Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

BÀI HỌC THỨ 10: CHÂN DUNG KẺ GIẾT CHẾT BÉ GÁI 3 TUỔI

Vụ án xảy ra vào ngày 2-4-2006, cháu Trần Ngọc Thanh (3 tuổi) ở gần nhà Quyên đến tìm Huệ (con của Quyên) để chơi như thường ngày. Thấy xung quanh vắng vẻ, chồng và con không có ở nhà, Quyên nẩy sinh ý định giết cháu Thanh để cướp số nữ trang mà cháu đeo trên mình. Thế là Quyên xông vào tay bịt miệng, bóp mũi cháu Thanh cho đến lúc bất tỉnh, rồi lấy dây nón lá quấn siết cổ Thanh hai vòng buộc chặt lại.
Sợ Thanh còn sống Quyên lấy cây đập nước đá đập mạnh mấy cái vào đầu Thanh, thấy Thanh đã chết, Quyên để xác Thanh vào cái thau mủ và lột lấy sợi dây chuyền, vòng đeo tay chiếc lắc rồi lấy mền phủ xác Thanh, lôi cái thau trong đó có xác cháu Thanh xuống ghe của gia đình đậu dưới bến kênh (cách nhà khoảng 30 m). Quyên để xác Thanh gần lái ghe tiếp tục tháo lấy 4 chiếc nhẫn và đôi khuyên tai trên người nạn nhân. Xong Quyên trở lại nhà, lấy bao xuống ghe bỏ xác cháu Thanh vào rồi để trong hộc tủ thờ để ở giữa ghe. Sau đó trở lên nhà lấy đôi dép của Thanh còn sót lại ném xuống dòng kênh phi tang, gom góp số nữ trang lấy được định đem bán .
Lúc này mẹ cháu Thanh tìm con nhưng không thấy nên kêu những người xung quanh đi tìm giúp. Quyên cũng giả vờ đi tìm Thanh rồi sau đó ra chợ Hồng Ngự bán hai chiếc nhẫn được 157.000 đồng. Tiếp đó Quyên bán tiếp chiếc vòng, đôi khuyên tai và chiếc lắc tổng số tiềng là 760.000 đồng, Quyên dùng trả tiền góp cho mẹ cháu Thanh hết 430.000 đồng, số tiền còn lại Quyên dùng tiêu xài trong gia đình .
Chiều ngày 3-4-2006, Quyên xuống ghé thấy xác cháu Thanh bắt đầu có mùi, sợ bị chồng con cháu phát hiện Quyên mang bao đựng xác cháu Thanh bỏ xuống khoang gần mũi ghe, lấy tấm đệm phủ lên và đậy ván sạp ghe lại. Đến chiều ngày 5 -4- 2006, chồng Quyên đi làm mướn về xuống bến sông gần ghe phát hiện có mùi hôi. Quyên nói dối chắc có chuột chết và có ý định bỏ xác xuống kênh để phi tang. Đến tối khi chồng con đã ngủ say, Quyên xuống ghe lấy xác cháu Thanh bỏ vào cái bao nữa, kèm 2 cục đá dằn theo rồi bỏ xuống dòng kênh cho nước trôi đi. Đến khoảng 6 giờ sáng hôm sau, những người dân phát hiện bao đựng xác nổi lềnh bềnh cách ghe khoảng 90 mét và báo cáo đến Công an. Khi lực lượng Công an đến hiện trường điều tra và kéo xác cháu Thanh lên bờ, Quyên nghĩ sớm muộn gì mình cũng bị phát hiện, nên chỉ chỗ giấu sợi giây chuyền cho con là cháu Huệ và nói cho Huệ biết mình đã giết Thanh và dặn Huệ nếu Công an có hỏi thì nói trong lúc giỡn Thanh bị té chết để nhận tội thay cho mình.
Mười lăm phút sau Quyên bị Công an bắt giữ .
Tại phiên toà, Quyên khai nguyên nhân mình giết cháu Thanh để cướp số nữ trang bán lấy tiền trả nợ. Vì Quyên giấu chồng vay của mẹ cháu Thanh 250.000 đồng, không có tiền trả góp nên giết cháu Thanh cướp vàng. Để chạy tội Quyên đã xúi con, đứa bé chỉ mới 10 tuổi nhận tội thay cho mình. Trước tội ác dã man, tàn bạo mất hết tính người. Hội đồng xét xử đã tuyên án tử hình bị cáo Đặng Thị Quyên về tội giết người và 4 năm tù về tội cướp tài sản. tổng hợp hai hình phạt là tử hình. bản án Quyên trên được bà con đồng tình ủng hộ .
Vụ án này một lần nữa nhắc nhở các bậc làm cha mẹ không nên vì thương con mà cho trẻ đeo trang sức đắt tiền, tự rước họa vào thân, nếu cháu Thanh không đeo vòng vàng thì hậu quả trên sẽ không xảy ra.
NHỮNG CÂU HỎI
1- “Vụ án xảy ra vào ngày 2-4-2006, cháu Trần Ngọc Thanh (3 tuổi) ở gần nhà Quyên đến tìm Huệ (con của Quyên) để chơi như thường ngày. Thấy xung quanh vắng vẻ, chồng và con không có ở nhà, Quyên nẩy sinh ý định giết cháu Thanh để cướp số nữ trang mà cháu đeo trên mình ”. Câu này dạy đạo đức gì?
2- “Thế là Quyên xông vào tay bịt miệng, bóp mũi cháu Thanh cho đến lúc bất tỉnh, rồi lấy dây nón lá quấn siết cổ Thanh hai vòng buộc chặt lại. sợ Thanh còn sống Quyên lấy cây đập nước đá đập mạnh mấy cái vào đầu Thanh, thấy Thanh đã chết”. Câu này dạy đạo đức gì?
3- “Quyên để xác Thanh vào cái thau mủ và lột lấy sợ dây chuyền, vòng đeo tay chiếc lắc rồi lấy mền phủ xác Thanh, lôi cái thau trong đó có xác cháu Thanh xuống ghe của gia đình đậu dưới bến kênh (cách nhà khoảng 30 m). Quyên để xác Thanh gần lái ghe. tiếp tục tháo lấy 4 chiếc nhẫn và đôi khuyên tai trên người nạn nhân. Xong Quyên trở lại nhà, lấy bao xuống ghe bỏ xác cháu Thanh vào rồi để trong hộc tủ thờ để ở giữa ghe. Sau đó trở lên nhà lấy đôi dép của Thanh còn sót lại ném xuống dòng kênh phi tang, gom góp số nữ trang lấy được định đem bán ” . Câu này dạy đạo đức gì?
4- “Lúc này mẹ cháu Thanh tìm con nhưng không thấy nên kêu những người xung quanh đi tìm giúp. Quyên cũng giả vờ đi tìm Thanh rồi sau đó ra chợ Hồng Ngự bán hai chiếc nhẫn được 157.000 đồng. tiếp đó Quyên bán tiếp chiếc vòng, đôi khuyên tai và chiếc lắc tổng số tiềng là 760.000 đồng, Quyên dùng trả tiền góp cho mẹ cháu Thanh hết 430.000 đồng, số tiền còn lại Quyên dùng tiêu xài trong gia đình ” . Câu này dạy đạo đức gì?
5- “Chiều ngày 3-4-2006, Quyên xuống ghe thấy xác cháu Thanh bắt đầu có mùi, sợ bị chồng con cháu phát hiện Quyên mang bao đựng xác cháu Thanh bỏ xuống khoang gần mũi ghe, lấy tấm đệm phủ lên và đậy ván sạp ghe lại. Đến chiều ngày 5 -4- 2006, chồng Quyên đi làm mướn về xuống bến sông gần ghe phát hiện có mùi hôi.
Quyên nói dối chắc có chuột chết và có ý định bỏ xác xuống kênh để phi tang. Đến tối khi chồng con đã ngủ say, Quyên xuống ghe lấy xác cháu Thanh bỏ vào cái bao nữa, kèm 2 cục đá dằn theo rồi bỏ xuống dòng kênh cho nước trôi đi ”. Câu này dạy đạo đức gì?
6- “Đến khoảng 6 giờ sáng hôm sau, những người dân phát hiện bao đựng xác nổi lềnh bềnh cách ghe khoảng 90 mét và báo cáo đến Công an. Khi lực lượng Công an đến hiện trường điều tra và kéo xác cháu Thanh lên bờ, Quyên nghĩ sớm muộn gì mình cũng bị phát hiện, nên chỉ chỗ giấu sợi giây chuyền cho con là cháu Huệ và nói cho Huệ biết mình đã giết Thanh và dặn Huệ nếu Công an có hỏi thì nói trong lúc giỡn Thanh bị té chết để nhận tội thay cho mình. Mười lăm phút sau Quyên bị Công an bắt giữ . Câu này dạy đạo đức gì?
7- “Tại phiên toà, Quyên khai nguyên nhân mình giết cháu Thanh để cướp số nữ trang bán lấy tiền trả nợ. vì Quyên giấu chồng vay của mẹ cháu Thanh 250.000 đồng, không có tiền trả góp nên giết cháu Thanh cướp vàng. Để chạy tội Quyên đã xúi con, đứa bé chỉ mới 10 tuổi nhận tội thay cho mình. Trước tội ác dã man, tàn bạo mất hết tính người. Hội đồng xét xử đã tuyên án tử hình bị cáo Đặng thị Quyên về tội giết người và 4 năm tù về tội cướp tài sản. tổng hợp hai hình phạt là tử hình. bản án Quyên trên được bà con đồng tình ủng hộ ” . Câu này dạy đạo đức gì?
8- “Vụ án này một lần nữa nhắc nhở các bậc làm cha mẹ không nên vì thương con mà cho trẻ đeo trang sức đắt tiền, tự rước họa vào thân. nếu cháu Thanh không đeo vòng vàng thì hậu quả trên sẽ không xảy ra ”. Câu này dạy đạo đức gì?
TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI
1- “Vụ án xảy ra vào ngày 2-4-2006, cháu Trần Ngọc Thanh (3 tuổi) ở gần nhà Quyên đến tìm Huệ (con của Quyên) để chơi như thường ngày. Thấy xung quanh vắng vẻ, chồng và con không có ở nhà, Quyên nẩy sinh ý định giết cháu Thanh để cướp số nữ trang mà cháu đeo trên mình”. Câu này dạy THIẾU ĐỨC LY THAM Ý HÀNH.
Thanh một cháu bé gái 3 tuổi, ai nỡ nhẫn tâm bóp cổ cho đến chết, để cướp giựt của cải, thì chúng ta không còn lời nào nói với những người ác ấy. Phải không quý vị? Phải nói Quyên là một người phụ nữ có con mà không có lòng thương trẻ thì thật là quá tàn ác và nhẫn tâm.
Hằng ngày cháu bé này đến chơi với con mình thì nó cũng như con mình , sao nỡ tâm giết chết cướp của thật là đáng ghê sợ cho những người phụ nữ này. Lòng tham lam con người khiến cho họ mất nhân tính chỉ còn là một con ác quỷ.
Chúng ta là những người tu theo Phật giáo lấy đạo đức hiếu sinh làm cuộc sống, từ một con vật nhỏ như con kiến và côn trùng chúng ta đều thương chúng như chúng ta đã yêu thương chính bản thân chúng ta, nên không bao giờ chúng ta giết hại chỉ có giúp chúng thoát nạn khi bị mưa ngập, khi bị lửa cháy v.v… Do lòng yêu thương như vậy làm sao chúng ta giết người được. Phải không quý vị? Tiếc thay! Mọi người không được học đạo đức hiếu sinh và đạo đức ly tham nên lòng tham nổi lên là giết người không gớm tay như trường hợp Quyên, chỉ có mấy trăm ngàn đồng mà nỡ tâm bóp cổ một cháu bé 3 tuổi thật đáng thương. Cháu bé 3 tuổi làm sao có đủ sức chống trả chỉ có giãy giụa trong vòng tay của Quyên rồi tắt thở. Hình dung lại cảnh ấy chúng ta rất thương tâm, thương cháu Thanh 3 tuổi chưa đủ sức bảo vệ thì làm sao chống trả lại với người lớn như Quyên.
Nếu đạo đức hiếu sinh và đạo đức ly tham không được truyền dạy cho mọi người thì xã hội này không những chỉ có một cháu Thanh mà còn nhiều cháu Thanh khác bị giết hại nữa.
Cái chết của cháu Thanh là một điều báo động cho biết xã hội đạo đức đang xuống cấp, cho biết con người trở thành ác quỷ. Cái chết của cháu Thanh là một tiếng kêu thống thiết mọi người hãy đi học đạo đức hiếu sinh và đạo đức ly tham. Có học đạo đức mới ngăn chặn những bàn tay của loài ác quỷ giết người.
2- “Thế là Quyên xông vào tay bịt miệng, bóp mũi cháu Thanh cho đến lúc bất tỉnh, rồi lấy dây nón lá quấn siết cổ Thanh hai vòng buộc chặt lại. sợ Thanh còn sống Quyên lấy cây đập nước đá đập mạnh mấy cái vào đầu Thanh, thấy Thanh đã chết”. Câu này dạy THIẾU ĐỨC HIẾU SINH PHI NHÂN TÍNH SÁT NHÂN THÂN HÀNH.
Lòng tham không đáy chỉ còn thấy có vàng trang sức trên thân cháu Thanh, Quyên đã mất hết nhân tính nên xông vào tay ôm chặt cháu Thanh, tay bịt miệng, bóp mũi cho đến khi bất tỉnh mới buông ra, còn lấy dây quai nón lá quấn siết chặt cổ lại và còn lấy cây đập nước đá đập mạnh vào đầu cháu Thanh mấy cái. Trời! Tất cả những hành động hung ác này của Quyên đối với cháu Thanh một cháu bé 3 tuổi mà nỡ tâm hành động như vậy sao? Chỉ có loài ác quỷ chứ con người không ai có thể làm được hành động quá hung ác ấy.
Một đứa bé ngây thơ, đi đứng chưa vững, nói tiếng được, tiếng mất, không thù, không oán như con của mình, làm sao mà nỡ nhẫn tâm giết được. Vậy mà có người làm được. Và làm với tất cả những hành động hung ác và ghê rợn trên đây.
Những hình ảnh hành động hung ác trên đây làm cho chúng ta thấy: một khi lòng tham ngự trị trong lòng con người thì con người trở thành ác quỷ. Bởi vậy chúng ta hãy cảnh giác từng tâm niệm của mình, khi niệm tham khởi lên thì hãy mau mau ngăn và diệt tức khắc, không nên duy trì trong tâm một giây một phút nào cả. Cho nên người có đạo đức mà còn tâm tham thì không thể nào là người đạo đức được.
Xét đời sống của mọi người hiện nay chắc ai cũng chưa hết tâm tham, cho nên tất cả mọi người cần phải học đạo đức nhân bản – nhân quả. Đầu tiên chúng ta học đức hiếu sinh, đức ly tham, đức chung thủy, đức thành thật, đức minh mẫn v.v…Mọi người có học đạo đức như vậy thì không còn có con người giết con người như giết con gà, con vịt nữa. Nhờ có học đạo đức con người mới có tình thương yêu nhau chân thật; nhờ có học đạo đức con người mới có lòng tha thứ mỗi lỗi lầm của người khác, nhờ đó tâm hồn mới được bình an và hạnh phúc; nhờ đó mới thấy đạo đức hiếu sinh, đạo đức ly tham là tuyệt vời trong cuộc sống hiện tại này.
3- “Quyên để xác Thanh vào cái thau mủ và lột lấy sợ dây chuyền, vòng đeo tay chiếc lắc rồi lấy mền phủ xác Thanh, lôi cái thau trong đó có xác cháu Thanh xuống ghe của gia đình đậu dưới bến kênh (cách nhà khoảng 30 m). Quyên để xác Thanh gần lái ghe. tiếp tục tháo lấy 4 chiếc nhẫn và đôi khuyên tai trên người nạn nhân. Xong Quyên trở lại nhà, lấy bao xuống ghe bỏ xác cháu Thanh vào rồi để trong hộc tủ thờ để ở giữa ghe. Sau đó trở lên nhà lấy đôi dép của Thanh còn sót lại ném xuống dòng kênh phi tang, gom góp số nữ trang lấy được định đem bán”. Câu này dạy THIẾU ĐỨC LY THAM THÂN HÀNH GIẾT NGưỜI CưỚP CỦA.
Giết người chết rồi lột lấy vòng vàng hành động làm như vậy giống như một con thú dữ không biết thương xót là gì? Là con người khi thấy ai chết dù lớn hay nhỏ chúng ta đều thương xót vô cùng. Thấy một đứa bé bệnh đau chết chúng ta cũng không cầm được mắt cho đến những con vật như con chó, con mèo khi chúng chết chúng ta buồn bã nhiều khi chúng ta nức nở nghẹn ngào nước mắt thương yêu tuôn rơi, huống hồ là một con người, một cháu bé Thanh. Hành động tàn ác của Quyên giết cháu Thanh cướp của thật là ghê gớm giống như ác quỷ.
Đọc đoạn này chúng ta kinh hãi và nghi ngờ tất cả mọi người. Tuy ngoài mặt thấy họ là con người hiền lành vui vẻ nhưng khi tâm tham lam nổi lên thì họ là con ác quỷ như thường. Cho nên đối với con người hiện nay chúng ta hãy đề cao cảnh giác dè dặt từng lời ăn, tiếng nói, từng hành động, của cải tiền bạc phải cẩn thận đừng khoe khoang mà nguy hiểm đến tính mạng. Con người hiện giờ họ dữ lắm, dữ hơn ác quỷ. Chúng ta cứ nhìn lại hành động của Quyên từ khi bóp mũi, bịt miệng cháu Thanh cho đến chết rồi lấy quai nón lá siết cổ và dùng cây đập nước đá đánh vào đầu cháu Thanh…Tất cả những hành động đó, thật là những hành động tàn nhẫn. Khi lòng tham lam không diệt trừ thì những hành động hung ác nào họ cũng làm được dễ dàng.
Trong lúc xã hội đạo đức đang xuống cấp, con người thiếu đạo đức trầm trọng thì cuộc sống này khó mà được bình an. Sự cẩn thận dè dặt đối với mọi người cần phải cảnh giác cao là tốt nhất.
Uớc mong sao đạo đức nhân bản nhân – nhân quả sớm được mọi người tiếp thu học tập thì cuộc sống trên thế gian này mới có sự bình an chân thật.
4- “Lúc này mẹ cháu Thanh tìm con nhưng không thấy nên kêu những người xung quanh đi tìm giúp. Quyên cũng giả vờ đi tìm Thanh rồi sau đó ra chợ Hồng Ngự bán hai chiếc nhẫn được 157.000 đồng. Tiếp đó Quyên bán tiếp chiếc vòng, đôi khuyên tai và chiếc lắc tổng số tiền là 760.000 đồng, Quyên dùng trả tiền góp cho mẹ cháu Thanh hết 430.000 đồng, số tiền còn lại Quyên dùng tiêu xài trong gia đình”. Câu này dạy THIẾU ĐỨC LY THAM XỬ DỤNG TIỀN CỦA PHI PHÁP THÂN HÀNH.
Giết một mạng người cướp của để lấy tiền tiêu pha thật là tàn nhẫn. Đấy, quý vị thấy con người tàn ác giết người được là do lòng tham lam như trên đã nói. Cho nên chúng ta biết rõ gốc hung ác là lòng tham lam của con người, vì vậy chúng ta muốn mình trở thành con người thật là con người không còn tham lam thì phải tận diệt lòng tham lam; lòng tham lam xuất hiện là do vật chất, tiền của, đất đai, nhà cửa, vàng bạc châu báu, ngọc ngà v.v… Do chúng ta biết rất rõ lòng tham và đối tượng sinh ra lòng tham, vì thế chúng ta cần phải học đạo đức ly tham; cần phải học đạo đức hiếu sinh; cần phải học đạo đức bố thí; cần phải học đạo đức tha thứ v.v…Nhờ có học đạo đức như vậy thì dù chúng ta có giàu sang của cải tài sản chất như núi, như non chúng ta cũng không tham đắm và dính mắc. Cũng như một người nghèo khổ vô cùng không có của cải tài sản, nhà cửa, chỉ sống trên vỉa hè, đầu đường, xó chợ, nhưng họ vẫn thản nhiên sống với tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự.
Bởi đạo đức ly tham và đạo đức hiếu sinh giúp họ sống an nhiên tự tại dù có tiền bạc của cải tài sản hay không có tiền bạc của cải họ cũng sống bình thường và như vậy họ mới thật sự là con người.
5- “Chiều ngày 3-4-2006, Quyên xuống ghé thấy xác cháu Thanh bắt đầu có mùi, sợ bị chồng con cháu phát hiện Quyên mang bao đựng xác cháu Thanh bỏ xuống khoang gần mũi ghe, lấy tấm đệm phủ lên và đậy ván sạp ghe lại. Đến chiều ngày 5 -4- 2006, chồng Quyên đi làm mướn về xuống bến sông gần ghe phát hiện có mùi hôi. Quyên nói dối chắc có chuột chết và có ý định bỏ xác xuống kênh để phi tang. Đến tối khi chồng con đã ngủ say, Quyên xuống ghe lấy xác cháu Thanh bỏ vào cái bao nữa, kèm 2 cục đá dằn theo rồi bỏ xuống dòng kênh cho nước trôi đi”. Câu này dạy THIẾU ĐỨC THÀNH THẬT PHI TANG ÁN MẠNG THÂN HÀNH.
Giết người để tới hôi thối mới đem phi tang thật là ghê gớm. Trong khoảng thời gian này người đau khổ nhất là mẹ cháu Thanh, người mất con như điên, như dại khóc hết nước mắt…Quyên đều chứng kiến người mẹ đau khổ này mà nỡ nhẫn tâm ném xác cháu Thanh xuống dòng kênh để phi tang thật là con người lòng lang dạ thú.
Dù làm cách nào cũng không tránh khỏi luật nhân quả. Tuy Quyên ném xác cháu Thanh xuống kênh có tính toán kỹ nên đã bỏ đá để tử thi không nổi lên. Nhưng làm sao thoát khỏi tội ác, người ta cũng sẽ phát giác ra kẻ giết người và phải đền tội ác trong hiện kiếp. May mà mỗi nước đều có pháp luật, nếu không pháp luật thì con người còn hung ác đến bậc nào?
6- “Đến khoảng 6 giờ sáng hôm sau, những người dân phát hiện bao đựng xác nổi lềnh bềnh cách ghe khoảng 90 mét và báo cáo đến Công an. Khi lực lượng Công an đến hiện trường điều tra và kéo xác cháu Thanh lên bờ, Quyên nghĩ sớm muộn gì mình cũng bị phát hiện, nên chỉ chỗ giấu sợi giây chuyền cho con là cháu Huệ và nói cho Huệ biết mình đã giết Thanh và dặn Huệ nếu Công an có hỏi thì nói trong lúc giỡn Thanh bị té chết để nhận tội thay cho mình. Mười lăm phút sau Quyên bị Công an bắt giữ . Câu này dạy THIẾU ĐỨC THÀNH THẬT NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO THÂN HÀNH ÁC LAI ÁC BÁO.
Tội ác phải đền khi Công an bắt thì hành động gian ác nào cũng phải khai , không còn che dấu tội lỗi của mình được nữa, những điều tội ác được viết trong bài báo là do Công an điều tra bắt lập lại những hành động hung ác giết người cướp của này không bỏ sót một chi tiết nào cả.
Biết rằng nhân quả nghiệp báo trong tiền kiếp đã phạm những sai lầm để ngày hôm nay phải trả, nhưng cái trả quả thật đáng thương tâm, mới 3 tuổi có làm gì nên tội mà phải bị giết chết một cách thương đau. Cái chết của cháu Thanh khiến ai nghe thấy cũng bất bình. Một người phụ nữ đã từng có con (bé Huệ) mà nỡ tâm giết cháu Thanh.
Cháu Huệ lớn hơn cháu Thanh 7 tuổi và hai trẻ chơi thân với nhau và như vậy cháu Thanh được xem như con của mình. Sao Quyên lại nhẫn tâm không thương trẻ thơ, nó có biết gì đâu? Đọc những tin tức giết người cướp của chúng tôi không trách ai hết: người giết và người bị giết đều đáng thương, vì họ chưa từng học đạo đức nhân bản – nhân quả, làm sao chúng ta trách họ được. Chúng ta hiện giờ phải thấy trách niệm, bổn phận của mình, nhất là của những người đứng đầu ngành giáo dục trong cả nước. Chúng ta nên đưa nền đạo đức nhân bản – nhân quả vào học đường từ Tiểu học, Trung học và Đại học đến các từng lớp nhân dân khắp nước càng sớm chừng nào càng tốt chừng ấy.
Nhờ toàn dân học đạo đức thì mới ngăn chặn những bàn tay đẳm máu của con người. Con người mới bớt nỗi thương đau, sự sống mới có sự an vui chân thật.
7- “Tại phiên toà, Quyên khai nguyên nhân mình giết cháu Thanh để cướp số nữ trang bán lấy tiền trả nợ. vì Quyên giấu chồng vay của mẹ cháu Thanh 250.000 đồng, không có tiền trả góp nên giết cháu Thanh cướp vàng. Để chạy tội Quyên đã xúi con, đứa bé chỉ mới 10 tuổi nhận tội thay cho mình. Trước tội ác dã man, tàn bạo mất hết tính người. Hội đồng xét xử đã tuyên án tử hình bị cáo Đặng Thị Quyên về tội giết người và 4 năm tù về tội cướp tài sản. tổng hợp hai hình phạt là tử hình. Bản án Quyên trên được bà con đồng tình ủng hộ”. Câu này dạy THIẾU ĐỨC LY THAM NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO.
Sự thật phải là sự thật, không thể che dấu được một ai cả. Tất cả tội ác trên thế gian này đều do lòng tham lam mà ra. Bản án tử hình là đúng người đúng tội là pháp luật rất công minh.
Muốn cho tội ác của con người chấm dứt thì duy nhất Nhà nước bắt buộc mỗi người dân già, trẻ bé lớn đều phải đi học đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người thì bảo đảm tệ nạn xã hội sẽ chấm dứt. Đất nước chúng ta sẽ không có trộm cắp, cướp của giết người, sẽ không còn nạn du côn du đãng, lập phe, lập nhóm gây rối trật tự an ninh.
Nợ có 250.000 đồng mà giết một cháu bé ngây thơ. Trời! Sao mà tàn ác qu á vậy, xem luật pháp chẳng ra gì? Còn toà án nhân quả sẽ xử phạt ra sao? Trước tiên toà án nhân quả sẽ xử:
1- Người gây án mạng thân tâm bất an , sợ sệt, lo lắng, ăn không ngon ngủ, không yên, tính toán mọi việc làm sao phi tang xác chết, để Công an không tìm ra manh mối.
2- Bị điều tra.
3- Thọ bản án tử hình.
4- Trước ngày tử hình lương tâm vầy vò, nỗi khổ đau thương gia đình bỏ con, bỏ chồng, bỏ cha, bỏ mẹ v.v…
5- Sợ hãi , khiếp đãm trước khi chết
6- Từ trường ác giết cháu Thanh như thế nào thì tiếp tục tái sinh luân hồi làm người, làm loài vật nhiều kiếp đều bị giết trong khi tuổi còn ấu thơ như bé Thanh.
Đó là luật nhân quả không có một người nào thoát khỏi sự trừng phạt của luật này. Tòa án này thuộc về tòa án lương tâm của chính người gây ra tội ác . Dù người gây tội ác hữu ý hay vô tình nó đều không tha thứ cứ xử phạt đúng người đúng tội Tù tội pháp luật thế gian chỉ có ở tù có thời hạn 1 năm hay 5 năm, 10 năm, chung thân… cao lắm là án tử hình.
Đừng nghĩ rằng chết là hết, tuy không có linh hồn đi tái sinh, nhưng mỗi người đều có những từ trường ác thiện do hành động thân, miệng, ý tạo tác tương ưng nghiệp thiện ác của người khác, vật khác mà tái sinh. Cho nên chết không có nghĩa là mất, là không còn nữa.
Sự suy nghĩ như vậy là sai, là chấp đoạn cho rằng chết là hết, nên không sợ tội lỗi, rồi cứ tự tung, tự tác làm những điều ác khiến cho mình đau khổ, người khác khổ đau và chúng sinh đau khổ. Gia đình bất an, xã hội mất trật tự an ninh, thế giới luôn luôn có chiến tranh.
Còn những người chấp thường cho người chết còn có linh hồn đi đầu thai, đó là hiểu sai, hiểu không đúng sự thật, hiểu như vậy họ là những người sống trong mù quáng mê tín, lạc hậu. Từ đó có người lợi dụng sự mê tín tạo dựng thế giới siêu hình lập thành các hệ phái tôn giáo để lừa đảo cướp tiền của người khác.
Còn những người chấp đoạn cho chết là hết, đó cũng là cách hiểu sai rồi đăm ra quay cuồng trong dục lạc tạo biết bao nhiêu tội ác khiến cho mình khổ, người khác khổ và tất cả chúng sinh đều khổ.
8- “Vụ án này một lần nữa nhắc nhở các bậc làm cha mẹ không nên vì thương con mà cho trẻ đeo trang sức đắt tiền, tự rước họa vào thân. nếu cháu Thanh không đeo vòng vàng thì hậu quả trên sẽ không xảy ra”. Câu này dạy ĐỨC CẢNH GIÁC LÕNG THAM LAM.
Như đức Phật đã dạy: “Vàng là rắn độc” Đúng vậy, cháu Thanh ch ết là vì vàng.
Mọi người đi đường bị giựt dây chuyền, túi xách đều do tiền bạc và đồ trang sức. Bởi vậy mọi người hãy cảnh giác trong thời đại đạo đức đang xuống cấp thì mới bảo đảm sinh mạng của mình, chỉ một vài chục ngàn đồng, một vài chỉ vàng mang theo trong thân là cái chết dễ dàng. Cho nên cần phải cảnh giác đề phòng những điều chẳng may xảy ra cho bản thân mình, vì xã hội đạo đức đã mất dần thay vào những trò ăn chơi trụy lạc, những nơi vui chơi giải trí không lành mạnh như những quán bia ôm, đèn xanh, đèn đỏ, đèn mờ v.v… Phần đông nữ giới bị giựt túi xách, dây chuyền vàng, chứ nam giới thì ít khi bị giựt. Cho nên nữ giới cần phải cảnh giác cao hơn để tránh những sự mất mát của cải tài sản, nhất là tính mạng.
-----
(Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC, - Giáo án rèn nhân cách lớp ngũ giới: Đức ly tham, Nxb Tôn giáo, 2012, tập 1)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét