa, âm nhạc, y học, dược học, kiến trúc, luật học, đạo đức học, thiên văn học, v.v... Tất cả những môn học này, nếu không chịu khó học tập thì không thể nào hiểu biết hết cả.
 Sự học như rừng, như biển, học cho đến chết còn chưa xong, học từ đời này sang đời khác, cho nên Lương Hồng rất cần mẫn học tập, nhờ đó ông mới trở thành một nhân vật có tài và có đức, nên được sử sách Trung Quốc ghi chép.
 Một tiến sĩ tâm lý học người Mỹ nổi tiếng, giáo sư của trường đại học Harvard đã đưa ra “lý luận đa nguyên trí năng” nổi tiếng. Theo ông, mỗi người có ít nhất 8 loại trí năng:
1- Trí năng ngôn ngữ
2- Trí năng toán học - logic
3- Trí năng âm nhạc
4- Trí năng đồ họa không gian
5- Trí năng vận động thân thể
6- Trí năng giao tiếp
7- Trí năng tự nhận thức bản thân
8- Trí năng tự nhiên
Theo giáo sư tâm lý của trường đại học Harvard chỉ có 8 trí năng, nhưng chúng tôi thấy như vậy chưa đủ, vì một người còn có rất nhiều trí năng, nhưng nó chưa được triển khai nên còn nằm im lặng chưa hoạt động như:
9- Trí năng đạo đức nhân bản - nhân quả
10- Trí năng quy luật nhân quả
11- Trí năng bốn chân lý loài người
12- Trí năng túc mạng minh
13- Trí năng thiên nhãn minh
14- Trí năng Lậu tận minh
Mười bốn loại trí năng này, nếu được cần mẫn siêng năng rèn luyện, học tập đúng theo phương pháp của Phật giáo thì chúng sẽ khai mở và hoạt động. Nhờ chúng hoạt động, một con người bình thường sẽ trở thành phi thường.
 Mười bốn loại trí năng này chúng ta không chịu khó học tập thì không bao giờ mở mang được. Chúng ta cứ nhìn xem, khắp trên thế giới có biết bao nhiêu người cắp sách đến trường để được học tập và rèn luyện trí năng theo các môn học. Số lượng người học tuy đông đảo nhưng mấy người đã thành tài, cho nên những trí năng ai cũng có nhưng phải được khai mở theo đúng phương pháp và đúng cách thì mới khai mở trí năng, còn bằng không muôn đời ngàn kiếp nó vẫn nằm im lìm.
 Những kết cấu trí năng của mỗi người không giống nhau, ưu thế tự nhiên của nó cũng không giống nhau, chỉ có biết cách khai mở, nhưng ở đời, phần đông người ta khai mở bằng con đường học vấn. Con đường học vấn chỉ có thể giúp chúng ta trong giai đoạn đầu tiên để phát triển kiến thức, còn giai đoạn sau cùng là tự chúng ta phải khai triển bằng phương pháp “NHƯ LÝ TÁC Ý”, đúng theo chương trình giáo dục đào tạo của Phật giáo (Bát Chánh Đạo).
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:
Học là một điều cần thiết cho kiến thức để mở rộng sự hiểu biết, cho nên trong cuộc đời này rất nhiều gương vượt khó hiếu học như câu chuyện dưới đây:
NGHỊ LỰC CỦA CÔ BÉ MỒ CÔI
“Hoàn cảnh không may, sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, nhưng 8 năm liền, Nguyễn Hoàng Thảo Nguyên, học sinh lớp 8A4 Trường THCS Lương Thế Vinh (thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) vẫn học rất giỏi.
 Không biết mặt cha khi vừa sinh ra, năm lên 4 tuổi Nguyên lại mồ côi mẹ. Bà ngoại già yếu, thu nhập chỉ trông vào những đồng tiền bán vé số của hai bà cháu.
 Đôi mắt của ngoại tưởng chừng như khô cạn vì khóc cho con gái, con rể bạc phận và thương cho đứa cháu sớm chịu cảnh côi cút lại có dịp trào lên mừng rỡ mỗi khi Nguyên lãnh giấy khen về.
 Nguyên và bà ngoại thường đi bộ hơn 10 cây số mỗi ngày để bán vé số. “Bữa nào thu nhập được 30 ngàn là mừng dữ lắm!”, Nguyên cười hiền lành cho biết. Nhưng mọi chuyện không suôn sẻ, có nhiều lần, Nguyên bị mấy tên thanh niên giật luôn xấp vé số, em chạy theo không nổi, chỉ biết khóc. Nhưng rồi hôm sau vẫn thấy em tiếp tục đi bán, vì đó là nguồn thu nhập chính của hai bà cháu.
 Vất vả là vậy, nhưng thành tích học tập của Nguyên rất đáng nể, liên tục nhiều năm liền là học sinh giỏi. Bạn bè cùng lớp của Nguyên cho biết: “Nguyên rất lạc quan, tốt bụng và hay giúp đỡ bạn. Bận rộn lắm, nhưng nếu bạn nào có bài không hiểu nhờ Nguyên chỉ, Nguyên vẫn dành thời gian giải đáp”. Cô Hồ Thị Kim Đan, Hiệu phó Trường THCS Lương Thế Vinh cho biết: “Em Nguyên là một tấm gương về nghị lực vượt khó”.
 Bên ngọn đèn dầu leo lét, Nguyên thỏ thẻ nói về ước mơ của mình: “Em chỉ mong trở thành cô giáo để có thể dạy cho các trẻ em nghèo. Đi bán vé số, thấy nhiều em nhỏ còn cực hơn mình, không được đến trường em thương lắm!”
Hường Phạm
Gương hiếu học là vậy, lúc nào cũng vượt khó để tu bồi cho kiến thức của mình. Trên đời này dù người có thông minh nhất cũng phải học, vì sự học sẽ giúp chúng ta có một tầm nhìn hiểu biết nhiều hơn.
 Là một tu sĩ Phật giáo, các con còn phải tu học nhiều hơn nữa, học để sống đời đạo đức không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh; học để đủ sức nội lực làm chủ thân tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ; học để làm chủ thân tâm tự tại trong sinh tử luân hồi. Cho nên các con cần phải tu học nhiều hơn nữa. Các con nên ghi nhớ lời dạy tâm huyết này.
ĐOẠN 3:  “Hơn nữa, ông là một người trung hậu nên đã được sự tin yêu khâm phục của mọi người trong thôn”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Trung Hậu Ý Hành, Khẩu Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN: Ở trên đời, người nào tính tình ngay thẳng, không dối trá xảo quyệt, hiền lành, lúc nào cũng nhã nhặn, ôn tồn với mọi người, dùng lời nói nhẹ nhàng, êm ái đối xử với nhau thì ai mà không thương mến những người như vậy. Lương Hồng là người có trí năng đạo đức nhân bản - nhân quả trung hậu nên ai lại không thương mến, tin yêu và khâm phục.
 Nhất là qua đức hạnh cần cù siêng năng học hành nên ông đã trở thành người văn hay chữ tốt ít người sánh kịp. Người mà có tài, có đức như vậy ai lại không mến phục. Cả xóm đều biết và rất mến phục, sẵn sàng giúp đỡ ông mọi mặt.
 Ở đời làm sao được mọi người quý mến đó là một điều khó, muốn được vậy chỉ có người nào sống đức hạnh, nhưng đức hạnh không phải tự dưng mà có. Đức hạnh phải được học tập, uốn nắn và rèn luyện hằng ngày, nhưng phải bền chí gan dạ áp dụng vào cuộc sống mới trở thành một thói quen tốt. Thói quen đó chính là đức hạnh, chứ không phải đức hạnh trên đầu môi chót lưỡi, mà đức hạnh bằng những hành động thân, miệng, ý không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Vì thế mỗi người phải tự sửa mình bằng mọi cách; phải tự khắc phục mình, ngưng và dừng những hành động ác.
 Thường những hành động ác nơi thân, miệng, ý của mình làm mình khổ, người khác khổ và chúng sinh khổ.
 Một người sống có đạo đức nhân bản - nhân quả thì không bao giờ làm cho ai đau khổ cả.
Đạo đức mà còn làm mình khổ, người khác khổ và chúng sinh khổ thì chưa phải là đạo đức. Quý vị nên lưu ý! 
Ví dụ 1: Một người còn bắt một con cá, hay giết một con gà làm thành thực phẩm đem dâng cho cha hay mẹ ăn gọi là báo hiếu, hành động như vậy không được gọi là người con có đạo đức hiếu hạnh, mà đó là một hành động ác giết hại chúng sinh, khiến cha mẹ ăn thịt nuôi thân bằng ác pháp, tạo nhân ác, làm cho cha hay mẹ tăng thêm tội ác. Tăng thêm tội ác nên cha hay mẹ phải thọ quả khổ đau, đó là làm hại cha mẹ thì làm sao gọi là hiếu hạnh được. Chúng ta cứ nghĩ xem, trong món ăn có sự khổ đau của chúng sinh, mà con cái nuôi dưỡng cha mẹ bằng món ăn có sự khổ đau như vậy tức là đem sự đau khổ cho cha mẹ. Báo hiếu, thương cha mẹ như vậy có đúng không, xin quý vị cứ nghĩ xem? Do ăn thịt chúng sinh thì quả hiện tại thân phải bị bệnh đau nhiều chứng bệnh nan y, làm cho thân tâm khổ sở vô cùng. Còn quả về tương lai, tức là kiếp sau thì sinh làm loài vật như: cá, tôm, heo, dê, gà, vịt, trâu, bò, v.v...Và đến khi được sinh làm người thì quả yểu tử không thể nào tránh khỏi. Yểu tử tức là chết còn tuổi trẻ, chết còn trong trứng nước như trường hợp nạo thai, móc thai, v.v...
 Ví dụ 2: Một ông thầy giáo hay cô giáo đánh học trò, cũng như cha mẹ dạy bảo con cái mà dùng roi đánh đập chúng, khiến cho chúng đau khổ thì đó không phải là đạo đức giáo dục học sinh hoặc con cái. Giáo dục con cái và học sinh thì không nên đánh đập chúng, mà phải bằng gương hạnh sống đạo đức không la lối giận dữ, bằng những lời nói ôn tồn, nhã nhặn khuyên dạy; phải bằng sự nghiêm nghị, nhưng lời nói lại nhẹ nhàng, dịu dàng, nhất là đôi mắt hiền hòa thương yêu, v.v... những hành động làm được như trên là những hành động đạo đức nhân bản - nhân quả.
 Muốn sống được với những hành động đạo đức thì chúng ta phải cố gắng khắc phục tâm hay sân giận, miệng hay la lối, thường phải tập luyện đức nhẫn nhục, đức biết tùy thuận và luôn luôn lúc nào cũng bằng lòng mọi nghịch cảnh, nhưng không để ác pháp lôi cuốn khiến cho mình và người khác khổ theo.
 Muốn trở nên người có phúc hậu, chánh trực thì hằng ngày chúng ta nên học tập đạo đức NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ để thông suốt đạo đức ấy, chừng đó chúng ta mới chế ngự, điều phục, đối trị được tâm của mình. Nhờ sống có đạo đức mà cuộc sống của chúng ta không còn khổ đau. Bởi đau khổ chính do chúng ta không làm chủ tâm mình. Người làm chủ được tâm là người ngăn và diệt được các ác pháp; người làm chủ được tâm là người sống không làm khổ mình, khổ người; người làm chủ được tâm là người vượt ra ngoài quy luật nhân quả. Do đó họ đã làm chủ từ lời nói, ngôn ngữ đến hành động thân. Khi họ muốn làm điều gì thì ý họ chủ động điều khiển hành động bằng thiện pháp, ngăn và diệt tất cả những hành động ác. Nhờ đó ý họ vừa khởi niệm thì họ đều suy tư chín chắn theo đạo đức nhân bản - nhân quả, nên không bao giờ họ suy nghĩ và làm một việc ác nào cả.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:
Đức trung hậu là cách thức ăn ở và đối xử với nhau bằng tình yêu thương chân thật, luôn luôn đem tình yêu thương và lòng tha thứ đến với mọi người, mọi loài, không bao giờ làm khổ ai. Cuộc đời này đang cần những tình yêu thương chân thật ấy.
 Vậy các con hãy tập sống với đức trung hậu, đó là đem lòng yêu thương ban cho mọi người, mọi loài. Các con có nhớ lời dạy này không? Đây là lời tâm huyết của Thầy gửi đến các con.
ĐOẠN 4:“Có rất nhiều người đến nhà định làm mối cho Lương Hồng. Người thì bảo cô gái nhà Đông xinh đẹp, người thì bảo cô gái nhà Tây giàu có. Nhưng trong lòng Lương Hồng muốn tìm một người con gái có tri thức, có lễ nghĩa. Trong lòng của nàng không ham vinh hoa phú quý, chỉ cần có phẩm hạnh cao thượng cần cù, chịu khó để làm vợ mình”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Lễ Tôn Trọng Cung Kính Khẩu Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN: Mọi người đều quý mến và thương kính Lương Hồng, vì Lương Hồng nhà nghèo nhưng hiền đức, trung hậu, hiếu học, luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người với thật tâm. Vì thế họ muốn làm mai mối cho Lương Hồng với những người giàu có, đẹp đẽ, nhưng Lương Hồng không màng vợ đẹp và giàu có, chỉ cần người vợ có học thức, biết lễ nghĩa, không tham phú quý giàu sang. Đấy là sự chọn lựa người bạn trăm năm theo những kinh nghiệm của cuộc sống thế gian.
 Như chúng ta đã biết, đời sống tình chồng nghĩa vợ dù có chọn lựa như thế nào thì nó vẫn là con đường đau khổ, vì vậy nó sẽ sinh ra bao thứ khổ đau. Con đường này cũng là lộ trình để nhân quả sử dụng điều khiển muôn người, muôn loài vật tái sinh luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác, và mỗi một kiếp thọ sinh thì không biết bao nhiêu là sự khổ đau.Nhưng sự lựa chọn như trên là sự lựa chọn người có hiểu biết đạo đức để cùng sống chung nhau. Nhờ sống có đạo đức nhân bản - nhân quả nên ác pháp ít xảy ra; nhờ sống có đạo đức nên chồng vợ biết nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng trong mọi nghịch cảnh; nhờ sống có đạo đức mà vợ chồng biết cung kính, tôn trọng lẫn nhau; nhờ sống có đạo đức nên chồng vợ biết thương yêu nhau và tha thứ mọi lỗi lầm.
 Cho nên chọn một người chồng hay một người vợ có đạo đức là một điều rất khó. Trong thời đại này tìm người có đạo đức như mò kim đáy biển. Do đạo đức xã hội đang xuống cấp trầm trọng nên tìm người đạo đức rất khó. Vì thế chúng tôi mong rằng những sách dạy đạo đức nhân bản - nhân quả này cần phải được phổ biến rộng rãi khắp mọi nơi để đến tay mọi người. Bởi vì đời sống đang thiếu đạo đức nên con người quá khổ đau, vì vậy đạo đức là nhu cầu cần thiết cấp bách trong giai đoạn này, nên đó cũng là một điều mong ước chung của mọi người trên hành tinh này.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:
Đức lễ là lòng cung kính và tôn trọng. Cho nên trong cuộc sống trên thế gian này chỉ có lòng yêu thương đối xử nhau bằng sự cung kính và tôn trọng thì lòng yêu thương ấy mới thật sự là lòng yêu thương, chính vì lòng yêu thương ấy mới bền vững, còn ngược lại, lòng yêu thương mà thiếu sự cung kính và tôn trọng thì lòng yêu thương ấy sẽ bị lờn mặt và như vậy lòng yêu thương ấy dễ bị đánh mất. Sự cung kính và tôn trọng mới nói lên được lòng yêu thương chân thật.
 Cho nên đức lễ cung kính và tôn trọng rất cần thiết cho lòng yêu thương của chúng ta đối với mọi người. Đức lễ là một hình ảnh đẹp của con người đối với con người; của con người đối với sự sống bình đẳng như nhau trên hành tinh này; của con người làm tốt cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước, quê hương này.
 Đức lễ có một tầm vóc quan trọng cho cuộc sống như vậy nên các con hãy nhớ lời dạy này.
 Không nên tỏ ra thái độ khinh ghét, thù hận người khác, dù người đó có ý hại ta, nói xấu ta, nhưng chúng ta vẫn tha thứ và yêu thương họ.
 Hãy cung kính và tôn trọng mọi người, dù người ác hay người thiện, dù người tốt hay người xấu, họ đều là con người thì chúng ta đều phải có lòng cung kính và tôn trọng yêu thương họ, vì họ cũng có sự sống bình đẳng như chúng ta vậy.
 Các con có nhớ lời dạy này chưa? Đây là lời tâm huyết gửi đến các con.
ĐOẠN 5:“Trong huyện có một người con gái họ Mạnh, từ nhỏ đã thông Kinh Thư, là một người dịu dàng, lễ phép, lại khỏe mạnh, năng nổ làm việc. Chỉ một điều cô thấp bé, khuôn mặt xấu đen, dung nhan không đẹp”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Trí, Đức Lễ Cung Kính Tôn Trọng Ý Hành Hơn Cả Sắc Đẹp.
GIẢI TRÌNH ÁN:Người xưa nói: “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Từ xưa đến nay, người ta ai cũng quý trọng đức hạnh hơn sắc đẹp, vì đức hạnh đem lại sự bình an, yên vui cho mọi người.
 Còn người có sắc đẹp thường đem đến sự đau khổ. Sắc đẹp đã làm nhà tan, nước mất như thời Thương Trụ Vương mê Tô Đắc Kỷ, U Vương mê Bao Tự, Lý Trị mê Võ Tắc Thiên, Đường Minh Hoàng mê Dương Quí Phi, v.v... (Bên Trung Hoa). Người có sắc đẹp rất là ác độc như:
Tô Đắc Kỷ, Bao Tự, Võ Tắc Thiên, Dương Quí Phi, v.v... Bởi vậy người phụ nữ có sắc đẹp dễ là người phụ nữ ác, mọi người hãy cảnh giác đề phòng.
 Chúng ta là những người tu theo Phật giáo, phải hiểu biết và nhìn cho thấu suốt vấn đề tình yêu thương giữa nam nữ, nếu tình yêu thương này không xem xét kỹ lưỡng thì dễ rơi vào tình nhục dục, một thứ tình yêu thương phàm phu tục tử. Bởi vì tình yêu giữa nam nữ không phải là con đường giải thoát, nó là con đường tái sinh luân hồi, nó thường mang đến biết bao nhiêu tội lỗi và khổ đau. Đứng bên ngoài nhìn vào nó giống như những hạt kim cương, nhưng khi đến gần thì nó là những giọt nước mắt. Vậy các con hãy đề phòng.
 Tuy ai cũng biết vậy, nhưng tránh nó không phải dễ, do tránh nó không dễ nên mọi người ai cũng muốn chọn lựa chồng hay vợ đều là những người có đức hạnh, nhờ có đức hạnh mới cư xử với nhau có tình, có nghĩa.
 Cuộc sống gia đình chồng vợ có tình, có nghĩa, có tôn trọng và cung kính lẫn nhau thì mới có an vui, yên ổn và hạnh phúc, nếu không được vậy thì đời sống gia đình là sông mê, biển khổ.
 Những người không biết chọn lựa chồng hay vợ cứ nhắm vào sắc đẹp, ưa thích sắc đẹp, không chọn người có đức hạnh, nên khi thành vợ thành chồng, quen thuộc nhau thì những tính tình hung dữ, thô lỗ, thiếu văn hóa, vô đạo đức bộc lộ tướng thật hung ác, xảo trá, gian manh, đánh vợ, đập con, rượu chè say xỉn, v.v... Không còn biết tôn trọng và cung kính nhau nữa nên thường dùng những lời nói thô bạo, kém văn hóa, to tiếng chửi mắng, mạt sát, v.v... khiến cho cuộc sống bất an, bạo lực gia đình xảy ra, có khi gây ra án mạng hoặc li dị. Kẻ một nơi người một ngả. Bởi vậy chỉ có đạo đức mới quân bình được cuộc sống của con người; mới đem lại sự bình an cho cá nhân, gia đình và xã hội có trật tự an ninh.
 Trong bài này nói đến người con gái con nhà họ Mạnh nhan sắc xấu xí, da đen, người lùn thấp nhưng nàng có học thức, có đạo đức, biết lễ nghĩa, biết cung kính và tôn trọng mọi người.
 Dù người xấu xí da đen nhưng ai cũng mến yêu vì đức hạnh lễ nghĩa biết kính trọng người trên, kẻ dưới.
 Bởi vậy con người có giá trị là ở chỗ đức hạnh, còn sắc đẹp là một hình dáng cám dỗ những người vô minh, thiếu trí sáng suốt, không minh mẫn, si mê, dại khờ mới chạy theo sắc đẹp. Sắc đẹp là cái lưới, cái bẫy rập nên mọi người khó ai thoát khỏi. Người chạy theo sắc đẹp là chạy đi tìm sự đau khổ, sự tái sinh luân hồi. Có đúng như vậy không quý vị?
KẾT LUẬN VÀ ĐÁP ÁN:
Người xưa nói:
“Cái nết đánh chết cái đẹp”. Đúng vậy, đời thiếu đạo đức nên người ta mới đam mê sắc đẹp, người có đạo đức thì luôn luôn chọn người có đạo đức, chứ ít ai chọn sắc đẹp, vì sắc đẹp mà không có đạo đức thì cuộc sống chung nhau như địa ngục. Nếu người có sắc đẹp mà có đạo đức thì lại càng tốt đẹp hơn, nhưng cuộc đời này rất khó tìm người có sắc đẹp mà có đạo đức, còn ngược lại, có sắc đẹp mà không có đạo đức là phần nhiều. Nói như vậy không có nghĩa là những người không sắc đẹp là những người đều có đạo đức hết sao? Không, người không có sắc đẹp có đạo đức cũng rất hiếm; người không có sắc đẹp không đạo đức cũng rất nhiều.
 Bởi vậy tìm một người nam, cũng như tìm một người nữ có đạo đức trong thời này, dù người không sắc đẹp cũng như người có sắc đẹp đều không phải dễ dàng. Các con nên nhớ lời dạy này: “Sắc đẹp hay không sắc đẹp đều là pháp hữu vi, nên tất cả đều vô thường, không có người nào tồn tại cả, chỉ có đạo đức mới tồn tại mà thôi”. Hãy sống đạo đức các con ạ!
ĐOẠN 6:“Cha mẹ đã từng hỏi cô rằng, cô muốn lấy một người chồng như thế nào? Cô đã nói thẳng mà không e ngại: “Con không cần cao sang, không tham phú quý, con chỉ muốn lấy được một người đức hạnh cao thượng giống như Lương Hồng mà thôi”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Lễ Cao Thượng Khẩu Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN:
Tình nghĩa đạo gia đình không phải chỗ sắc đẹp, mà ở chỗ đạo đức lễ nghĩa. Đạo đức lễ nghĩa là sự biết cung kính và tôn trọng lẫn nhau, nhờ đó hai người cùng chung sống với nhau, cùng chia vui sẻ buồn cay đắng có nhau, v.v... Cuộc sống như vậy mới trong ấm ngoài êm, mới thấy tình chồng nghĩa vợ ngày thêm thấm đậm mặn nồng.
 Vậy quý vị nên chọn người có đức hạnh hay nên chọn người có sắc đẹp? Vì người có đức hạnh là người biết tôn trọng sự sống của nhau, biết đem lại sự an vui cho nhau, không những cho hai người mà còn cho mọi người, mọi loài động vật khác nữa, cho đến ngàn cây nội cỏ khác nữa, cho nên nàng họ Mạnh đã mạnh dạn nói thẳng với cha mẹ: “Con không cần cao sang, không tham phú quý, con chỉ muốn lấy được một người đức hạnh cao thượng giống như Lương Hồng mà thôi”. Đấy là người phụ nữ khôn ngoan, biết chọn chồng là người đức hạnh.
 Người chồng có đức hạnh thì biết tôn kính vợ con nên không bao giờ có lời to, tiếng lại, tính tình hiền lành không bao giờ hung dữ chửi mắng, bắt nạt vợ con; không bao giờ nói lời nặng nhẹ, nói lời không ái ngữ; không bao giờ nói lời thô bạo hoặc xưng hô kêu gọi nhau bằng “mầy, tao, mi, tớ” và không bao giờ bạt tay hay đấm đá vợ con.
 Trong tình nghĩa đạo gia đình, vợ chồng con cái đều lấy đức lễ đối xử nhau, nên mọi người đều biết cung kính và tôn trọng lẫn nhau như trên đã nói. Dù là con cái còn bé bỏng nhưng cha mẹ nên đối xử với chúng như người lớn, như người bạn thân. Nhờ đó gia đình mới có yên vui và hạnh phúc.
 Vợ tôn trọng chồng, chồng tôn trọng vợ thì làm sao có những lời nói nặng nhẹ nhau; thì làm sao có những lời nói thô lỗ, tục tằn kém văn hóa; thì làm sao có những lời nói mạt sát vợ hoặc chồng con. Cho nên đức lễ rất cần thiết cho mọi người để cuộc sống gia đình luôn luôn được yên vui và hạnh phúc.
 Con người khi mới gặp nhau còn xa lạ nên theo phép xã giao rất lịch sự, tỏ ra có vẻ lễ phép tôn trọng, kính mến, ăn nói dè dặt ngọt ngào lễ độ “thưa trình, dạ dạ, vâng vâng”. Nhưng khi đã quen mặt nhau rồi thì bộ mặt thật của con người vô đạo đức sẽ hiện lộ ra bản chất của loài động vật hung dữ. Và đức lễ cung kính và tôn trọng lẫn nhau không còn nữa, lời nói sỗ sàng hung hăng. Lúc bấy giờ gia đình là địa ngục trần gian, cứ ít hôm không việc này thì việc khác xảy ra khiến cho mọi người trong gia đình đau khổ lại càng đau khổ hơn. Bởi vậy chúng ta hãy cẩn thận, dè dặt vì con người có hai mặt: mặt thiện và mặt ác. Mặt thiện là đạo đức nhân bản, còn mặt ác là vô đạo đức nhân bản, đó là bản chất của loài động vật chứ không phải là con người.
 Từ khi đạo Phật ra đời chỉ dạy và giúp cho loài người biết cách thức sống đúng theo mặt thiện. Sống đúng theo mặt thiện là sống đúng bản chất của con người thật, còn ngược lại là sống theo bản chất của loài thú vật. Cho nên muốn làm người thật thì luôn luôn lúc nào cũng phải ngăn và diệt tất cả những hành động thân, khẩu, ý ác. Bởi những hành động thân, khẩu, ý ác là những hành động sống vô đạo đức, vô nhân bản.
 Nhờ đó đạo Phật mới xác định được con người nào là con người thật và con người nào là con người thú vật. Bởi vậy người nào sống làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh là con người thú vật. Bởi vì con người sao nỡ tâm ăn thịt những loài động khác, vì chúng cũng có sự sống bình đẳng như con người vậy. Chỉ có những con thú mới ăn thịt nhau mà thôi. Có đúng như vậy không quý vị? Những người sống không làm khổ mình, khổ người và không làm khổ tất cả chúng sinh, đó là con người thật con người. Lời xác định quả quyết này về con người thật là như vậy, cho nên trên đời này không có một người nào dám phủ nhận lời dạy này.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:
Đức lễ đối với đạo Phật là đức khiêm hạ, một đức hạnh cung kính và tôn trọng đối với sự sống của mọi người và muôn loài với một lòng từ bi thương xót, không bao giờ làm khổ mình, khổ người và khổ muôn loài chúng sinh. Đó là một đức hạnh tuyệt vời mà con người cần phải luôn luôn sống để đem lại sự an vui cho loài người trên thế gian này. Các con nên nhớ và tu tập rèn luyện đức khiêm hạ để xứng đáng là những người con Phật.
ĐOẠN 7:“Câu nói của cô về sau đến tai Lương Hồng. Lương Hồng đã cảm thấy rằng người con gái họ Mạnh kia có thể tâm đầu ý hợp với mình. Chàng đã chẳng hề để ý đến dung nhan xấu xí của cô, vui vẻ mời người làm mối đến cầu hôn”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Lễ Cung Kính, Tôn Trọng Ý Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN:
Một người hiểu và thông suốt đạo đức thì luôn luôn biết tôn trọng đạo đức và lấy đạo đức làm cuộc sống cho mình. Do đó Lương Hồng đã chọn người con gái nhà Mạnh, nên cho người đến dạm hỏi nàng về làm vợ.
 Lương Hồng là một người sáng suốt minh mẫn, biết chọn vợ là người có đạo đức. Vì vợ chồng sống có đạo đức thì biết nhường nhịn và tôn trọng lẫn nhau; biết chia sẻ những cay đắng ngọt bùi khi gặp hoạn nạn; biết vượt khó lúc gặp gian nan thử thách, nhờ đó gia đình mới có hạnh phúc an vui.
 Trong gia đình vợ chồng con cái đều sống chung nhau thì đức cung kính và tôn trọng là hàng đầu. Trong một tập thể nào cũng vậy, phải luôn luôn có sự cung kính và tôn trọng lẫn nhau, đó là điều đem lại sự bình an và hạnh phúc lớn nhất. Nếu thiếu sự cung kính và tôn trọng nhau thì mọi người trong gia đình cũng như ngoài xã hội sẽ tự làm khổ đau cho nhau mà không lường được.
 Bản thân mình không cung kính và tôn trọng người khác thì đừng mong người khác cung kính và tôn trọng mình. Người giữ gìn đức lễ cung kính và tôn trọng người khác là người có tính khiêm hạ như trên đã nói. Đức khiêm hạ là một đức hạnh rất cao đẹp khiến cho giá trị con người càng tăng thêm. Nhờ lòng cung kính và tôn trọng mọi người nên mọi người đều cung kính và tôn trọng quý mến lại mình nhiều hơn.
 Làm người phải biết đức lễ là đạo đức đầu tiên của con người, vì vậy con người cần phải học hỏi về đạo đức lễ nghĩa, về sự cung kính và sự tôn trọng mọi người. Muốn làm được những điều này thì chỉ có lòng yêu thương chân thật.
 Chính lòng yêu thương chân thật mới tha thứ mọi lỗi lầm của người khác; mới tôn trọng và cung kính người khác thật sự.
 Trên đời này chỉ có đức hiếu sinh, hiếu sinh với mọi người, hiếu sinh với mọi loài vật. Nhờ có đức hiếu sinh như vậy chúng ta mới biết tôn trọng sự sống của nhau, có tôn trọng sự sống của nhau chúng ta mới thực hiện đức khiêm hạ chân thật với mọi người. Và đó mới chính là lòng tôn kính thật sự. Nếu hạ mình tôn kính người khác mà thiếu đức hiếu sinh thì đó là sự hạ mình cầu cạnh một điều gì, hoặc vì sợ hãi nên làm ra vẻ hạ mình cung kính, chứ kỳ thực trong tâm họ không cung kính và tôn trọng ai hết.
 Ở trên đời này vì sự xã giao nên họ làm ra vẻ lịch sự cung kính và tôn trọng người khác, chứ trong thâm tâm của họ vẫn xem tất cả mọi người không ai hơn mình.
 Chúng ta là những người học đạo đức nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Cho nên sự cung kính và tôn trọng người khác là do từ lòng yêu thương sự sống của mọi người, của mọi loài. Cho nên lòng cung kính tôn trọng của chúng ta là sự thật, chứ không phải là hình thức che đậy một cách giả dối.
 Trong các trường học thường nêu khẩu hiệu:
“TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN”, nhưng lễ như thế nào thì họ chỉ biết dạy trẻ con khoanh tay hay chắp tay cúi đầu chào người khác, chứ đức lễ rất rộng, nghĩa nó không chỉ chào hỏi mà còn nhiều hành động lễ khác nữa. Khi hai người gặp nhau chắp tay xá chào, đó là lễ; khi hai người gặp nhau bắt tay chào nhau theo kiểu người Tây phương cũng đều là lễ; khi hai người gặp nhau ôm nhau hoặc hôn nhau cũng là lễ, v.v... Lễ đó là lễ chào hỏi. Lễ nghĩa chào, thưa hỏi của mỗi dân tộc trên hành tinh này đều có nhiều hành động khác nhau theo phong tục tập quán của riêng mỗi dân tộc. Còn ở đây chúng ta chỉ nói riêng về lễ của đạo Phật. Lễ của đạo Phật có rất nhiều điều cần phải học hiểu, cho nên cần được nêu ra ở đây để mọi người hiểu cho rõ ràng.
 Lễ của đạo Phật như một lời nói to tiếng với người khác là thiếu lễ, nói lời thô lỗ là thiếu lễ, một hành động thiếu nhã nhặn đối với người khác là thiếu lễ, bố thí giúp đỡ người khác mà có vẻ khinh khi người thì đó là thiếu lễ, cho người ăn xin mà ném tiền vào nón hay vào bị của người ăn xin là thiếu đức lễ. Bố thí cho người khác bất cứ một vật gì đều phải trịnh trọng tôn kính người mình cho, dù đó là một em bé, hành động như vậy là người có đức lễ. Cho nên sự cung kính tôn trọng như vậy mới thật là lễ.
 Đối với đạo Phật, một người nói dối là thiếu đức lễ; một người giết người hay giết loài vật làm thực phẩm để ăn là người thiếu đức lễ; một người tà dâm là một người thiếu đức lễ; một người tham lam trộm cắp, cướp của người khác là thiếu đức lễ; một người uống rượu là thiếu đức lễ.
 Thường người ta bảo: “rượu lễ, rượu nghĩa”, đó là theo phong tục tập quán của những dân tộc và của những bộ lạc trên thế giới, do thích uống rượu, nên mới lấy rượu làm lễ làm nghĩa, làm đầu câu chuyện để nhậu nhẹt say xỉn. Trái lại, đạo Phật thấy rượu là một chất nước độc rất nguy hiểm làm cho con người loạn trí rối thần kinh. Khi “rượu vào lời ra” là nói những lời kém văn hóa, thô bạo, hung dữ, phách lối, ngang tàng, chửi thề, tục tĩu, v.v... Cho nên người nào uống rượu dù không say nhưng vẫn là người thiếu đức lễ, tức là thiếu sự tôn trọng và cung kính mình và người khác.
 Ngoài ra, một hành động không oai nghi tế hạnh là thiếu đức lễ; hành động đi cúi đầu như ngựa là thiếu đức lễ (đi không tự nhiên, giống như người đi kinh hành, cổ cúi xuống nhìn bước chân); một hành động đi đứng vội vàng hấp tấp là thiếu đức lễ...
 Vợ chồng biết cung kính và tôn trọng lẫn nhau thì không bao giờ có sự rầy rà buồn phiền.
 Vợ chồng hay rầy rà buồn phiền là do vợ chồng không cung kính và tôn trọng nhau, đó là thiếu đức lễ. Vợ chồng xem thường nhau nên từ chỗ rầy la đi đến chỗ bạo lực gia đình: đánh, chửi mắng nhau và sẽ đi đến chỗ li dị xa nhau cũng là thiếu đức lễ.
 Xã hội thiếu sự cung kính và tôn trọng lẫn nhau nên mới xảy ra chửi chó mắng mèo, mới có đánh nhau, mới có trộm cắp cướp giựt của nhau, mới có lường lận dối trá. Cho nên đức lễ quan trọng trong cuộc sống hàng ngày như vậy, nếu chúng ta không chịu học đạo đức và nhất là không chịu trau dồi đức lễ thì rất uổng cho một kiếp làm người. Muốn trau dồi đức lễ thì ngay bây giờ chúng ta phải tu tập lòng yêu thương nhau, phải tập luyện lời nói ái ngữ đối với mọi người. Dù người giàu hay người nghèo, vua quan, trẻ em trai hay gái đều dùng những lời nói ôn tồn, nhã nhặn, êm dịu, xưng hô một cách đúng đắn, không được gọi nhau “mày, tao, mi, tớ” hoặc to tiếng cãi nhau, múa tay, múa chân, muốn đấm đá đánh nhau.
 Những lời nói dùng danh từ và những hành động thô lỗ kém văn hóa, vô lễ độ là người thiếu đức lễ. Cho nên những người có đạo đức luôn luôn tránh xa với những hạng người này. Người có đạo đức là người luôn luôn lúc nào cũng biết tôn trọng người khác và tất cả những loài vật khác.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:
Hãy tìm người có đạo đức làm bạn, tránh xa những người thiếu đạo đức, vì những người thiếu đạo đức sẽ làm khổ mình, làm khổ người và làm khổ tất cả chúng sinh. Trong bài này, Lương Hồng tìm người vợ có đạo đức, không cần sắc đẹp, đó là một người biết sống, là người khôn ngoan. Còn những người chạy theo sắc đẹp là người chưa biết sống, là người thiếu hiểu biết về đạo đức làm người. Người chọn hình sắc đẹp bên ngoài là người không tri kiến đạo đức, là người ham mê sắc dục, cho nên cuộc đời của họ thường phải chịu nhiều đau khổ và phiền não.
 Đạo đức là một phương pháp đem lại sự bình an cho mọi người, cho nên người sống có đạo đức là người được mọi người quý trọng. Vì vậy các con nên học và rèn luyện nhân cách đạo đức, nhất là sống với đức hiếu sinh cung kính và tôn trọng sự sống của mọi người và mọi vật, nhờ đó sự sống mới được bình đẳng như nhau. Nhờ đó con đường tu tập của các con mới buông xả sạch, và tâm các con mới trở nên thanh thản, an lạc và vô sự; nhờ đó tâm các con mới trở nên bất động hoàn toàn trước các ác pháp và các cảm thọ.
ĐOẠN 8:“Cô gái nghe nói Lương Hồng đến cầu hôn, niềm vui lộ ra mặt. Cô vội đi sắm nữ trang, may áo lụa, hài gai. Trong ngày lễ thành hôn, cô gái họ Mạnh vấn tóc cao, trên đầu cài rất nhiều trang sức rực rỡ”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Thiếu Đức Ly Tham, Thiểu Dục Tri Túc Thân Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN:
Một người con gái sắp về nhà chồng phải lo sắm sửa đồ trang sức quần này áo kia để làm đẹp, các cô gái cứ nghĩ mình làm như vậy chồng sẽ thương yêu mình nhiều hơn. Người ta tham sắc đẹp và tiền của nhiều thì cũng người ta ham thích, còn những người biết sống đạo đức thì không cần sắc đẹp, không cần tiền của nhiều mà chỉ cần người có đạo đức lễ nghĩa biết cung kính và tôn trọng lẫn nhau, biết thiểu dục tri túc, biết cần kiệm trong việc chi tiêu. Cho nên con gái nhà họ Mạnh sắm sửa nữ trang, mua áo lụa, hài gai, vấn tóc cao, trên đầu cài rất nhiều trang sức rực rỡ làm đẹp, đó không phải hành động giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên của một người hiền đức.
 Người trang điểm làm đẹp một cách giả tạo tức là có sự gian xảo trong sắc đẹp. Có sự gian xảo trong sắc đẹp là có giả dối, có giả dối là thiếu đức thành thật. Thiếu đức thành thật thì có việc ác nào mà họ không làm được? Cho nên người con gái nhà họ Mạnh trang điểm làm đẹp là một điều đáng chê, không phải là người hiền đức. Người con gái nhà họ Mạnh đã lầm đạo đức và trang điểm làm đẹp. Hễ có đạo đức thì không nên trang điểm làm đẹp, mà hễ có trang điểm làm đẹp thì không bao giờ có đạo đức.
 Đạo đức luôn luôn đi đôi với cái đẹp tự nhiên, còn có cái đẹp giả tạo do trang điểm mà có là không có đạo đức.
 Trên đời này có rất nhiều điều giả dối. Khi con người sinh ra đều theo luật nhân quả nên mới có người tốt kẻ xấu; mới có người hiền kẻ hung dữ; mới có người lùn kẻ cao; mới có người giàu sang kẻ nghèo hèn; mới có người làm vua kẻ làm dân; mới có người tật nguyền kẻ lành lặn. Tất cả đều do nhân đời trước mà đời nay phải trả vay. Vậy mà họ muốn chuyển đổi nhân quả, kẻ xấu làm cho đẹp, vì thế mới mang bệnh tật khó trị; cũng như người nghèo hèn mà muốn sang giàu nên sinh ra trộm cắp, cướp giật, gian tham lường lận gạt người, nên phải đi tù tội cải tạo giam cầm 5 năm, 10 năm, có khi tử hình.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:
Người phụ nữ nào cũng thích trang điểm và sửa sang sắc đẹp, nên người ta nói đó là bản chất của nữ giới.
 Đúng vậy, nữ giới tâm thường ưa trang điểm, soi gương, thoa son, đánh phấn, đeo vòng vàng.
 Dù là một người phụ nữ rất xấu họ cũng vẫn thích trang điểm.
 Theo chúng tôi nghĩ, người phụ nữ ưa thích trang điểm không phải đó là bản chất tự có sẵn của họ, mà do huân tập thành thói quen nhiều đời nên sinh ra làm phụ nữ là ưa thích trang điểm làm đẹp. Nếu người phụ nữ được hướng dẫn để sắc đẹp tự nhiên thì dù cho một người xấu vẫn đẹp như thường, đẹp trong cái tự nhiên không giả tạo là cái đẹp hồn nhiên trong trắng.
 Một người da đen vẫn có cái đẹp của người da đen, người da trắng cũng vậy, vẫn có cái đẹp của người da trắng. Còn da trắng bằng phấn sáp thì mất vẻ tự nhiên. Trong cái xấu vẫn có cái đẹp, trong cái đẹp vẫn có cái xấu, đó là cái đẹp tự nhiên, còn trau chuốt trang điểm phấn son và đeo vòng vàng đầy cổ, đầy tay là cái đẹp nhân tạo. Cái gì nhân tạo tô điểm là cái đẹp không chân thật, đó là cái đẹp trong cái xấu. Chỉ có những người thiếu đạo đức mới ưa thích cái đẹp giả tạo. Người có đạo đức thì ưa thích cái đẹp của đạo đức, vì cái đẹp của đạo đức sẽ đem đến sự an vui cho mình, cho người. Đó là cái đẹp của tâm hồn mà các con nên nhớ lấy để cho cuộc sống được bình an, yên vui và hạnh phúc.
ĐOẠN 9:“Nhưng trong suốt 7 ngày liền, Lương Hồng không hề đoái hoài đến cô. Cô gái không biết vì sao chồng mình như vậy, nàng quỳ trước mặt Lương Hồng với v   ẻ xấu hổ, thưa rằng: “Thiếp mong chàng đừng bỏ thiếp, trong lòng thiếp vô cùng cảm kích chàng. Nhưng có ai ngờ được tình duyên mới bắt đầu mà chàng đã xem thiếp như người xa lạ. Không biết có việc gì đã làm mạo phạm đến chàng, cầu xin chàng rộng lòng chỉ bảo”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐOẠN 9:“Nhưng trong suốt 7 ngày liền, Lương Hồng không hề đoái hoài đến cô. Cô gái không biết vì sao chồng mình như vậy, nàng quỳ trước mặt Lương Hồng với v   ẻ xấu hổ, thưa rằng: “Thiếp mong chàng đừng bỏ thiếp, trong lòng thiếp vô cùng cảm kích chàng. Nhưng có ai ngờ được tình duyên mới bắt đầu mà chàng đã xem thiếp như người xa lạ. Không biết có việc gì đã làm mạo phạm đến chàng, cầu xin chàng rộng lòng chỉ bảo”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Lễ Cầu Xin Chỉ Lỗi Khẩu Hành, Thân Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN:
Nàng họ Mạnh tưởng trang điểm là được Lương Hồng yêu thương nhiều, không ngờ Lương Hồng là người chọn đạo đức, thấy nàng trang điểm là biết người không đạo đức nên chẳng đoái hoài đến cô suốt 7 ngày liền từ ngày cưới. Trên đời rất hiếm người như Lương Hồng. Sắc đẹp không làm lay chuyển con người của Lương Hồng, chàng chọn người vợ đức hạnh, thế mà người vợ đức hạnh gì lại trang điểm, chỉ là tiếng đồn chứ người con gái nào cũng vậy, thích trang điểm làm đẹp thì đạo đức còn gì cho nên chàng chẳng màng tới.
 Người có đạo đức thì không ăn mặc hở hang, còn những người vô đạo đức thì ăn mặc hở hang, sửa sang sắc đẹp để quyến rũ người khác phái, để làm chuyện dục lạc bất tịnh đồi bại giống như gái mãi dâm. Nhìn những phụ nữ ngày nay thì chúng ta nhận thấy rõ ràng đạo đức đang xuống cấp, người phụ nữ chỉ biết làm đẹp chứ không biết rèn luyện nhân cách đạo đức làm người; chứ không biết để làm nên một con người thanh cao đẹp nết tinh thần, sống đúng hồn nhiên trong trắng, thanh tịnh cao thượng đối với mình, với mọi người.
 Người có đạo đức sống không lừa đảo dối gạt ai, tuy xấu mặt, xấu mày chứ tinh thần không xấu. Tinh thần lúc nào cũng nêu cao lối sống chân thật, khi cha mẹ sinh ra như thế nào thì vui lòng chấp nhận như thế nấy, không đến mỹ viện sửa sang sắc đẹp, không tạo sắc đẹp giả tạo. Vì trang điểm giả tạo như vậy là đã chuyển đổi nhân quả bằng khoa phẫu thuật ngoại hình, nhưng chúng tôi e rằng quý vị sẽ không tránh khỏi nhân quả chồng lên nhân quả, gương mặt xấu lại càng trở nên xấu hơn. Cho nên báo chí thường loan tin tức các bà, các cô đi mỹ viện hoặc thoa kem này, kem kia để làm cho mình đẹp hơn, nhưng không tránh khỏi da mặt sần sùi, trở thành người bệnh tật. Người có gương mặt xấu lúc nào nó cũng xấu, dù có làm gì nó cũng xấu.
 Muốn thay đổi gương mặt xấu, không gì bằng là nên tạo duyên nhân quả thiện. Tạo duyên nhân quả thiện thì không nên chê cười người có gương mặt xấu, mà hãy tập nhìn cái xấu, cái đẹp của cơ thể con người qua cái đẹp của tâm hồn đạo đức.
 Đối với cái nhìn của con người thì sắc đẹp của người phụ nữ có tuyệt trần đến đâu, có trở thành hoa khôi thế giới thì nó vẫn là cái xấu của những loài vật khác. Bởi cái nhìn của tất cả loài thú vật thì sắc đẹp phụ nữ chỉ là con quái vật hay ít nhất cũng là một hung thần, vì bàn tay của người phụ nữ thường giết hại các loài chúng sinh làm thực phẩm để ăn.
 Trong lịch sử Trung Hoa, người đẹp như Tô Đắc Kỷ, Bao Tự, Võ Tắc Thiên, Dương Quý Phi, v.v.. những sắc đẹp ấy toàn là những người hung ác giết người không gớm tay. Cho nên hữu nhan sắc hữu ác đức. Vì thế Lương Hồng thấy vợ mình sửa sang trang điểm làm đẹp là ông không vui lòng. Trong những ngày động phòng hoa chúc ông chẳng ngó ngàng gì đến nàng, khiến cho nàng không biết mình phạm lỗi gì mà chồng chẳng ngó ngàng tới.
 Bất cứ hoàn cảnh nào, người có đức hạnh LỄ NGHĨA đều biết hạ mình quỳ xuống xin mọi người chỉ cho mình biết những lỗi lầm để tự khắc phục sửa sai, để trở thành những người tốt sau này. Còn những người thiếu đức hạnh thì nghênh ngang, lên giọng kẻ cả, lại còn dùng lời lẽ ác ngữ chỉ trích, chê người khác có lỗi hoặc nói nặng nhẹ nhau.
 Người con gái nhà họ Mạnh thật là người có đạo đức, khi thấy chồng buồn bã không nói thì dùng lễ quỳ xuống xin chỉ dạy những điều sai.
 Đó là đức tôn kính trên đời này ít có ai làm được, vì vợ chồng ở đời này họ thường xem nhau ngang hàng, nên không bao giờ quỳ xuống xin lỗi, đó là họ hiểu nghĩa bình đẳng không đúng nghĩa. Bình đẳng là biết tôn trọng và cung kính sự sống của nhau; bình đẳng trong đạo đức lễ nghĩa mới thật là bình đẳng. Vì đạo đức lễ nghĩa dạy chúng ta phải cung kính và tôn trọng mọi người.
 Như chúng ta đã biết: người nào cũng có sự sống bình đẳng như nhau, dù đó là một đứa bé, nhưng chúng cũng có sự sống bình đẳng như mọi người. Vì vậy dù làm cha hay mẹ, chúng ta cũng không nên đánh con cái hay nói lời chửi mắng chúng, hoặc gọi chúng bằng “mày” và xưng hô với chúng là “tao”, đó là chúng ta không tôn trọng quyền sống của chúng, tức là chúng ta thiếu đức lễ. Hầu hết mọi người trong xã hội đều ỷ mình là cha và mẹ, là người sinh nó ra nên không tôn trọng sự sống của con cái, do đó mới có những cái tát tay.
 Con cái còn phải tôn trọng như vậy, huống là tình nghĩa vợ chồng thì phải cung kính và tôn trọng lẫn nhau hơn nữa. Khi muốn nói một điều gì mà cảm thấy mình có lỗi thì nên quỳ xuống xin lỗi, đó là lễ nghĩa của người có đạo đức. Còn những người thiếu đạo đức, khi có sự bất toại nguyện hoặc có sự gây cấn nhau thì họ lộ ra vẻ khinh khi hoặc xem người khác (đối tượng) còn thua con thú vật. Do không tôn trọng và cung kính người khác nên dùng lời lẽ thô lỗ, tiếng nói cộc cằn không êm dịu, thường dùng lời nói to tiếng la lối, mạt sát nhau như kẻ thù địch. Lúc bấy giờ đức lễ không còn nữa, chỉ còn lại là những hành động và lời nói của giới lưu manh, du côn, du đãng.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:
Đức cầu xin chỉ lỗi cho mình là một hành động tốt đẹp cao quý biết tôn trọng mình, tôn trọng người, đó là điều cần thiết cho cuộc sống con người, vì làm người có ai không lầm lỗi, nhưng biết cầu xin người chỉ lỗi để mình sửa sai là một hành động tự giác cao đẹp tuyệt vời.
 Chúng ta là những người tu theo Phật giáo, lấy giới luật đức hạnh làm cuộc sống, vì thế ĐỨC CẦU XIN CHỈ LỖI cho mình là một việc làm cần thiết và lợi ích rất lớn cho mình, để mỗi ngày mình lại thêm tiến bộ về đời sống đạo đức nhiều hơn nữa.
 Đức cầu xin chỉ lỗi để mình sửa sai đâu có gì hèn hạ, nó là một hành động cao thượng dám xin người chỉ lỗi, dám nhận lỗi để sửa sai thì đó là một hành động đáng khen. Các con hãy nhớ lời dạy này: “Xin người chỉ lỗi cho mình là một hành động cao quý vô cùng”.
ĐOẠN 10: “Lương Hồng thấy vợ mình quỳ dưới đất, trong lòng không kìm được nữa, vội vàng đỡ nàng dậy và nói: “Từ lâu đã nghe nàng là người hiền đức lễ nghĩa, có ai ngờ rằng nàng là một người thích hư danh. Nhìn nàng phấn son, đầy mình gấm vóc, đó chẳng lẽ lại không làm cho ta thất vọng ư!”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Cung Kính Thẳng Thắn Chỉ Lỗi.
GIẢI TRÌNH ÁN: Lương Hồng là một người có đầy đủ đạo đức lễ nghĩa, khi thấy vợ mình biết quỳ dưới đất xin chỉ cho thấy những lỗi lầm của mình thì chàng biết ngay chỉ những người có đạo đức mới quỳ dưới chân chồng như vậy. Thật trên đời này rất hiếm thấy có một người phụ nữ nào như vậy. Biết tôn trọng cung kính chồng, chưa biết mình có lỗi gì mà gan dạ dũng cảm quỳ dưới chân chồng xin chỉ lỗi thật đáng khen, đáng ca ngợi. Nếu cuộc đời này ai ai cũng đều có đức lễ như người con gái nhà họ Mạnh thì cuộc sống gia đình hạnh phúc biết bao, là thiên đàng. Trên đời này nếu mọi người ai cũng biết giữ gìn đức lễ với nhau, tức là biết cung kính và tôn trọng lẫn nhau thì đã mang lại sự bình an vô cùng vô tận.
 Nếu một người có đức hiếu sinh mà không đức lễ thì đức hiếu sinh ấy chỉ là đức hiếu sinh nhất hướng. Đức hiếu sinh đa hướng là đức hiếu sinh mang đầy đủ đức lễ cung kính và tôn trọng mọi người. Khi cung kính và tôn trọng mọi người bằng một lòng yêu thương chân thật thì người ấy phải am tường sự sống của mọi người trên thế gian này là rất quý báu. Vì sự sống rất bình đẳng ai cũng như ai, thậm chí như những loài động vật khác đều có sự sống cũng như nhau. Vậy sao chúng ta không tôn trọng sự sống của nhau, lại lợi dụng uy quyền thế lực hoặc tiền của hoặc sức mạnh để cướp đoạt sự sống của người khác và vật khác, đó là công bằng sao? Hằng ngày chiến tranh đã cướp đi hàng trăm, hằng vạn sinh mạng sống của con người mà lịch sử loài người đã chứng minh và xác định điều ấy. Xương máu của con người đã chồng chất trên hành tinh này như núi, như sông. Con người không biết tôn trọng sự sống của nhau như vậy thì sự sống của những loài động vật khác còn có nghĩa lý gì đối với con người. Cho nên họ giết hại các loài động vật để làm thực phẩm. Tiếng kêu la thảm thiết của loài gia súc như gà, vịt, heo, dê, bò, chó và cá tôm hằng ngày chết biết bao nhiêu vì bàn tay độc ác của loài người thật là ghê rợn. Ôi! Sao con người không biết thương sự sống. Mà sự sống của muôn loài còn quý hơn vàng, bạc, châu báu, kim cương, v.v...
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:
Người vợ quỳ xuống xin chồng chỉ lỗi cho mình để sửa sai thì trên đời này thật là hiếm thấy, đó là người vợ biết cung kính và tôn trọng chồng, còn riêng người chồng thì sao? Lương Hồng thấy vợ mình quỳ dưới đất, trong lòng không kìm được nữa nên vội vàng cúi xuống đỡ nàng dậy. Hành động cúi xuống đỡ dậy cũng là một hành động cung kính và tôn trọng.
 Những hành động vợ chồng cung kính và tôn trọng nhau như vậy thật là hạnh phúc vô cùng.
 Vậy các con nên nhớ những lời dạy này: Suốt đời luôn luôn phải biết cung kính và tôn trọng mọi người. Dù ai có làm những điều hung dữ hay làm những điều ác thì để tự họ phải gánh chịu những hành vi ác, còn riêng các con nên tôn trọng và cung kính sự sống của mọi người.
 Dù người đó lớn tuổi cũng như người đó trẻ tuổi, cho đến một em bé, các con đều nên tôn trọng và quý mến như nhau. Sự quý mến và tôn trọng sẽ mang lại sự bình an, yên vui cho các con.
ĐOẠN 11:“Cô gái họ Mạnh nghe chồng nói vậy, trong lòng rất vui mừng, mỉm cười mà rằng: “Thì ra là như thế. Việc trang điểm của thiếp chẳng qua để thử ý và nguyện vọng của chàng. Từ nay về sau thiếp chỉ ăn mặc đơn sơ, uống trà bần, ăn cơm tẻ, thề sẽ sống suốt đời với chàng!”. Nói xong lập tức tháo cặp tóc, bỏ nữ trang, thay áo vải”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Thiểu Dục Tri Túc Ý Hành, Thân Hành, Khẩu Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN: Một người sống có đạo đức ai nhìn vào cũng biết ngay liền, vì cách sống của họ rất đơn giản, đời sống luôn luôn thiểu dục tri túc, ăn cũng như mặc luôn luôn giữ gìn cách sống tự nhiên, không cầu kỳ trang điểm làm vẻ đẹp giả tạo. Khi cha mẹ sinh ra như thế nào thì luôn luôn giữ gìn như thế nấy và sống giản dị, nhất là những hành động đối xử với mọi người đều tỏ ra cung kính và tôn trọng, dù là một em bé vẫn đối xử như người lớn như trên đã nói, dùng lời nói xưng hô rất ngọt ngào, êm ái.
Ở đây, khi nghe Lương Hồng không chấp nhận sự làm đẹp của nàng, thì ngay đó nàng con gái nhà họ Mạnh liền dẹp những đồ trang điểm, chỉ còn ăn mặc đơn sơ, uống trà bần, ăn cơm tẻ thanh bần, chi tiêu ít tốn kém, biết tiết kiệm giành dụm khi đau ốm, đó là lối sống của người có đạo đức. Còn những người sống thiếu đạo đức thì khoe khoang sự giàu sang bằng cách ăn mặc trang điểm, vàng đeo đầy tay, trâm cài lược giắt, chuỗi ngọc đeo đầy cổ, nay ăn mặc quần này, mai ăn mặc áo kia hoặc chạy theo các “mode” thời trang. Đó là những người thiếu đạo đức, người thiếu đạo đức thì không bao giờ sống đơn giản.
Lương Hồng là người đạo đức, nên khi thấy người con gái nhà họ Mạnh trang điểm sống theo kiểu giả tạo không thành thật thì rất buồn, từ ngày cưới cho đến suốt 7 ngày chàng không hề nói một lời nào với nàng. Người con gái nhà họ Mạnh thấy chồng đối xử với mình rất lạ như thế nên quỳ xuống đảnh lễ chồng, xin cho biết mình có lỗi gì? Khi được chồng cho biết sự thiếu đạo đức của mình như vậy nên nàng vui mừng, dẹp hết trang điểm, sống đơn giản như trước kia nàng đã sống.
 Đấy, các con xét thấy rất rõ, sống đơn giản không trang điểm, không đua đòi hơn thua với ai cả, đó là nếp sống đạo đức thiểu dục tri túc.
 Người sống thiểu dục tri túc thì tâm hồn thảnh thơi, an lạc và vô tư. Đó là hạnh phúc chân thật của loài người.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG: 
Người sống ít muốn biết đủ là người sống an vui hạnh phúc nhất trên đời. Bởi đức thiểu dục tri túc là một đức hạnh cao thượng, biến con người trở thành những người không tham lam, trộm cắp, cướp của, giết người; biến con người trở thành những người liêm chính, chí công, vô tư và không tiêu cực ăn lo lót, hối lộ, v.v...
Đức thiểu dục tri túc rất cần thiết cho đời sống khoa học công kỹ nghệ hiện đại hóa, bởi nó giúp chặn đứng lòng tham dục của loài người đang tăng theo vật chất tiện nghi của thời đại.
Đức thiểu dục tri túc tạo cho con người có một đời sống thanh cao, an ổn mà không bị vật chất lôi cuốn trong dòng danh nẻo lợi.
Đời sống thiểu dục tri túc là đời sống của những bậc ly trần thoát tục thanh thoát và cao thượng. Vậy các con nên nhớ lời dạy này mà tập sống một đời người biết thiểu dục tri túc. Đấy là chân hạnh phúc các con ạ!
ĐOẠN 12:“Lương Hồng thấy thế, ngắm một hồi lâu và khen rằng: “Thực ra nàng không hề xấu chút nào, rất giống một viên ngọc bích ánh sáng rực rỡ. Ta sẽ đặt cho nàng một cái tên gọi là Mạnh Quang”. Từ đó về sau, vợ chồng thương yêu nhau ngày một đậm đà hơn. Lương Hồng luôn luôn yêu thương vợ mình, còn Mạnh Quang chăm sóc hết mình người chồng yêu quý”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Lễ Vợ Chồng Cung Kính Tôn Trọng Lẫn Nhau Thân Hành, Khẩu Hành, Ý Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN: 
Đức lễ là sự tôn kính lẫn nhau, tức là tôn kính sự sống của nhau trên hành tinh này. Nếu trên đời này ai cũng biết giữ gìn đức lễ thì thế gian này đâu có sự khổ đau. Phải không quý vị? Người sống với đức lễ đối với bản thân mình thì phải sống đơn giản thiểu dục tri túc, không tranh đua hơn thiệt, không làm sang làm đẹp, không trang điểm lòe loẹt, không khoe khoang sự giàu sang danh lợi của mình. Bởi vì nếu có tâm tỏ vẻ hơn người là đã đánh mất đức lễ. Đức lễ luôn luôn tỏ ra khiêm hạ đối với bất cứ người nào. Đức khiêm hạ không phải là sự luồn cúi để cầu xin một điều gì. Đức khiêm hạ là hạ mình cung kính và tôn trọng mọi người, đó là cách sống không làm đau khổ người khác hay loài vật khác; không nói lời nói hung dữ với người khác, chứ không phải luồn cúi dạ dạ vâng vâng trông rất sợ hãi. Người luồn cúi người khác là không có đức lễ với bản thân mình.
Đức lễ đối với gia đình là phải cung kính và tôn trọng mọi người trong gia đình, cung kính và tôn trọng mọi người không phải luồn cúi khúm núm sợ hãi mà là không làm cho những người trong gia đình buồn bã như nói lời thô lỗ cộc cằn, hung dữ, chửi thề hay nói tục tĩu, la hét, mạt sát, mạ lị chửi mắng nhau, v.v... Cũng như không làm những hành động vụt chạt quăng ném, xô đẩy, múa tay, múa chân, xỉa xói, v.v...
 Không làm những hành động thiếu văn hóa đó là cung kính và tôn trọng người khác.
Trong gia đình mà biết tôn trọng và cung kính mọi người như vậy thì xã hội không bao giờ có lớn tiếng với những người khác, cho nên cái khó nhất là đức lễ đối xử với những người thân trong gia đình.
Đức lễ được mọi người áp dụng vào đời sống hằng ngày thì con người biết tôn trọng và cung kính với nhau, như vậy thì thế gian này rất hạnh phúc, mọi người sẽ không còn ai làm khổ cho ai.
 Và bởi vậy thế giới sẽ hòa bình, không còn có chiến tranh. Nếu con người ai cũng biết lễ nghĩa tôn trọng và cung kính sự sống của con người, cũng như sự sống của tất cả loài thú vật thì thế gian này không còn ai ăn thịt chúng sinh nữa.
Bởi vì tất cả muôn loài đều có sự sống bình đẳng như nhau nên mọi người đều phải tôn trọng cung kính sự sống, không còn ai dám chà đạp lên sự sống của loài vật khác. Và như vậy mới thật sự là tôn trọng và cung kính sự sống.
Còn nếu làm sai thì tự mình đánh mất sự công bằng của nhau, và như vậy là chúng ta đã đánh mất đức lễ. Đức lễ rất cần thiết cho sự sống trên hành tinh này, nên chúng ta phải cố gắng rèn luyện sống cho được với đức lễ để mang lại sự bình an cho nhau trên hành tinh, không phân biệt người hay tất cả loài vật.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:

Như trên đã nói, đức lễ là một hành động khiêm hạ, luôn luôn cung kính và tôn trọng sự sống của muôn loài, nhờ đó mà chúng ta sống không bao giờ giận hờn phiền não với bất cứ một người nào, một vật nào khi họ làm trái ý chúng ta, khi họ làm cho chúng ta đau khổ. Đức lễ mà đạt được như vậy là nhờ lòng cung kính và tôn trọng thật sự trong tâm của chúng ta. Còn ngược lại, nếu đức lễ chỉ mang hình thức bên ngoài thì chúng ta không thể nào tránh khỏi phiền não khổ đau trong tâm mình cả.
Đức lễ là một phương pháp diệt ngã xả tâm tuyệt vời, vậy các con nên nhớ lời dạy này mà luôn luôn sống với đức lễ thì cuộc đời chấm dứt khổ đau.
ĐOẠN 13:“Lương Hồng và Mạnh Quang ở ẩn trong núi. Một hôm, Lương Hồng đi qua Lạc Dương, nhìn thấy cung điện nguy nga mà nhân dân chịu mỗi nỗi khổ của sưu dịch, chàng viết một bài hát tên là: “Ngũ ý chi ca”. Bài hát này truyền tận đến triều đình, nhà vua lệnh bắt Lương Hồng. Lương Hồng không còn cách nào khác, phải cùng vợ trốn sang nước Tề rồi đi về phía Nam xuống đến Tô Châu. Đến nơi đây, hai người phải dấu tên và đi làm thuê để kiếm sống”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Thiếu Đức Cẩn Trọng Không Thức Thời.
GIẢI TRÌNH ÁN: Đức cẩn trọng rất quan trọng trong đời sống con người, nếu thiếu đức cẩn trọng con người sẽ gặp nhiều tai nạn và thất bại trong việc làm ăn.
Cẩn có nghĩa là cẩn thận; trọng có nghĩa là thận trọng. Do cẩn trọng đối với mình và người khác nên lời nói hay hành động phải dè dặt. Khi nói ra phải suy tư lời nói có đem đến tai họa cho mình, cho người hay không? Nếu nói ra mà đem đến tai họa cho mình và cho người thì nhất định không nói; thì nhất định là không làm. Nói đến những người có quyền cao chức trọng thì coi chừng tai họa đến mình. Đừng vì bất mãn một vài điều của dân, của nước mà nói ra không đúng lúc, không đúng thời điểm, thì cũng có thể xảy ra những điều chẳng lành, mang lấy tai họa vào thân. Lương Hồng thiếu cẩn trọng, thấy nỗi khổ của nhân dân sưu cao thuế nặng nên nói ra mới gánh chịu hậu quả vào thân. Thật là không biết sức mình không lượng sức người, đó là do thiếu đức cẩn trọng.
Đức cẩn trọng về bản thân thì ít khi nói chuyện với người khác ngoài lề, hoặc nói chạm tự ái của người khác nên không làm phiền lòng mọi người, nhờ đó cuộc sống được bình an yên vui.
Đức cẩn trọng giúp cho những người trong gia đình không có lời qua tiếng lại, vì lời nói dễ gây phiền lòng. Còn lời nói làm vui lòng mình, vui lòng người thì rất khó chứ không phải dễ.
Cho nên không nói là tốt nhất, còn nói thì phải cẩn trọng lời nói, khi nói ra phải làm cho gia đình mọi người đều được yên vui và hạnh phúc.
Về xã hội, chung đụng với mọi người mà biết giữ gìn đức cẩn trọng thì không làm ai oán ghét thù hận mình, nên xã hội có trật tự an ninh, không ai gây rối cho ai cả.
Lương Hồng thiếu đức cẩn trọng với xã hội, do đó phải bỏ xứ trốn đi đến xứ khác thật là vất vả trăm bề.
Đây quý vị xem, chỉ thiếu đức cẩn trọng lời nói mà phải chịu trăm bề cay đắng. Do thấu hiểu như vậy thì mọi người nên lấy đức cẩn trọng làm đầu cuộc sống.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:
Đức cẩn trọng là một đức hạnh giúp chúng ta thành công trong mọi lãnh vực. Người có đức cẩn trọng lái xe trên đường không xảy ra tai nạn giao thông; người có đức cẩn trọng làm mọi công việc không bao giờ thất bại và cũng không bao giờ xảy ra tai nạn lao động.
Đức cẩn trọng gồm có hai đức ghép lại, đó là ĐỨC CẨN THẬN và ĐỨC THẬN TRỌNG.
Người có đức cẩn trọng không bao giờ to tiếng chửi mắng mạt sát một ai; người có đức cẩn trọng không bao giờ gian xảo, dối trá, lừa đảo; người có đức cẩn trọng không bao giờ uống rượu say xỉn chửi vợ mắng con, chửi xóm mắng làng; người có đức cẩn trọng nói năng ôn tồn nhã nhặn, không bao giờ vội vàng hối hả, khi đi đứng nằm ngồi đều nhẹ nhàng, khoan thai, kỹ lưỡng.
Đức cẩn trọng lợi ích như vậy, các con hãy siêng năng tập luyện đức cẩn trọng để lúc nào tâm cũng ở trong chánh niệm tĩnh giác. Các con có nhớ chưa?
ĐOẠN 14:“Sau đó, hai vợ chồng làm công cho một địa chủ tên là Phụ Bá Thông ở trong một gian nhà rất chật hẹp. Một lần Phụ Bá Thông có việc đến gian nhà nhỏ tìm Lương Hồng, vào lúc đang có bữa cơm trưa. Ông thấy Mạnh Quang từ dưới bếp bê mâm cơm lên.
Nàng nâng mâm cơm lên ngang tầm mắt của mình, ân cần nói với chồng: “Thiếp mời chàng dùng bữa”. Lương Hồng vội đón nhận bát cơm rất cung kính, nói rằng: “Nàng vất vả quá, cảm ơn nàng! Cảm ơn nàng!”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Lễ Vợ Chồng Cung Kính Tôn Trọng Lẫn Nhau Thân Hành, Khẩu Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN: Vợ biết tôn kính chồng và chồng biết tôn kính vợ thì không bao giờ vợ chồng nói đùa, nói giỡn chơi. Nói lời nào cũng phải nghiêm trang đúng đắn. Nhất là không đem chuyện xấu tốt của những người khác, của những gia đình người khác nói ra. Nói ra có vẻ so sánh chồng hay vợ trong gia đình mình, làm cho chồng hay vợ bị tự ái. Khi đã thành vợ thành chồng đừng có nhìn lên cao rồi sinh tính ích kỷ hẹp hòi, thường chê bai chồng hay vợ mình. Khi chê bai thường nói thẳng mặt hoặc trước mặt có những người khác khiến cho chồng hay vợ bị mất mặt.
Câu chuyện Lương Hồng trên đây để chúng ta dễ nhận ra đó là cách cung kính và tôn trọng trong bữa ăn. Vợ Lương Hồng chịu khó nấu cơm canh thành bữa ăn rồi bưng lên để ngang tầm mắt mời chồng ăn cơm. Trên đời này khó thấy có người vợ nào cung kính chồng như nàng Mạnh Quang, nâng mâm cơm để mời cha mẹ còn chưa có huống là chồng. Chỉ có dọn cơm lên bàn xong rồi mới mời cha mẹ đến dùng bữa cơm chứ chưa có ai nâng mâm cơm mời ăn bao giờ đâu. Một việc làm này hy hữu ít có trong thế gian này.
Cách thức tôn trọng và cung kính của nàng Mạnh Quang đối với chồng trong xã hội này chưa bao giờ có, và cách thức của Lương Hồng tôn kính đối với vợ cũng chưa từng có người.
Chàng nâng mâm cơm trên tay vợ và rất lễ độ nói với vợ: “Nàng vất vả quá, cảm ơn nàng! Cảm ơn nàng!”. Trên đời này, chưa có người chồng nào nói lời biết ơn vợ lo bữa ăn như Lương Hồng.
Đúng là đức lễ sẽ mang lại hạnh phúc gia đình trọn vẹn. Nếu con cái được sinh ra trong gia đình như vậy thì không bảo sao: “Ông bà, cha mẹ mẫu mực con cháu ngoan hiền” là rất đúng. Cho nên những ai đã có gia đình hoặc sắp lập gia đình thì hãy lấy đức cung kính và tôn trọng làm sự sống gương mẫu cho con cháu sau này. Đó là trách nhiệm của cha mẹ phải làm gương tốt cho con cháu.
Đức lễ thật tuyệt vời, nó giúp cho mỗi người đều có sự sống đối xử bình đẳng với nhau. Nhờ có đối xử bình đẳng với nhau mới chứng minh sự tôn trọng sự sống của mình thật sự là tôn trọng sự sống của những người khác. Và như vậy mới được gọi là bình đẳng trong cuộc sống.
Ngoài đức lễ ra chúng ta khó tìm, khó thấy sự cung kính bình đẳng sự sống của nhau.
Người ta nói được sự sống bình đẳng như nhau, nhưng chưa ai nói ra được cách thức làm như thế nào để có sự sống bình đẳng như nhau.
Trong bài Tâm Hồn Cao Thượng có câu nói rất hay: “Kỳ thực mọi người đều có sự sống bình đẳng như nhau trước mọi người, mọi người đều có sự tôn nghiêm của riêng mình, không ai có quyền cướp đoạt sự tôn nghiêm ấy”. Câu nói suông thì dễ, nhưng biến ra hành động sống thì phải làm như thế nào để nói lên được sự bình đẳng thì ít ai biết được.
Trong những bài học trên đây, các con đã nhận ra đức gì để chứng tỏ mọi người đều có sự sống bình đẳng như nhau trước mọi người, và mọi người đều có sự tôn nghiêm của riêng mình, không ai có quyền cướp đoạt sự tôn nghiêm ấy.
Đó là đức lễ cung kính và tôn trọng, ngoài đức lễ thì không thể nào tìm thấy sự bình đẳng.
Trên đời này chỉ có đức lễ cung kính và tôn trọng thì mới có sự sống bình đẳng như nhau trước mọi người, mọi vật. Đó là điều xác quyết không còn có một đức hạnh nào khác được xem là tiêu chuẩn để xác định rõ nét sự sống của mọi người bình đẳng như nhau.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:
Đức lễ như trên đã nói là một hành động khiêm hạ tuyệt vời mà trong kinh Phát triển thường gọi là thường bất khinh Bồ tát, có nghĩa là một vị Bồ tát thường giữ gìn đức hạnh không khinh khi, khinh rẻ ai cả. Gặp ai cũng đảnh lễ cung kính và tôn trọng như Phật. Đối với đức lễ gặp ai cũng cung kính và tôn trọng, vì thế nó là một hành động ai cũng quý trọng và thương mến. Vậy các con hằng ngày nên sống với đức lễ để diệt ngã xả tâm, ly dục ly ác pháp, để tâm bất động, để bảo vệ chân lý thanh thản, an lạc và vô sự. Nhờ đó khi chết các con sẽ vào chỗ bất sinh, bất diệt.
ĐOẠN 15: “Phụ Bá Thông nhìn thấy cảnh này vô cùng cảm động. Sau đó thông qua nhiều người, ông ta biết được rằng vợ chồng Lương Hồng từ trước tới nay đều đối xử lễ nghĩa, tôn trọng như vậy từ lúc ở trong làng. Trong lòng ông rất khâm phục đôi vợ chồng này và nói với họ rất thành khẩn: “Tôi không ngờ rằng cả hai người đều là bậc quân tử tôn trọng lễ nghĩa đến như vậy. Để ông bà ở trong một gian nhà nhỏ bé như vậy thì quả là hổ thẹn. Ngày mai xin đến nhà tôi ở để người nhà và đầy tớ của tôi đều được học tập hai vị”. Lương Hồng và Mạnh Quang sau khi dọn đến nhà Phụ Bá Thông rất tôn kính vợ chồng Phụ Bá Thông, giống như đối với ân nhân”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN:Nhờ sống ĐỨC LỄ được mọi người quý mến.
GIẢI TRÌNH ÁN:Nhờ biết giữ gìn đức lễ vợ chồng cung kính và tôn trọng lẫn nhau mà cảm hóa được một người giàu sang nhất vùng là Phụ Bá Thông, đã mến phục và mời vợ chồng Lương Hồng về ở gần bên mình để được học những đạo đức.
Từ đây vợ chồng Lương Hồng được sống trong cảnh đầy đủ, không còn lo đói lo no. Cho nên đạo đức đã chuyển nghiệp khổ đau để trở thành một cuộc sống an vui.
Về bản thân, người biết cung kính tôn trọng người khác là tự mình đã diệt ngã, xả tâm. Cứ mỗi lần cung kính tôn trọng người khác là mỗi lần mài mòn bản ngã của mình. Cho nên đức lễ trong đạo Phật rất quan trọng về việc ly dục ly ác và diệt ngã xả tâm để thực hiện tâm vô lậu hoàn toàn.
Bởi đức lễ làm lợi ích rất lớn cho cuộc sống tu hành giải thoát của chúng ta, giúp chúng ta ra khỏi những phiền não khổ đau; giúp chúng ta ra khỏi những hành động cống cao ngã mạn, phách lối ngang tàng, du côn du đãng, v.v...; giúp chúng ta ra khỏi những lời hung dữ, thô lỗ kém văn hoá, v.v...
Về gia đình, đức lễ sẽ giúp mọi người cung kính và tôn trọng lẫn nhau, nhờ đó trong gia đình không bao giờ có những tệ nạn bạo lực gia đình, không bao giờ có cảnh ông ăn chả bà ăn nem; nhờ đó gia đình rất đầm ấm, vợ chồng luôn luôn sống hòa thuận, vợ tôn kính chồng, chồng tôn kính vợ. Tục ngữ Việt Nam có câu “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”. Đức lễ có lợi ích như vậy, các con hãy cố gắng tập luyện sống cho được, vì đức lễ có một hành động và một hình dáng rất đẹp khi đối xử với mọi người. Nó mang sự an vui cho bản thân và gia đình rất hạnh phúc.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:
Như trên đã nói, người giữ gìn đức lễ đối với mọi người đều được mọi người quý trọng, mến yêu. Vì con người giữ gìn đức lễ luôn luôn lời nói nhẹ nhàng, ngọt ngào, êm dịu, do đó được lòng mọi người thương yêu. Vậy các con nên nhớ lời dạy này mà tu tập và rèn luyện đức lễ, lúc nào cũng biết tôn trọng và cung kính mọi người như cung kính tôn trọng mình vậy.
ĐOẠN 16: “Câu chuyện Lương Hồng và Mạnh Quang được mọi người ca ngợi đến nay.
Điều mà họ mang tới chính là sự thanh cao, trong sạch về ý trí, sự hòa hợp về tình người và sự tương đồng về tư tưởng. Câu thành ngữ “Quý nhau như khách, nâng bát ngang mi” tương truyền đến ngày nay cũng từ đó mà ra”.
 Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Lễ được ca ngợi và truyền tụng đến ngày nay.
GIẢI TRÌNH ÁN: Đức lễ giúp cho con người sống thanh cao, ý chí trong sạch, sự sống hòa hợp về tình người và tương đồng về mọi tư tưởng với mọi người. Cho nên trong đời sống con người không ai mà không ca ngợi và yêu chuộng đức lễ, vì nó mang một sự lợi ích rất lớn cho con người.
Về bản thân, đức lễ giúp cho con người có một đời sống thanh cao, một tâm hồn trong sạch không chút bợn nhơ vì sự cung kính, tôn trọng chân thành, chứ không phải hình thức máy móc làm màu mè che đậy lớp áo nịnh bợ cầu cạnh.
Về gia đình, đức lễ giúp mọi người có sự sống hòa hợp, biết thương yêu nhau chân thật hơn; biết tha thứ mỗi lỗi lầm của nhau; không bao giờ to tiếng mắng chửi, mạt sát, la rầy; nhất là không bao giờ có cảnh ghen tuông, có cảnh bạo lực gia đình, vợ chồng nặng nhẹ nhau. Bởi đức lễ lợi ích lớn như vậy, chúng ta nên áp dụng thực hiện vào đời sống hằng ngày để gia đình yên vui và hạnh phúc.
Về xã hội, đức lễ giúp cho mọi người có sự tương đồng về tư tưởng, vì thế mọi người trong xã hội đều yêu thương nhau nhiều hơn. Do yêu thương nhau nên xã hội lúc nào cũng có trật tự, mọi người sống rất gần gũi và an ổn, không có ai xâm chiếm và cướp đoạt tài sản vật chất và công lao của nhau.
Cho nên đức lễ rất cần thiết cho xã hội loài người, nó luôn luôn mang lại sự an ninh trật tự; mang lại một cuộc sống của người này đối với người kia được tôn trọng, yên vui và quý mến nhau.
Câu chuyện Lương Hồng và Mạnh Quang là một điển hình đức lễ. Trong thời đại phong kiến trọng nam khinh nữ, thế mà vợ cung kính tôn trọng chồng, và chồng cung kính tôn trọng vợ, thật là một khung cảnh hiếm có trong xã hội phong kiến. Nhất là thời ấy người ta xem rẻ người phụ nữ: “Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”. Thế mà lại có người sống với đức lễ như vậy, không phải đây là một cuộc cách mạng tư tưởng “Chồng chúa vợ tôi” sao? Một cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa, xây dựng lại một đời sống bình đẳng không riêng nam nữ mà cho tất cả muôn loài, vì mọi sự sống trên hành tinh này đều phải được sống bình đẳng như nhau, không có ai cướp đoạt quyền sống của ai, dù là loài vật nó cũng có sự sống như con người thì sự sống phải bình đẳng, cớ sao lại cướp mạng sống của chúng làm thực phẩm để ăn uống.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:
Người giữ gìn đức lễ trọn vẹn sẽ được mọi người ca ngợi. Ở đây vợ chồng Lương Hồng vì biết cung kính tôn trọng lẫn nhau nên tấm gương lễ nghĩa được lưu lại sử xanh để mọi người thường nhắc nhở cho con cháu noi theo gương đó mà sống để được an vui và hạnh phúc.
Đức lễ là một đức hạnh giúp cho chúng ta biết cách nhẫn nhục, tùy thuận và vui lòng đối với tất cả mọi người, luôn luôn đem lại sự bình an cho nhau, không bao giờ làm khổ nhau dù một ly hào nào. Vậy các con hãy cố giữ gìn đức lễ luôn luôn tôn trọng mọi người. Đó là trách nhiệm và bổn phận làm người. Khi chúng ta là con người thì không nên trốn tránh bổn phận và trách nhiệm này. Các con có nhớ lời dạy này không? Phải ghi khắc lời dạy này các con ạ! 
ĐOẠN 17: “Trong xã hội phong kiến, với tư tưởng trọng nam khinh nữ đã thành lề luật của xã hội, mà vợ chồng Lương Hồng và Mạnh Quang có thể yêu thương quý mến nhau, bình đẳng với nhau thật là một điều hiếm có. Hình ảnh nâng bát ngang mi đã thể hiện lễ nghĩa và tình yêu đã trung hòa làm một”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN:Trong xã hội phong kiến, Đức Lễ vợ chồng đối xử nhau thật là hiếm có.
GIẢI TRÌNH ÁN:
Dù bất cứ một chế độ nào, một tôn giáo nào hay một hệ phái, hoặc một đảng phái nào, một triết học nào, khi đạo đức nhân bản - nhân quả đến nó sẽ đập tan những sự bất công, những sự mê tín lạc hậu, những sự bất bình đẳng, những sự hung ác, những sự đồi trụy bê tha, những sự chia rẽ ly gián để dựng lại những sự bình đẳng trong sáng, thanh cao, hòa hợp đầy lòng cung kính tôn trọng sự sống của con người và muôn loài trên hành tinh này. Cho nên trí tuệ đạo đức nhân bản - nhân quả đi đến đâu thì ánh sáng thanh bình, yên vui và hạnh phúc sẽ soi chiếu đến đó, vì vậy loài người rất cần thiết cần phải có một nền đạo đức như vậy.
Trong bài học trên, vợ chồng Lương Hồng và Mạnh Quang đã dùng đức lễ đối xử với nhau, trong khi ấy mọi người sống giữa lòng chế độ phong kiến giai cấp con người có cao, có thấp, có thế lực quan liêu rõ ràng. Thế mà nó đập tan tành khiến cho mọi người phải hướng và noi theo gương hạnh trong sáng của vợ chồng Lương Hồng và Mạnh Quang. Một tấm gương đức lễ rất tuyệt vời đem lại hạnh phúc gia đình rất cụ thể.
Đúng vậy, đức lễ thật tuyệt vời, mang lại cho mọi người có một sự sống bình đẳng nhau trên hành tinh này. Thật không có phương pháp nào tuyệt vời hơn bằng đức lễ cung kính và tôn trọng mình và người, đó là đức khiêm hạ của Phật giáo. Bởi vậy sự sống của con người và muôn loài trên hành tinh này phải bình đẳng, không có ai có quyền cướp sự sống của người và vật khác. Đức lễ cung kính và tôn trọng là những hành động cao thượng, chứng tỏ cho mọi người thấy rằng đó mới thật sự; đó là những hành động vì sự sống của người và loài vật khác. Nếu không có đức lễ thì chúng ta chỉ nói suông “vì sự sống mọi người”, chứ thực ra vì sự sống của mình và luôn luôn chà đạp lên sự sống của người khác. Những điều này các con có thấy đúng không?
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:
Đức lễ là một hành động rõ nét vì sự sống của người và loài vật khác nên lúc nào cũng tôn trọng và cung kính, không vi phạm vào sự sống của người và vật, có như vậy mọi sự sống mới thật sự có bình đẳng như nhau. Sự sống bình đẳng như nhau nên không ai có quyền cướp đoạt sự sống của người khác hoặc loài vật khác. Nếu xã hội mọi người đều áp dụng đức lễ tôn trọng và cung kính với nhau như vậy thì cuộc sống trên hành tinh này đẹp biết bao. Phải không các con? Các con nên nhớ lấy lời dạy này để sống trọn vẹn trong tình yêu thương chân thật.
 Vì lợi ích cho loài người cũng như cho muôn loài vật thì các con nên rèn luyện nhân cách và tập sống với đức lễ, để thật sự mang lại lòng cung kính và tôn trọng lẫn nhau thì hạnh phúc lắm các con ạ!
1- Đức lễ có một hình ảnh rất đẹp, hai tay chắp lại cúi đầu chào với đầy vẻ cung kính và tôn trọng.
 2- Đức lễ có một hình ảnh rất đẹp, khi chúng ta cho người khác một vật gì đều nâng hai tay đưa trao cho người ấy, với vẻ cung kính và tôn trọng, chứ không phải đưa một tay. Dù là đối với một em bé, khi cho em một cái bánh hay một vật gì đều phải đưa hai tay. Có hành động làm như vậy thì mới thấy có sự sống bình đẳng như nhau.
 3- Đức lễ là một hình ảnh tuyệt vời, khi đón nhận một món quà hay bất cứ một vật gì, dù là một bức thư nhỏ nhẹ, nhưng đều đưa hai tay ra đón nhận với vẻ trịnh trọng biết ơn và với lời nói “Cảm ơn!”.
 4- Đức lễ là một hình ảnh đẹp tuyệt vời, khi nói ra lời xưng hô lúc nào cũng có tiếng “Kính thưa!”, rồi sau đó mới nói một điều gì.
 Ví dụ: Kính thưa Ba! Kính thưa mẹ! Kính thưa chú! Kính thưa Thầy! Kính thưa anh! Kính thưa chị! Nhưng với những người nhỏ tuổi hơn như em, con hay cháu thì xưng hô như thế nào? Không thể dùng chữ “Kính thưa!”, mà phải dùng chữ:
- “Con ạ! Lại đây mẹ nói điều này” - “Cháu ạ! Lại đây cô nói điều này” - “Liên ơi! Em lại đây, chị cho cái này” Khi xưng hô gọi như vậy thì các con phải có những hành động nhẹ nhàng, âu yếm thân mật, hai tay ôm con hoặc ôm cháu vào lòng, đặt một nụ hôn trên trán.
Lời nói và hành động luôn luôn phải đi đôi với vẻ đầy tình thương yêu và cung kính tôn trọng...
Đức lễ các con còn phải học tập và rèn luyện cho thành một thói quen lễ nghĩa cung kính và tôn trọng hẳn hoi, chứ không thể nói suông được.
Về đức lễ, lần lượt Thầy sẽ dạy cho các con mỗi hành động và mỗi lời nói phải lễ nghĩa như thế nào cho đúng và như thế nào là không đúng.
Bởi vậy về đức lễ các con cần phải học nhiều hơn nữa, chứ không thể nói một vài hành động là đủ.
HẾT
____
Trưởng lão Thích Thông Lạc. Giáo án rèn nhân cách Lớp ngũ giới: ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH, Nxb. Tôn Giáo, 2012)
Link: https://mega.co.nz/#!TcMTBYzT!_wb3sGFMdjxS2MyWmzAmMCxmtINmGN6jY77WUUl9JXE

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét