Năm mười bốn tuổi, tôi chẳng làm được trò trống gì, ngoại trừ việc quậy phá nổi tiếng trong trường. Tôi thường bỏ dở giữa chừng các môn học mà chẳng thèm quan tâm đến việc có bị cấm túc, kỷ luật hay bị đuổi học hay không.
Tất cả những điều đó hoàn toàn thay đổi khi tôi được học với thầy Kaplan. Trẻ tuổi đẹp trai, thầy đứng dựa vào tấm bảng, áo sơ mi cổ bé, tay đút trong túi quần jeans, như thể chẳng quan tâm đến bất cứ thứ gì trên đời này. Dưới mái tóc vàng mềm mại, đôi mắt ánh lên màu xanh thép đầy cương nghị của thầy lại nói lên điều ngược lại. Ông thầy có dáng vẻ “ngầu đời” này có cái nhìn như muốn nói: “Đừng có mà lộn xộn với tôi đấy!”. Hơi thích thú và phần e dè, tôi nghĩ có lẽ là phải đàng hoàng trong lớp học này.
“Chào các em”, thầy lên tiếng và bước dọc theo lối đi giữa hai hàng ghế, “tôi tên là Kaplan, và chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện một chuyến đi dài.” Có cái gì đó cồn lên trong bụng, tôi tự hỏi không biết mình bị sao nữa, và rồi chợt nhận ra đó là cảm giác thích thú. Thầy bước nhanh quay lại bàn làm việc. Tôi mỉm cười hy vọng rằng đây sẽ là một môn học hấp dẫn.
Đột nhiên, thầy nhảy phắt lên đứng trên bàn.
“Các em nghe đây!”, thầy nói với cả lớp bằng một giọng đầy nhiệt huyết, “tôi không nói về trường học. Đây là việc học tập và niềm vui trong công việc, nếu các em tìm thấy niềm vui trong học tập chắc chắn các em sẽ học tốt”.
“Tôi nói các em đấy”, thầy tiếp tục nhảy từ trên bàn xuống đất, nhẹ nhàng như một con báo.
“Và em nữa”, thầy vừa nói, vừa chỉ vào từng học sinh và lập lại những từ này.
Khi ngón tay của thầy chỉ đến tôi, tôi chợt thấy tim ngừng lại một nhịp. Xưa nay tôi chưa bao giờ cho rằng học là một niềm vui. Và cũng chưa bao giờ nghĩ rằng tôi có thể học được.
Và rồi bằng một giọng thì thầm, thầy nói tiếp: “Lịch sử là một điều bí mật, và chúng ta là một phần trong bí mật đó”.
Lớp học im lặng như tờ, thậm chí có thể nghe được tiếng vỗ cánh của một con ruồi khi nó bay ngang qua.
“Chúng ta sẽ không ngồi đây hôm nay nếu tổ tiên chúng ta không chiến đấu cho niềm tin của họ, cho độc lập của quốc gia. Chắc chắn chúng ta sẽ không phải là những con người tự do”.
Thầy tuyên bố bằng một giọng nói nghiêm túc đến mức tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải lắng nghe thầy.
Thầy nắm chặt bàn tay giơ lên trước mặt, giọng rền vang: “Tất cả các em đều có một lịch sử. Chúng ta có trách nhiệm ghi nhớ những gì đã xảy ra và phải rút ra được bài học từ trong lịch sử”.
Tôi phải kềm chế lắm mới khỏi hô to lên “quá đã!” “Bây giờ tôi sẽ đưa các em đi cùng tôi trong chuyến du hành dài ngày này. Các em đã sẵn sàng chưa? Nếu có đủ can đảm, hãy đứng dậy và đẩy hết bàn ghế ra hai bên”.
Đó là một lời thách thức. Thầy yêu cầu chúng tôi phải tích cực tham gia vào bài học, không đơn giản ngồi chờ cho hết giờ. Chỉ trong vài phút, lớp học đã được dọn trống.
“Được rồi”, thầy nói, “giờ các em hãy nằm xuống đất và nhớ là phải nằm thật sát vào nhau”.
Lớp học nãy giờ im lặng, giờ đây vang đầy những tiếng cười khúc khích khi chúng tôi loay hoay nằm xuống bên nhau trên nền nhà. Tay đứa này đụng vào người đứa kia, thậm chí có đứa còn đụng đầu nhau côm cốp, nhưng rồi cuối cùng cũng nằm thành một đám hỗn độn trên sàn nhà.
Thầy xoa cằm nhìn chúng tôi, như thể đang ngắm nhìn tác phẩm điêu khắc mới nhất của mình rồi nói: “Tốt lắm, các em hãy nhích sát vào nhau chút nữa”.
Chúng tôi lại vừa rúc rích cười vừa nhích sát vào nhau hơn. Mặc dù khá thích thú, nhưng rồi chúng tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu vì chật chội và nóng bức, mồ hôi bắt đầu tuôn chảy trên người và không khí có vẻ ngột ngạt hơn khi cả đám chen chúc sát vào nhau trên sàn nhà.
‘Tốt”, thầy vừa nói vừa đi quanh chúng tôi, “bây giờ các em hãy tưởng tượng rằng mình đang bị xích vào nhau trong một căn phòng mà hầu như không thể đứng lên được, với một khuôn cửa sổ bé tí xíu. Nhiệt độ nóng bức và không khí ngột ngạt đến nỗi không thể thở được. Hãy tưởng tượng các em chỉ được cho ăn những thứ chỉ để dùng nuôi súc vật vào cuối mỗi ngày, nếu lúc đó chưa bị chết vì nóng, vì mùi hôi thúi và sự đánh đập dã man. Hãy tưởng tượng rằng các em phải ngủ chồng lên nhau trên nền đất cứng, tệ hơn rất nhiều với những gì mà các em đang phải chịu đựng”.
“Hãy tưởng tượng về cơn ác mộng đó”, thầy nói tiếp, đôi mắt ánh lên những tia căm phẫn.
Và thầy nói bằng giọng nói của một người như đang trong cơn hấp hối: “Đó là tình cảnh của những người Phi Châu bị chở dưới hầm tàu sang Mỹ. Để rồi khi đến nơi, họ bị đem bán giữa chợ như một bầy súc vật, và sẽ phải làm việc cho đến kiệt sức, chết đi trên các đồn điền. Các em đang diễn lại trong lớp này. Được rồi, các em đứng lên đi. Đây chỉ là màn khởi đầu cho cơn ác mộng nô lệ triền miên trong lịch sử”.
Tôi chợt hiểu ra: Thầy Kaplan đang giảng cho chúng tôi bài học về lịch sử bằng cách của riêng thầy, không phải bằng những cuốn sách dày cộp với câu chữ khô khan lạnh lùng; không phải bằng những lời rao giảng triền miên, sáo rỗng. Thầy đã thổi hồn vào bài học này, làm cho nó trở nên sinh động và rất dễ tiếp thu. Chúng tôi đã cùng thầy bước vào cuộc hành trình tìm về cội nguồn lịch sử bằng một chuyến đi vô cùng hấp dẫn. Và đó chỉ là ngày đầu tiên.
Cứ như vậy hết ngày này sang ngày khác, tuần này sang tuần khác, chúng tôi đã tìm ra đủ mọi cách để tái hiện lịch sử: Khi thì biến bàn ghế thành con tàu Nina, Pinta và Santa Maria để cùng Christophe Columbus băng qua những cơn sóng dữ tìm đến Châu Mỹ, khi thì cả lớp chia thành hai đạo quân Nam - Bắc để đánh nhau trong cuộc nội chiến bằng những khẩu súng giấy do chúng tôi tự chế tạo. Một hôm khác, chúng tôi hoá trang thành những nghị sĩ để soạn thảo và ký tên vào bản tuyên ngôn độc lập, và tôi rất hãnh diện khi được đóng vai John Adams.
Tôi đã học được rất nhiều điều trong môn của Thầy. Chúng tôi cũng phải đọc được một số sách và làm bài kiểm tra, nhưng vì tôi quá thích thú môn học này, nên đã cố gắng làm tốt những việc mà trước đây tôi không hề làm. Tôi luôn trông chờ để được học môn này, không phải vì Thầy Kaplan trẻ tuổi, đẹp trai và “rất ngầu đời”, mà vì thầy thật sự là một giáo viên xuất sắc, biết tạo sự say mê học tập cho học sinh của mình.
Tôi tôn trọng những lời dạy của thầy, và khi thầy nói rằng mọi môn học đều quan trọng trong hành trình của cuộc sống, tôi đã cố gắng đi học đầy đủ các môn khác. Và mỗi ngày tôi đều háo hức chờ đến giờ đi học.
Khỏi phải nói bạn cũng biết cha mẹ tôi mừng đến mức nào. Họ tự hỏi không biết ông thầy giáo đó có ma lực gì mà khiến cho một đứa con gái ương ngạnh như tôi trở thành một học sinh gương mẫu. Tất cả phụ huynh học sinh và đồng nghiệp trong trường đều yêu mến thầy Kaplan.
Đặc biệt là tôi.
Do đó, khi có tin đồn thầy bị nhà trường sa thải đã không một ai tin. Thầy Kaplan là giáo viên giỏi nhất ở trường chúng tôi. Tại sao người ta lại sa thải một giáo viên chỉ vì đã làm cho môn lịch sử trở thành một môn học vô cùng sống động và dễ nhớ đối với học sinh; một giáo viên đã làm cho học sinh ngày càng say mê học tập hơn? Tôi càng thất vọng hơn khi biết tin đồn này là có thật. Thầy Kaplan bị sa thải do đã không chịu đi theo lối mòn cứng nhắc. Điều quan trọng đối với hội đồng nhà trường không phải là chất lượng giảng dạy, mà phương pháp của thầy không mang tính chính thống nên không được chấp nhận.
Là một người luôn lạc quan, thầy Kaplan chấp nhận việc này một cách rất bình tĩnh. Thầy khuyên chúng tôi phải “chấp nhận thay đổi”. Vì theo thầy, người nào không biết cách chấp nhận sẽ làm tổn thương đến người khác cũng như đến chính mình. Dù những lời thầy nói là đúng, nhưng chúng tôi cũng không cam tâm ngồi nhìn thầy ra đi. Suy cho cùng, chính thầy đã dạy rằng tổ tiên chúng tôi biết chiến đấu để giữ vững niềm tin của mình. Do đó, chúng tôi đã bàn định kế hoạch biểu tình vào ngày thầy Kaplan ra đi.
Những người tham gia đều phải hứa giữ bí mật.
Nhưng rồi tin tức cũng lộ ra, và thầy hiệu trưởng cũng thông báo trên loa phóng thanh rằng học sinh nào tham gia vào cuộc biểu tình sẽ bị đuổi học.
Cuối cùng thì ngày đó cũng đến, khi chuông báo hết giờ vang lên, đám học sinh chúng tôi khoác tay nhau bước ra cổng trường và tập hợp thành hàng ở đó, học sinh các lớp dưới cũng tham gia. Thoáng chốc, ngôi trường gần như không còn bóng một học sinh nào. Thầy Kaplan đã truyền cho chúng tôi lòng dũng cảm chấp nhận mọi việc để chiến đấu cho niềm tin của mình. Bất chấp những lời đe doạ, chúng tôi đồng thanh hô vang: “Không được để thầy Kaplan ra đi! Hãy giữ thầy ở lại”.
Các bậc phụ huynh sau đó cũng kéo đến và thay vì la mắng con, họ đã cùng nắm tay nhau, tạo thành một hàng rào bao xung quanh và cùng hô vang theo chúng tôi. Thầy Kaplan xuất hiện ở cửa sổ, nước mắt tuôn trào trên gương mặt, thầy vẫy tay chào chúng tôi và nói: “Cảm ơn các em”, rồi bước khuất vào bên trong.
Bất chấp những nỗ lực của chúng tôi, thầy Kaplan vẫn bị sa thải. Nhưng nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh và giới báo chí, nên không học sinh nào trong trường bị đuổi học.
Thầy đến dạy trong một trường tư ở một tiểu bang khác. Những trường học loại này ngày nay rất nổi tiếng. Khi nghe nói về một ngôi trường nào như thế. Tôi nghĩ ngay đến thầy Kaplan. Và tôi vô cùng biết ơn người thầy phi thường, tận tụy đã chấp nhận rủi ro sử dụng mọi kiến thức, sự sáng tạo và tính hài hước để mang đến cho những học sinh vốn thờ ơ với việc học như tôi món quà quý nhất của đời học sinh: “Niềm vui thích và say mê trong học tập”.
Người Thắp Sáng Ước Mơ - Kỳ Thư Tổng hợp & biên dịch
ĐẠI Ý:
Bài này nói về đức chấp nhận trách nhiệm của một giảng viên truyền đạt tư tưởng văn hóa, lịch sử, đạo đức, v.v.. rất sống động, cụ thể, thực tế, khiến cho học viên tiếp thu một cách dễ dàng.
HƯỚNG DẪN:
Muốn phân đoạn thì nên gạch đít những từ quan trọng chỉ những hành động đạo đức trong bài. Khi gạch đít xong, quý vị xem những từ nào chỉ cho đức hạnh hay thiếu đức hạnh thì quý vị nên xác định đức hạnh ấy rõ ràng.
Ví dụ: Như trong bài này, quý vị nên gạch đít những từ sau đây: quậy phá nổi tiếng, thường bỏ dở giữa chừng các môn học, có khi bị cấm túc, kỷ luật hay bị đuổi học, thì quý vị biết ngay người học sinh lười biếng, không chăm chỉ học hành. Vì thế phân đoạn này là đoạn thứ nhất và đáp án là Thiếu Đức Hiếu Học Ý Hành.
BÀI LÀM
1- Phân đoạn:
Bài này có 11 đoạn:
1- Năm mười bốn tuổi, tôi chẳng làm được trò trống gì, ngoại trừ việc quậy phá nổi tiếng trong trường. Tôi thường bỏ dở giữa chừng các môn học, mà chẳng thèm quan tâm đến việc có bị cấm túc, kỷ luật hay bị đuổi học hay không.
2- Tất cả những điều đó hoàn toàn thay đổi khi tôi được học với thầy Kaplan. Trẻ tuổi đẹp trai, thầy đứng dựa vào tấm bảng, áo sơ mi cổ bẻ, tay đút trong túi quần jeans, như thể chẳng quan tâm đến bất cứ thứ gì trên đời này. Dưới mái tóc vàng mềm mại, đôi mắt ánh lên màu xanh thép đầy cương nghị của thầy lại nói lên điều ngược lại. Ông thầy có dáng vẻ “ngầu đời ” này có cái nhìn như muốn nói: “Đừng có mà lộn xôn với tôi đấy! ”.
3- Hơi thích thú và phần e dè, tôi nghĩ có lẽ là phải đàng hoàng trong lớp học này.
“Chào các em”, thầy lên tiếng và bước dọc theo lối đi giữa hai hàng ghế, “tôi tên là Kaplan, và chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện một chuyến đi dài”.
Có cái gì đó cồn lên trong bụng, tôi tự hỏi không biết mình bị sao nữa, và rồi chợt nhận ra đó là cảm giác thích thú. Thầy bước nhanh quay lại bàn làm việc. Tôi mỉm cười hy vọng rằng đây sẽ là một môn học hấp dẫn.
Đột nhiên, thầy nhảy phắt lên đứng trên bàn.
“Các em nghe đây!”, thầy nói với cả lớp bằng một giọng đầy nhiệt huyết, “tôi không nói về trường học. Đây là việc học tập và niềm vui trong công việc, nếu các em tìm thấy niềm vui trong học tập, chắc chắn các em sẽ học tốt”.
4- “Tôi nói các em đấy”, thầy tiếp tục nhảy từ trên bàn xuống đất, nhẹ nhàng như một con báo. “Và em nữa”, thầy vừa nói, vừa chỉ vào từng học sinh và lập lại những từ này.
Khi ngón tay của Thầy chỉ đến tôi, tôi chợt thấy tim ngừng lại một nhịp. Xưa nay tôi chưa bao giờ cho rằng học là một niềm vui. Và cũng chưa bao giờ nghĩ rằng tôi có thể học được.
Và rồi bằng một giọng thì thầm, Thầy nói tiếp: “Lịch sử là một điều bí mật, và chúng ta là một phần trong bí mật đó ”.
Lớp học im lặng như tờ, thậm chí có thể nghe được tiếng vỗ cánh của một con ruồi khi nó bay ngang qua.
“Chúng ta sẽ không ngồi đây hôm nay, nếu tổ tiên chúng ta không chiến đấu cho niềm tin của họ, cho độc lập của quốc gia. Chắc chắn chúng ta sẽ không phải là những con người tự do”. Thầy tuyên bố bằng một giọng nói nghiêm túc đến mức tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải lắng nghe thầy.
Thầy nắm chặt bàn tay giơ lên trước mặt, giọng rền vang: “Tất cả các em đều có một lịch sử. Chúng ta có trách nhiệm ghi nhớ những gì đã xảy ra, và phải rút ra được bài học từ trong lịch sử ”. Tôi phải kềm chế lắm mới khỏi hô to lên “quá đã!”
5- “Bây giờ tôi sẽ đưa các em đi cùng tôi trong chuyến du hành dài ngày này. Các em đã sẵn sàng chưa? Nếu có đủ can đảm, hãy đứng dậy và đẩy hết bàn ghế ra hai bên”.
Đó là một lời thách thức. Thầy yêu cầu chúng tôi phải tích cực tham gia vào bài học, không đơn giản ngồi chờ cho hết giờ. Chỉ trong vài phút, lớp học đã được dọn trống.
“Được rồi”, thầy nói, “giờ các em hãy nằm xuống đất, và nhớ là phải nằm thật sát vào nhau”.
Lớp học nãy giờ im lặng, giờ đây vang đầy những tiếng cười khúc khích khi chúng tôi loay hoay nằm xuống bên nhau trên nền nhà. Tay đứa này đụng vào người đứa kia, thậm chí có đứa còn đụng đầu nhau côm cốp, nhưng rồi cuối cùng cũng nằm thành một đám hỗn độn trên sàn nhà.
Thầy xoa cằm nhìn chúng tôi, như thể đang ngắm nhìn tác phẩm điêu khắc mới nhất của mình rồi nói: “Tốt lắm, các em hãy nhích sát vào nhau chút nữa”.
Chúng tôi lại vừa rúc rích cười vừa nhích sát vào nhau hơn. Mặc dù khá thích thú, nhưng rồi chúng tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu vì chật chội và nóng bức, mồ hôi bắt đầu tuôn chảy trên người và không khí có vẻ ngột ngạt hơn khi cả đám chen chúc sát vào nhau trên sàn nhà.
‘Tốt”, thầy vừa nói vừa đi quanh chúng tôi, “bây giờ các em hãy tưởng tượng rằng mình đang bị xích vào nhau trong một căn phòng mà hầu như không thể đứng lên được, với một khuôn cửa sổ bé tí xíu. Nhiệt độ nóng bức và không khí ngột ngạt đến nỗi không thể thở được. Hãy tưởng tượng các em chỉ được cho ăn những thứ chỉ để dùng nuôi súc vật vào cuối mỗi ngày, nếu lúc đó chưa bị chết vì nóng, vì mùi hôi thúi và sự đánh đập dã man. Hãy tưởng tượng rằng các em phải ngủ chồng lên nhau trên nền đất cứng, tệ hơn rất nhiều với những gì mà các em đang phải chịu đựng ”.
“Hãy tưởng tượng về cơn ác mộng đó”, thầy nói tiếp, đôi mắt ánh lên những tia căm phẫn.
Và thầy nói bằng giọng nói của một người như đang trong cơn hấp hối: “Đó là tình cảnh của những người Phi Châu bị chở dưới hầm tàu sang Mỹ. Để rồi khi đến nơi, họ bị đem bán giữa chợ như một bầy súc vật, và sẽ phải làm việc cho đến kiệt sức, chết đi trên các đồn điền .
Các em đang diễn lại trong lớp này. Được rồi, các em đứng lên đi. Đây chỉ là màn khởi đầu cho cơn ác mộng nô lệ triền miên trong lịch sử.
6- Tôi chợt hiểu ra: Thầy Kaplan đang giảng cho chúng tôi bài học về lịch sử bằng cách của riêng thầy, không phải bằng những cuốn sách dày cộp với câu chữ khô khan lạnh lùng; không phải bằng những lời rao giảng triền miên, sáo rỗng. Thầy đã thổi hồn vào bài học này, làm cho nó trở nên sinh động và rất dễ tiếp thu. Chúng tôi đã cùng thầy bước vào cuộc hành trình tìm về cội nguồn lịch sử, bằng một chuyến đi vô cùng hấp dẫn. Và đó chỉ là ngày đầu tiên.
Cứ như vậy hết ngày này sang ngày khác, tuần này sang tuần khác, chúng tôi đã tìm ra đủ mọi cách để tái hiện lịch sử: Khi thì biến bàn ghế thành con tàu Nina, Pinta và Santa Maria để cùng Christophe Columbus băng qua những cơn sóng dữ tìm đến Châu Mỹ, khi thì cả lớp chia thành hai đạo quân Nam - Bắc để đánh nhau trong cuộc nội chiến bằng những khẩu súng giấy do chúng tôi tự chế tạo. Một hôm khác, chúng tôi hoá trang thành những nghị sĩ để soạn thảo và ký tên vào bản tuyên ngôn độc lập, và tôi rất hãnh diện khi được đóng vai John Adams.
7- Tôi đã học được rất nhiều điều trong môn của Thầy. Chúng tôi cũng phải đọc được một số sách và làm bài kiểm tra, nhưng vì tôi quá thích thú môn học này nên đã cố gắng làm tốt những việc mà trước đây tôi không hề làm.
Tôi luôn trông chờ để được học môn này, không phải vì thầy Kaplan trẻ tuổi, đẹp trai và “rất ngầu đời”, mà vì thầy thật sự là một giáo viên xuất sắc, biết tạo sự say mê học tập cho học sinh của mình. Tôi tôn trọng những lời dạy của thầy, và khi thầy nói rằng mọi môn học đều quan trọng trong hành trình của cuộc sống, tôi đã cố gắng đi học đầy đủ các môn khác. Và mỗi ngày, tôi đều háo hức chờ đến giờ đi học.
Khỏi phải nói bạn cũng biết cha mẹ tôi mừng đến mức nào. Họ tự hỏi không biết ông thầy giáo đó có ma lực gì mà khiến cho một đứa con gái ương ngạnh như tôi trở thành một học sinh gương mẫu. Tất cả phụ huynh học sinh và đồng nghiệp trong trường đều yêu mến thầy Kaplan.
Đặc biệt là tôi.
8- Do đó, khi có tin đồn thầy bị nhà trường sa thải đã không một ai tin. Thầy Kaplan là giáo viên giỏi nhất ở trường chúng tôi. Tại sao người ta lại sa thải một giáo viên chỉ vì đã làm cho môn lịch sử trở thành một môn học vô cùng sống động và dễ nhớ đối với học sinh; một giáo viên đã làm cho học sinh ngày càng say mê học tập hơn? Tôi càng thất vọng hơn khi biết tin đồn này là có thật. Thầy Kaplan bị sa thải do đã không chịu đi theo lối mòn cứng nhắc. Điều quan trọng đối với hội đồng nhà trường không phải là chất lượng giảng dạy, mà phương pháp của thầy không mang tính chính thống nên không được chấp nhận.
9- Là một người luôn lạc quan, thầy Kaplan chấp nhận việc này một cách rất bình tĩnh. Thầy khuyên chúng tôi phải “chấp nhận thay đổi ”. Vì theo thầy, người nào không biết cách chấp nhận sẽ làm tổn thương đến người khác, cũng như đến chính mình.
10- Dù những lời thầy nói là đúng, nhưng chúng tôi cũng không can tâm ngồi nhìn thầy ra đi. Suy cho cùng, chính thầy đã dạy rằng tổ tiên chúng tôi biết chiến đấu để giữ vững niềm tin của mình. Do đó, chúng tôi đã bàn định kế hoạch biểu tình vào ngày thầy Kaplan ra đi.
Những người tham gia đều phải hứa giữa bí mật. Nhưng rồi tin tức cũng lộ ra, và thầy hiệu trưởng cũng thông báo trên loa phóng thanh rằng học sinh nào tham gia vào cuộc biểu tình sẽ bị đuổi học.
Cuối cùng thì ngày đó cũng đến, khi chuông báo hết giờ vang lên, đám học sinh chúng tôi khoác tay nhau bước ra cổng trường và tập hợp thành hàng ở đó, học sinh các lớp dưới cũng tham gia. Thoáng chốc, ngôi trường gần như không còn bóng một học sinh nào. Thầy Kaplan đã truyền cho chúng tôi lòng dũng cảm chấp nhận mọi việc để chiến đấu cho niềm tin của mình. Bất chấp những lời đe doạ, chúng tôi đồng thanh hô vang: “Không được để thầy Kaplan ra đi! Hãy giữ thầy ở lại”.
Các bậc phụ huynh sau đó cũng kéo đến và thay vì la mắng con, họ đã cùng nắm tay nhau, tạo thành một hàng rào bao xung quanh và cùng hô vang theo chúng tôi. Thầy Kaplan xuất hiện ở cửa sổ, nước mắt tuôn trào trên gương mặt, thầy vẫy tay chào chúng tôi và nói: “Cảm ơn các em”, rồi bước khuất vào bên trong.
Bất chấp những nỗ lực của chúng tôi, thầy Kaplan vẫn bị sa thải. Nhưng nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh và giới báo chí, nên không học sinh nào trong trường bị đuổi học.
11- Thầy đến dạy trong một trường tư ở một tiểu bang khác. Những trường học loại này ngày nay rất nổi tiếng. Khi nghe nói về một ngôi trường nào như thế. Tôi nghĩ ngay đến thầy Kaplan. Và tôi vô cùng biết ơn người Thầy phi thường, tận tụy đã chấp nhận rủi ro sử dụng mọi kiến thức, sự sáng tạo và tính hài hước để mang đến cho những học sinh vốn thờ ơ với việc học như tôi món quà quý nhất của đời học sinh: Niềm vui thích và say mê trong học tập .
2- Đáp án:
Bài này có 11 đức:
1- Thiếu đức hiếu học ý hành.
2- Đức nghiêm nghị thân hành, ý hành.
3- Đức khuyến học khẩu hành.
4- Đức tri ân tổ quốc khẩu hành.
5- Đức truyền đạt tư tưởng môn sử học thân hành, ý hành.
6- Đức truyền đạt bài học vào cuộc sống.
7- Đức chăm học ý hành, thân hành.
8- Thiếu đức sáng tạo truyền đạt bài học sống động.
9- Đức chấp nhận tuỳ thuận khẩu hành.
10- Đức dũng cảm thân hành, khẩu hành.
11- Đức tri ân ý hành.
3- Giải trình án:
ĐỨC THỨ NHẤT THIẾU ĐỨC HIẾU HỌC Ý HÀNH
Trẻ em chưa nhận thức sự học là để bồi dưỡng tri thức hiểu biết của các em có một tầm sâu rộng và quan trọng về đời sống làm người. Và chính nhờ có học các môn học thì sự hiểu biết mới rộng rãi, và nhất là môn học đạo đức, nó mang lại một sự lợi ích rất lớn cho cuộc sống con người. Đó là sự bình an, yên vui và hạnh phúc cho bản thân, cho mọi người trong gia đình và cho cộng đồng mọi người trong xã hội ở hiện tại và ngày mai.
Chúng ta ai cũng biết, trẻ em ham chơi hơn ham học. Vì cơ thể của trẻ em đang phát triển nên hay năng động, thường quậy phá, khiến cho người lớn bực mình. Tuổi học trò là tuổi vô tư, thích hoạt động chạy nhảy tung tăng quậy phá cái này, cái khác. Cho nên chúng không thể ngồi yên lại học tập, nếu không có sự bắt buộc và gò bó. Vì thế, thầy, cô giáo và cha mẹ thường cho các em là những đứa trẻ lười biếng. Cho các em lười biếng là không đúng, vì các em không thích học. Bài học quá khô khan, không bằng đi hái trộm trái mận của bà hàng xóm, chọc ghẹo bà ta chửi cho một trận còn khoái hơn.
Hiểu được tâm lý năng động của các em, cha mẹ, thầy, cô giáo không xem chúng là những đứa trẻ lười biếng học, luôn luôn tìm cách khơi nguồn cảm hứng đúng tâm lý của các em hướng về những môn học. Muốn được vậy, cha mẹ, thầy và cô giáo phải tạo ra sự thích thú trong các môn học, nhất là đạo đức hiếu sinh. Về đạo đức hiếu sinh, cha mẹ, thầy và cô giáo phải làm gương cho các em, tức là cha mẹ, thầy và cô giáo phải biết thương yêu các em, ban tặng cho chúng những tình thương ấm áp, xem chúng như con. Đừng mắng chửi, đừng phạt dọa, đừng đánh đập chúng, v.v... Lúc nào cũng sáng suốt, nhẫn nại cố gắng tìm hiểu những học trò hay quậy phá; những học trò có điểm học kém; những học trò có hoàn cảnh không may mắn.
Nhờ đó mới hiểu rõ tâm lý của các em; mới tận tâm giúp đỡ, khích lệ và sách tấn các em bằng tình yêu thương, bằng sự ban cho tình thương của một người mẹ, người cha, người thầy, người cô giáo.
Nhờ mang tình thương đến với các em như vậy, nên các em mới thấy mình không bị bỏ rơi, nên cố gắng học tập.
Chúng ta ai cũng biết tuổi trẻ của các em siêng năng học tập là nhờ tình thương của cha mẹ, của thầy cô giáo, chứ các em có ý thức sự học tập có là gì đâu. Các em xem sự học tập là sự gò bó trói buộc, là sự làm khổ các em.
Cho nên những bậc cha mẹ, thầy và cô giáo muốn cho các em siêng năng học tập thì không gì hơn là mang tình thương yêu đến với các em.
Chứ không nên bắt buộc các em phải học tập như thế này, như thế khác, mà hãy để tự các em thích thú siêng năng trong học tập. Vì chỗ nương tựa sự học tập của các em bằng tình thương yêu; bằng những hành động ngọt ngào, êm dịu của cha mẹ, thầy và cô giáo, chứ không phải bằng những hành động phạt dọa, đánh đập, roi vọt, chửi mắng “đồ hư, đồ thối, đồ tồi, đồ mất dạy, v.v...” Lối giáo dục con cái ngày xưa: “Thương con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho ngào”.
Lối giáo dục con cái như vậy không đúng với tinh thần từ bi bình đẳng trong sự sống của Phật giáo, vì Phật giáo có nền đạo đức nhân bản - nhân quả nên luôn luôn dùng chánh ngữ, chánh nghiệp. Vì chánh ngữ là những lời khuyên dạy nhẹ nhàng, êm dịu, ôn tồn, nhã nhặn, khen tặng, khích lệ, v.v.. chứ không được mắng chửi các em, nạt nộ, hù dọa, la lối với những lời hung dữ thô lỗ. Nhất là cách xưng hô, không được phách lối: “Mầy, tao, mi, tớ, thằng, con hoặc gọi là đồ dốt nát, đồ mất dạy, đồ thiếu văn hóa, đạo đức, v.v...”.
Chánh nghiệp là những hành động nhẹ nhàng, êm ái, xoa dịu những vết thương lòng của các em, khi các em bị mất mát. Cha mẹ, thầy và cô giáo chỉ dạy một cách tận tình, rõ ràng, cụ thể để các em tiếp thu bài học không có khó khăn trong tình yêu thương của thầy, cô giáo cùng cha mẹ.
Người thầy, cô giáo dạy học phải có tình thương như cha, như mẹ thì học trò mới siêng năng học hành. Chứ cứ roi vọt, răn đe phạt dọa làm cho các em vừa sợ hãi, vừa chán ghét sự học tập. Và như vậy, các em sẽ học đến một mức độ nào thì bỏ học.
Chúng ta hãy theo dõi một câu chuyện thật xảy ra trong ngành giáo dục, hiện nay vẫn có thầy, cô giáo thiếu đạo đức hiếu sinh và thiếu đạo đức bình đẳng về sự sống với những học trò của mình:
“Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng vừa tiếp nhận bệnh nhân đa chấn thương do bị thầy giáo đánh.
“Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng vừa tiếp nhận bệnh nhân đa chấn thương do bị thầy giáo đánh.
Sự việc xảy ra lúc 18h40 ngày 05/4, khi em Nguyễn Hoàng Long, ngụ tại 21B đường Bạch Đằng, P7, Đà Lạt (Lâm Đồng), là học sinh lớp 9A4 trường trung học Đống Đa (Đà Lạt), đến học thêm tại nhà thầy Trương Trần Văn Sơn, ngụ tại 42 Đinh Công Thắng, P7 Đà Lạt, hiện là giáo viên môn toán của trường trung học Ngô Gia Tự (tức trường THPT bán công Dran cũ), huyện Đơn Dương (Lâm Đồng). Khi Long vừa bước vào nhà, thầy Sơn hỏi lý do tại sao không chép bài và còn đi học trễ. Long trả lời em để quên vở ở nhà và bị mệt, nên không thể chép bài được. Liền sau đó, thầy Sơn gọi Long lên nhà trên, chốt chặt cửa rồi dùng cây roi mây dài hơn một mét quất tới tấp vào lưng, đầu và tay em Long. Đánh xong, thầy Sơn bảo Long về gọi cha mẹ đến nói chuyện. Long cố gắng về đến nhà báo cho cha mẹ xong thì ngất xỉu, và được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Chú ruột của Long là Nguyễn Văn Quang bức xúc: Sau khi cởi áo của cháu ra, tôi hoảng hồn vì thấy vết thương rướm máu đầy khắp người cháu. Tôi chạy qua hỏi thầy Sơn thì thầy và chị của thầy còn nói này kia. Tôi mời công an đến lập biên bản và thu tang vật.
Chị Trương Thị Minh Xuân (mẹ của em Long) cho biết, từ khi cháu Long học lớp 7, gia đình đã nhờ thầy quản lý việc học và dạy kèm toán, lý, hóa cho cháu vào ban đêm. Sự việc vừa xảy ra quá bất ngờ và ngoài sức tưởng tượng của gia đình, cô Nguyễn Thị Hoàng Yên, giáo viên chủ nhiệm của em Long cho biết. Chiều cùng ngày, Long đi học thêm môn Anh văn của cô nhưng để quên vở ở nhà và vào lớp trễ 20 phút. Trước đó 2 buổi học, tại trường Long không chép bài nên bị giáo viên bộ môn văn ghi vào sổ đầu bài, cô Yên đã gọi điện thông báo cho thầy Sơn (người nhận quản lý em Long) biết và nhắc nhở, nhưng không ngờ thầy lại đánh Long. Cô Yên còn lo lắng: Chỉ còn 20 ngày nữa là thi học kỳ 2, sau đó là xét tuyển tốt nghiệp rồi thi vào lớp 10, không biết Long sẽ thế nào! Theo kết quả chẩn đoán của khoa ngoại - Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng thì Long bị đa chấn thương phần mềm ở đầu, lưng và hai tay.
Cụ thể sưng bầm ở vùng đầu, lưng và hai tay. Thế nhưng theo người nhà của Long cho biết, dù đã gây hậu quả như vậy, nhưng đến trưa ngày 06/4 chỉ có chị của thầy Sơn đến thăm, còn thầy Sơn vẫn chưa đến thăm hoặc hỏi han gì. Hiện công an phường 7 đã vào cuộc điều tra làm rõ vụ việc.
Nếu đứng theo phương diện đạo đức nhân bản về sự sống của muôn loài thì phải có một đạo đức biết tôn trọng sự sống của nhau, không riêng sự sống của con người đối với con người, mà còn phải đối với sự sống của muôn loài vật.
Ở đây, hành động của thầy Sơn là phi đạo đức nhân bản. Con người mà đánh con người mang thương tích bầm mình khắp người. Chúng tôi xin hỏi thầy Sơn, khi thầy bị người khác đánh như vậy thầy có thấy đau đớn không thưa thầy? Trong khi mình cũng biết đau, sao lại nhẫn tâm đánh người học trò như con của mình như vậy? Đúng, chúng tôi chấp nhận thầy thương em Long, nhưng thương cho roi cho vọt như ông bà ta ngày xưa thì lòng thương ấy là phi đạo đức thầy ạ! Lòng yêu thương ấy chưa đúng. Ỷ mình là thầy, là người lớn, nên đánh em Long tới tấp và còn nghĩ rằng em Long là học trò, là con nít.
Hiểu như vậy là sai. Lòng thương yêu ấy vi phạm đến quyền sống của người khác, vì thế lòng yêu thương ấy không phải là lòng yêu thương, mà là cơn tức giận của thầy Sơn trút đổ lên đầu người học trò của mình. Nhưng lúc ấy, thầy cho rằng đó là bổn phận trách nhiệm của thầy, vì thầy là chủ nhiệm của em Long nên thầy có quyền đánh đập để dạy dỗ em.
Khi đánh đập em Long, thầy phải hiểu: mặc dù Long là một học trò của thầy, nhưng thầy phải biết sự sống của Long và sự sống của thầy đều bình đẳng như nhau, không ai có quyền xâm phạm đến sự sống của nhau. Sao thầy lại dùng roi mây đánh em Long lằn dọc lằn ngang tan nát mình mẩy, đầu cổ tay chân mà không chút lòng xót thương? Cho nên dùng lời nạt nộ, mắng chửi, mạt sát, đánh đập là xâm phạm đến quyền sống của người khác. Những hành động như vậy là phi đạo đức nhân bản - nhân quả. Những hành động như vậy là phi nhân tính. Đó là những hành động của loài động vật chứ con người thì không thể có những hành động và ngôn ngữ như vậy. Con người phải là con người thì con người phải sống đúng năm đức nhân bản của con người mà ngày xưa đức Phật đã dạy rất rõ ràng:
1- Đức thứ nhất là đức hiếu sinh.
2- Đức thứ hai là đức ly tham.
3- Đức thứ ba là đức chung thủy.
4- Đức thứ tư là đức thành thật.
5- Đức thứ năm là đức minh mẫn.
Năm đức hạnh này mới xác định được con người thật là con người nhân bản của Phật giáo.
Ngoài năm đức này ra, con người chưa được gọi là nhân bản.
Người xưa nói: “Thương con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho ngào”. Lời dạy này có đúng không? Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta xác định: “Đâu phải những gì của người xưa dạy đều là đúng cả”. Chúng ta là con người đều có trí suy tư, có đầu óc biết phân minh tốt xấu, trắng đen; biết cái thiện, cái ác; biết cái đúng, cái sai, chứ đâu như những kẻ mù rờ voi, ai nói sao nghe vậy, chẳng phân biệt trái phải.
Dù người xưa là tổ tiên của chúng ta, nhưng cái sai thì chúng ta nên nói sai, còn cái đúng là chúng ta nói đúng. Cái sai thì chúng ta dẹp bỏ, còn cái đúng thì dựng lại cho con cháu của chúng ta học tập sống không làm khổ mình, khổ người. Đó là trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, của loài người. Nên chúng ta phải gạn lọc những phong tục tập quán mê tín, lạc hậu thì dẹp bỏ, và những điều dạy phi đạo đức nhân bản như lời dạy trên thì dẹp sạch. Cầm roi đánh con cái của mình mà gọi là dạy, đem cái đau vào thân con cái của mình mà gọi là giáo dục thì thật là đau lòng. Chúng tôi có một người anh bà con ham chơi bỏ học, nên sự học mất căn bản rồi trốn học. Cậu chúng tôi biết việc này, nên bắt người anh ấy đánh cho mấy roi mây lằn dọc lằn ngang trên mông, nhưng người anh ấy vẫn bỏ học và đi làm công cho những người khác. Cho nên giáo dục con cái không thể đánh chúng mà chúng nghe theo, chỉ có đem tình thương thì chúng mới nghe theo mà thôi.
Quý vị nên đọc lại đoạn văn này, nghe cô học sinh tâm sự: “Năm mười bốn tuổi, tôi chẳng làm được trò trống gì, ngoại trừ việc quậy phá nổi tiếng trong trường. Tôi thường bỏ dở giữa chừng các môn học mà chẳng thèm quan tâm đến việc có bị cấm túc, kỷ luật hay bị đuổi học hay không”. Không sợ bị cấm túc, không sợ bị phạt, bị đuổi học lầm lầm, lì lì quậy phá không ai chịu nổi. Đó không phải là lỗi của cô bé này, mà lỗi của cha mẹ, của thầy và cô giáo.
Cha mẹ, thầy và cô giáo không chịu lắng nghe và tìm hiểu con cái và học trò mình, chỉ biết la mắng, phạt dọa, đánh đập, v.v... Cách dạy dỗ như vậy làm sao các em hiểu biết được, mà còn oán trách và căm ghét sự học nhiều hơn.
Các em làm sao có sự hiểu biết như người lớn, cho nên càng ráng ép bắt buộc chúng học tập mà không có phương pháp dạy dỗ, không có tình thương ban cho chúng thì làm cho chúng bất mãn sự học. Rầy la, mắng chửi, đánh đập càng làm cho chúng ngày càng trở thành lì lợm, chẳng sợ ai, chẳng sợ bị cấm túc, chẳng sợ bị phạt mà cũng không sợ bị đuổi học.
Bậc làm cha mẹ và thầy cô giáo phải giáo dục trẻ em bằng tình thương, chứ không nên giáo dục theo uy quyền của người lớn bắt nạt hành hạ trẻ em, mà phải xem trẻ em như người bạn, như những người ngang hàng bằng mình.
Phải có lời ngọt ngào, ôn tồn, phải có sự tôn trọng quyền sống của các em, nhưng phải hướng dẫn các em không nên đi quá xa quyền sống, không nên vi phạm vào đạo đức nhân bản.
Giáo dục trẻ em là một việc làm uốn nắn, như người khéo tay uốn tre, chứ không phải sức mạnh đàn áp bắt buộc phải làm theo như thế này, như thế khác. Lối giáo dục như vậy là lối giáo dục theo phong kiến: “Quân bảo thần tử, thần bất tử, bất trung...”. Chúng ta hiện đang ở vào thời đại đạo đức nhân bản - nhân quả của Phật giáo, chứ không phải ở trong thời đại Tam cang, Ngũ thường của Nho giáo. Cho nên sự giáo dục trẻ em không ai có quyền cho roi cho vọt (đánh đập trẻ em). Vì đạo đức nhân bản - nhân quả nên không ai có quyền chạm đến sự sống của chúng, dù là cha mẹ, người sinh chúng ra nhưng lại càng không được đánh đập, chửi mắng chúng.
ĐỨC THỨ HAI ĐỨC NGHIÊM NGHỊ THÂN HÀNH, Ý HÀNH
Khi giáo dục các em, cha mẹ và thầy, cô giáo cần phải có đức nghiêm nghị. Đức nghiêm nghị là không nên cười cợt đùa giỡn với trẻ em, lời nói ôn tồn, nhã nhặn, vui vẻ nhưng nghiêm nghị, chứ không phải nghiêm nghị là nói lời khô cằn, cộc lốc và còn có thái độ tỏ ra “ta đây” là người lớn. Những điều nghiêm nghị trên đây thể hiện qua hành động của thầy giáo Kaplan đã khiến cho các học sinh không dám xem thường thầy. Hành động của thầy giáo Kaplan ngay từ buổi học đầu tiên đã khéo ngăn chặn những hành động quậy phá của học sinh. Người ta thường nói: “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”.
Nếu ngay từ giờ phút đầu tiên gặp các em mà thiếu đức nghiêm nghị thì một năm học không thể ngồi yên với các em được. Chúng ta hãy đọc lại đoạn văn sau đây sẽ thấy cách hành sử của thầy giáo Kaplan với những học trò mới của mình: “Tất cả những điều đó hoàn toàn thay đổi khi tôi được học với thầy Kaplan. Trẻ tuổi đẹp trai, thầy đứng dựa vào tấm bảng, áo sơ mi cổ bé, tay đút trong túi quần jeans, như thể chẳng quan tâm đến bất ký thứ gì trên đời này.
Dưới mái tóc vàng mềm mại, đôi mắt ánh lên màu xanh thép đầy cương nghị của thầy lại nói lên điều ngược lại. Ông thầy có dáng vẻ “ngầu đời” này có cái nhìn như muốn nói: “Đừng có mà lộn xôn với tôi đấy!”. Đúng vậy, nếu không nghiêm nghị mà cười cợt với học sinh thì không còn giáo dục học sinh được nữa.
Cha mẹ sinh con ra, thương các con là đúng nghĩa, là bổn phận, là trách nhiệm, nhưng thương con cái như thế nào cho đúng cách.
Thương con mà con cái đòi cái gì cũng làm theo ý muốn của chúng, thì đó là lòng thương con mà hại con. Bằng ngược lại, mỗi chút mỗi đánh con cũng là làm hại con. Cho nên thương con phải biết dạy con. Nhưng dạy con là phải biết ngăn chặn khi con cái đòi ăn cái này, hoặc đòi mặc cái kia chạy theo thời trang ăn mặc hở hang khiêu dâm gợi dục, chạy theo dục lạc thế gian ăn chơi đồi trụy.
Làm cha mẹ không thể từ bỏ trách nhiệm và bổn phận lòng yêu thương con cái, có công sinh đẻ thì phải có công nuôi dưỡng. Thế mà trong xã hội hiện nay lại có những hạng người biết sinh con, đẻ con nhưng lại chối bỏ trách nhiệm bổn phận làm cha, làm mẹ. Nhân tính họ đã mất nên tình thương yêu con cái không còn. Họ quăng ném con cái vào đời, thiếu tất cả tình thương yêu cha lẫn mẹ, sống bơ vơ trong những trại mồ côi với tình thương yêu của những người xa lạ.
Thật là đau thương! Một bằng chứng hiển nhiên là tình trạng móc thai, nạo thai, ném bỏ thai nhi một cách vô đạo đức nhân bản. Thật đáng lên án những hạng người này. Phải theo pháp luật trừng trị tội giết người. Hiện nay, hằng ngày một số lượng thai nhi bị móc bỏ không phải nhỏ trong các bệnh viện lớn ở thành phố. Cha mẹ tự giết con cái còn trứng nước của mình mà không một chút lòng xót thương. Thật đáng kinh khủng! Đối với trẻ em dễ lờn mặt, khi người lớn như cha mẹ, thầy và cô giáo sống không nghiêm nghị, thường đùa giỡn cười cợt với chúng.
Nhưng khi các em lờn mặt thì người lớn rất khó dạy bảo chúng. Cho nên, bổn phận làm cha mẹ và thầy, cô giáo thì phải nghiêm nghị, không được đùa giỡn cười cợt với trẻ em. Nhờ có nghiêm nghị và lời nói phải đúng như thật, không dối gạt các em, nói một là phải một, không được nói một là hai, nói đâu ra đó, nói đúng không sai. Người có làm được như vậy mới giáo dục trẻ em, còn nếu không làm được như vậy thì đừng mong giáo dục con cái.
Đức nghiêm nghị không có nghĩa là không có tình thương yêu. Nghiêm nghị trong ánh mắt, trong cử chỉ, nhưng lòng yêu thương thể hiện qua những hành động xoa dịu, an ủi, khuyến khích, khen tặng. Khi con cái bất an, gặp những khó khăn thì tìm cách an ủi, giúp đỡ. Khi học trò không hiểu bài, làm bài không được thì tìm mọi cách giúp chúng hiểu bài và làm bài một cách dễ dàng.
Thấy con mình học dốt quá, người thợ cày mới bảo con: “Ba sẽ cùng học với con”. Lời nói sao mà thân thương và gần gũi của một người cha. Đúng là một người cha hiền, một người cha có trách nhiệm với con cái của mình. Kể từ đó, ông kiểm tra lại bài học của con và thấy con mình học mất căn bản, nên ông hướng dẫn con học trở lại chỗ thấp nhất để con dễ tiếp thu. Cuối cùng, con ông thi vào đại học một cách dễ dàng.
(Thầy giáo… thợ cày Hoàng Văn Nam ở làng Đại Lâm, Tam Đa, Bắc Ninh, đã “vực” được lực học của đứa con trai tưởng như thất học trở thành bác sỹ Y khoa; con gái thành cô giáo dạy Toán tương lai và “tiếp sức” cho 18 học sinh khác trong thôn, ngoài làng bước chân vào giảng đường Cao đẳng, Đại học - theo báo Tuần Việt Nam) Bởi vậy, giáo dục con cái không phải chỗ roi vọt, chửi mắng, mà chỗ tình thương; mà chỗ cảm thông. Nhờ chỗ tình thương ban cho con mình; nhờ chỗ cảm thông con cái nên cha mẹ hay thầy, cô giáo giúp cho con mình hay học trò của mình đều vượt qua những khó khăn trong việc học cũng như mọi công việc làm. Trong đời này, nếu con cái có được người cha như vậy thật là hạnh phúc vô cùng.
ĐỨC THỨ BA ĐỨC KHUYẾN HỌC KHẨU HÀNH
Trách nhiệm, bổn phận làm cha mẹ hay thầy, cô giáo là phải yêu thương con cái và học trò của mình. Nhưng yêu thương con cái và học trò của mình thì phải biết sáng tạo lối giáo dục như thế nào cho phù hợp đúng thời đại của con cái hay học trò của mình để chúng dễ tiếp thu những đức hạnh nhân bản - nhân quả; để chúng dễ tiếp thu những bài học văn hóa, lịch sử, toán, lý, hóa, v.v...
Cho nên, làm cha mẹ và thầy, cô giáo luôn luôn phải nghiêm nghị với con cái và học trò của mình, nhưng nghiêm nghị phải gắn liền với tình yêu thương như trên đã nói. Bậc làm cha mẹ, thầy cô giáo thì phải luôn luôn gần gũi và thường trao đổi những cái đúng, cái sai của con cái mình. Không nên cố chấp những cái của mình đều đúng, còn cái ý của con cái và học trò của mình là sai. Nhiều khi mình là những bậc làm cha mẹ, thầy cô giáo đều có cái sai, chứ đâu phải người lớn là đúng hết sao. Cho nên những bậc làm cha mẹ, thầy và cô giáo đều phải biết lắng nghe và tư duy chín chắn mọi việc, rồi mới khuyên dạy con cái cũng như học trò của mình cho chúng thấy rõ ràng cái sai sẽ mang đến hậu quả thất bại và đau khổ như thế nào, và cái đúng sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp ra sao.
Cái đúng của con cái và học trò của mình đều được tán dương, ca ngợi, đó là một sự khích lệ rất lớn đối với các em mà những bậc làm cha mẹ, thầy và cô giáo đừng bỏ qua. Đối với con cái hay học trò của mình nên khích lệ cho chúng làm một việc tốt như chăm học, làm bài giỏi.
Dạy như vậy chưa đủ, mà còn khuyến khích chúng tự tay làm những việc thiện giúp đỡ cho những người bất hạnh trong xã hội. Khi chúng đã làm được những điều đó, thì chúng ta hãy dành cho chúng những lời khen hay những quà tặng đúng ý nghĩa của những hành động thiện chúng đã làm.
Một hành động nhỏ như lời khuyên con cái và học sinh của mình: “Các con không nên sát hại con kiến, con sâu, con trùng, con dế, v.v... Vì giết hại những loài vật ấy rất tội nghiệp, nếu chúng chết bỏ lại con cái của chúng không ai chăm sóc; nếu lỡ chồng hay vợ của chúng bị giết hại thì chúng sẽ đau khổ biết dường nào.
Phải không các con? Cũng như chúng ta mất cha mất mẹ, bơ vơ trong cuộc đời thật là khổ đau vô cùng. Đây, chúng ta hãy nhìn bức tranh minh họa với tựa đề:
“CHA MẸ ƠI MAU VỀ VỚI CON!” Nhìn bức ảnh minh họa mà chúng tôi không cầm được nước mắt. Trong bức ảnh: một con đường quanh co thăm thẳm không biết đi về đâu. Một bé gái chừng bảy tuổi ẵm một em bé ba tuổi đang bước đi trên con đường vô tận ấy bằng tiếng nấc trong tim: “Cha mẹ ơi, mau về với con!” Tại sao người ta lại ly dị với nhau để con cái mình bơ vơ thiếu tình thương cha mẹ? Tại sao người ta lại làm những chuyện phạm pháp như giết người cướp của, hay buôn bán thuốc phiện lậu để vào tù, ra khám, rồi con cái của mình sẽ ra sao? Làm cha mẹ khi sinh con ra là phải có trọng trách nuôi dạy con cái của mình trong tình thương của cha mẹ, bằng những hành động đạo đức nhân bản - nhân quả để con cái của mình không bơ vơ, không thiếu thốn mọi tình yêu thương như bao đứa trẻ khác có đủ cha mẹ và còn thầy cô giáo nữa.
Khi thấy chúng an ủi một con vật bị thương thì chúng ta khen và tặng quà biếu khích lệ. Khi chúng giết một con vật thì chúng ta giải thích cho chúng hiểu sự đau khổ của con vật trước khi chết đau khổ như thế nào.
Mỗi mỗi hành động sống hàng ngày của con cái, chúng ta đều lấy đó làm những bài học đạo đức. Chúng ta nên áp dụng dạy chúng, khuyên chúng đừng bỏ sót những hành động nhỏ nhặt nào. Nhờ đó khi lớn lên, chúng mới trở thành những người có đạo đức.
Thầy Kaplan nghiêm nghị tự giới thiệu, lời nói tràn đầy tình thương yêu các em: “Chào các em”, thầy lên tiếng và bước dọc theo lối đi giữa hai hàng ghế, “Tôi tên là Kaplan và chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện một chuyến đi dài. Phải không các em?” “Các em nghe đây!”, thầy nói với cả lớp bằng một giọng đầy nhiệt huyết, “tôi không nói về trường học. Đây là việc học tập và niềm vui trong công việc. Nếu các em tìm thấy niềm vui trong học tập chắc chắn các em sẽ học tốt”.
Lời nói êm ái, nhẹ nhàng khiến cho tình thầy trò gần gũi trong một năm dài đằng đẵng, càng thêm khắng khít nhau hơn.
Một thầy giáo giỏi không phải ở tài dạy học, mà ở chỗ biết ban tình yêu thương của mình đến với các em học sinh. Thầy trò có thương mến nhau thì sự truyền đạt các môn học cho các em thì các em mới dễ tiếp nhận.
Một thầy giáo giỏi trước tiên phải làm sao nhiếp phục được lòng yêu thương của các em học sinh của mình. Muốn được các em yêu thương thì thầy phải ban tặng lòng yêu thương của thầy đến với các em trước. Vì thầy trò sẽ sống và cùng học với nhau suốt một năm, cho nên tình thương yêu là khởi điểm cho niên học mới. Lời nói yêu thương của thầy là một hành động khuyên bảo các em học tập, có một giá trị khích lệ to lớn trong những bài học sắp tới.
Khích lệ học tập bằng tình thương là đúng phương pháp dạy dỗ con cái và các em học sinh của thời đại đạo đức nhân bản - nhân quả hiếu sinh. Còn nếu giáo dục và hướng dẫn con cái và các em học sinh bằng roi vọt, bằng hành động phạt vạ, bằng chửi mắng hoặc dùng những quyền uy bắt buộc con cái và các em học sinh phải học bằng cách này hoặc bằng cách khác là không hợp thời. Đôi khi cha mẹ và thầy cô giáo còn dùng những danh từ thô lỗ, kém văn hóa đối với các em thì đó là lối giáo dục phi nhân bản, phi đạo đức, phi nhân quả. Vì thế, những bậc làm cha mẹ và thầy cô giáo hãy chấm dứt ngay lối giáo dục vô đạo đức mà từ xưa đến nay ông bà chúng ta thường áp dụng, lấy lớn đàn áp nhỏ; lấy mạnh đàn áp yếu. Đó là lối giáo dục phi nhân bản bình đẳng sự sống.
Cho nên đức hiếu sinh khuyến học là một đức hạnh tuyệt vời dùng để giáo dục con cái và các em học sinh. Vì vậy, những bậc phụ huynh và thầy cô giáo cần phải luôn luôn áp dụng đạo đức này trong lúc dạy dỗ con cái và các em học sinh, thì mới mong các em sẽ trở thành những NHÂN TÀI của đất nước. Bởi vì người có tài mà không đức thì không được gọi là NHÂN TÀI .
Người có tài mà có đức mới được gọi là NHÂN TÀI. Chương trình giáo dục đào tạo NHÂN TÀI của nhà nước mà quên giáo dục đạo đức nhân bản - nhân quả là một điều thiếu sót rất lớn trong ngành giáo dục. Vậy chúng tôi xin đề nghị Bộ Giáo Dục hãy quan tâm, lưu ý môn học đạo đức NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ .
Muốn ngăn chặn sự xung đột và chiến tranh thì chỉ có đạo đức nhân bản - nhân quả mới chấm dứt. Muốn được vậy thì ngay từ bây giờ, trách nhiệm của Bộ Giáo Dục Đào Tạo phải soạn thảo bộ sách giáo khoa đạo đức nhân bản - nhân quả từ Tiểu học, Trung học và Đại học.
Nhờ đó thế giới mới chấm dứt chiến tranh, con người mới sống được bình an, yên vui và hạnh phúc.
ĐỨC THỨ TƯ ĐỨC BIẾT ÂN TỔ QUỐC KHẨU HÀNH
Biết ân tổ quốc là biết ân tổ tiên của chúng ta. Tổ tiên của chúng ta là những người đã đem xương máu bảo vệ đất nước, là những người khai sinh ra đất nước này, có công dựng nước và giữ gìn đất nước.
Tổ tiên của chúng ta bắt đầu từ vua Hùng cho đến ngày nay. Thời đại bác Hồ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều là những người có công lao rất lớn với đất nước Việt Nam.
Tổ tiên của chúng ta đã đổ biết bao xương máu trên mảnh đất này mới có ngày nay. Ngày mà đất nước độc lập hoàn toàn; ngày mà đất nước có chủ quyền trong tay của toàn dân. Một đất nước muốn độc lập, tự do thì toàn dân phải đứng lên chiến đấu chống giặc ngoại xâm, nếu không chiến đấu chống ngoại xâm thì toàn dân nước đó sẽ bị nô lệ dưới gót giầy ngoại bang.
Muốn giữ gìn một đất nước được độc lập tự do thì máu xương của tổ tiên chúng ta đã đổ trên mảnh đất quê hương này chồng chất lên nhau trùng trùng lớp lớp.
Cho nên biết ân tổ quốc là phải biết giữ gìn quê hương tổ quốc, biết hy sinh giọt máu cuối cùng để bảo vệ tổ quốc quê hương, không để giặc xâm chiếm cai trị đất nước, bắt dân tộc chúng ta làm nô lệ. Đó là biết ân tổ quốc.
Mỗi một thời đại chống giặc ngoại xâm đều được ghi lại những nét vàng son trong lịch sử dân tộc, nhưng cũng có những thời đại vua chúa bán nước cho giặc ngoại xâm, ngồi trên ngai vàng như bù nhìn. Thật là đau lòng, thật là nhục nhã. Những thời đại ấy là những thời đại đen tối nhất của dân tộc. Nhà vua tham đắm ngai vàng, tham quyền cố vị, đem bán đứng dân tộc cho giặc thì thật đáng nguyền rủa, thật đáng phỉ nhổ.
Thời đại ấy là những thời đại có tội với nhân dân, có tội với tổ quốc quê hương. Một thời đại hèn hạ nhút nhát đáng cho dân tộc lên án với những trang sử nhục nhã nhất của đất nước, của dân tộc anh hùng bất khuất Việt Nam.
Chúng ta hãy nghe thầy Kaplan dạy môn sử học tuyệt vời: “Bằng một giọng thì thầm, thầy nói tiếp: “Lịch sử là một điều bí mật, và chúng ta là một phần trong bí mật đó”.
Lớp học im lặng như tờ, thậm chí có thể nghe được tiếng vỗ cánh của một con ruồi khi nó bay ngang qua.
“Chúng ta sẽ không ngồi đây hôm nay nếu tổ tiên chúng ta không chiến đấu cho niềm tin của họ, cho độc lập của quốc gia. Chắc chắn chúng ta sẽ không phải là những con người tự do”.
Thầy tuyên bố bằng một giọng nói nghiêm túc đến mức tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải lắng nghe thầy.
Thầy nắm chặt bàn tay giơ lên trước mặt, giọng rền vang: “Tất cả các em đều có một lịch sử. Chúng ta có trách nhiệm ghi nhớ những gì đã xảy ra và phải rút ra được bài học từ trong lịch sử”. Tôi phải kềm chế lắm mới khỏi hô to lên “quá đã!” Đúng vậy, một thầy giáo biết sáng tạo ra phương pháp dạy học, để học sinh dễ tiếp thu những môn học, nhất là những môn học lịch sử của đất nước, phải làm cho môn học này linh động sáng tỏ. Thầy giáo hay cô giáo dạy các em như thế nào để gây lòng căm phẫn đối với giặc xâm lăng cướp nước. Thầy và cô giáo dạy được như vậy là làm cho môn học lịch sử sống động thật là tuyệt vời. Thầy giáo Kaplan đã làm được việc đó. Thật đáng ca ngợi, xứng đáng là một thầy giáo giỏi.
Dạy học là làm cho các em động não. Một bài học có thể giải thích nhiều cách khác nhau, nhiều góc độ khác nhau khiến cho các em càng học càng thích thú các môn học. Nhờ có thích thú các em mới ham học. Ngược lại, thầy và cô giáo dạy học theo kiểu học từ chương, nghĩa lý khô khan thì các em khó tiếp nhận. Từ đó các em bỏ học hay trốn học đều do khả năng sư phạm của thầy và cô giáo chưa đủ sức sáng tạo môn học sống động gây thích thú cho các em.
Cho nên đức biết ơn tổ quốc là một đạo đức rất cần thiết cho mỗi công dân trong một nước độc lập. Trẻ em cần phải học tập, cần phải trau dồi đạo đức từ cấp Tiểu học, Trung học và Đại học để thấm nhuần ơn nghĩa tổ tiên có công dựng nước và giữ nước mãi mãi là một nước độc lập.
ĐỨC THỨ NĂM ĐỨC TRUYỀN ĐẠT TƯ TƯỞNG MÔN SỬ HỌC THÂN HÀNH, KHẨU HÀNH
Làm một giảng viên không phải đứng lớp dạy học bằng cách thuyết giảng chữ nghĩa suông cho học viên là xong trách nhiệm. Đó là lối học từ chương mà những thầy đồ ngày xưa đã dạy.
Và như vậy khiến cho bài học khô khan cằn cỗi, không sống động. Cho nên Thầy giáo Kaplan đã sáng tạo bài học rất linh động khiến cho học sinh tiếp nhận bài học lịch sử thích thú, biến các em thành những chiến sĩ xông pha trận mạc chống giặc ngoại xâm: “Bây giờ tôi sẽ đưa các em đi cùng tôi trong chuyến du hành dài ngày này. Các em đã sẵn sàng chưa? Nếu có đủ can đảm, hãy đứng dậy và đẩy hết bàn ghế ra hai bên”.
Đó là một lời thách thức. Thầy yêu cầu chúng tôi phải tích cực tham gia vào bài học, không đơn giản ngồi chờ cho hết giờ. Chỉ trong vài phút, lớp học đã được dọn trống.
“Được rồi”, thầy nói, “giờ các em hãy nằm xuống đất và nhớ là phải nằm thật sát vào nhau”.
Lớp học nãy giờ im lặng, giờ đây vang đầy những tiếng cười khúc khích khi chúng tôi loay hoay nằm xuống bên nhau trên nền nhà. Tay đứa này đụng vào người đứa kia, thậm chí có đứa còn đụng đầu nhau côm cốp, nhưng rồi cuối cùng cũng nằm thành một đám hỗn độn trên sàn nhà.
Thầy xoa cằm nhìn chúng tôi, như thể đang ngắm nhìn tác phẩm điêu khắc mới nhất của mình rồi nói: “Tốt lắm, các em hãy nhích sát vào nhau chút nữa”.
Chúng tôi lại vừa rúc rích cười vừa nhích sát vào nhau hơn. Mặc dù khá thích thú, nhưng rồi chúng tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu vì chật chội và nóng bức, mồ hôi bắt đầu tuôn chảy trên người và không khí có vẻ ngột ngạt hơn khi cả đám chen chúc sát vào nhau trên sàn nhà.
“Tốt”, thầy vừa nói vừa đi quanh chúng tôi, “bây giờ các em hãy tưởng tượng rằng mình đang bị xích vào nhau trong một căn phòng mà hầu như không thể đứng lên được, với một khuôn cửa sổ bé tí xíu. Nhiệt độ nóng bức và không khí ngột ngạt đến nỗi không thể thở được. Hãy tưởng tượng các em chỉ được cho ăn những thứ chỉ để dùng nuôi súc vật vào cuối mỗi ngày, nếu lúc đó chưa bị chết vì nóng, vì mùi hôi thúi và sự đánh đập dã man. Hãy tưởng tượng rằng các em phải ngủ chồng lên nhau trên nền đất cứng, tệ hơn rất nhiều với những gì mà các em đang phải chịu đựng”.
“Hãy tưởng tượng về cơn ác mộng đó”, thầy nói tiếp, đôi mắt ánh lên những tia căm phẫn.
Và Thầy nói bằng giọng nói của một người như đang trong cơn hấp hối: “Đó là tình cảnh của những người Phi Châu bị chở dưới hầm tàu sang Mỹ. Để rồi khi đến nơi, họ bị đem bán giữa chợ như một bầy súc vật, và sẽ phải làm việc cho đến kiệt sức, chết đi trên các đồn điền.
Các em đang diễn lại trong lớp này. Được rồi, các em đứng lên đi. Đây chỉ là màn khởi đầu cho cơn ác mộng nô lệ triền miên trong lịch sử”.
Bài học lịch sử như thế này mới thực tế và cụ thể, khiến cho các em càng sôi sục tâm can, cảm thấy như các em đang bị áp bức nô lệ của giặc ngoại xâm. Bài học vừa rồi khiến cho các em nhớ mãi, nhớ mãi không bao giờ quên. Do sự khéo léo sáng tạo cách thức dạy học, các em dễ tiếp thu mà không cần phải học thuộc lòng từng câu, từng chữ. Thật là lối giảng dạy sống động tuyệt vời.
Khi nói hai chữ “nô lệ” đã hiện lên trong đầu các em những hành động dã man tàn ác của giặc xâm lăng mà người dân bị nô lệ chịu muôn vàn sự khổ đau. Chúng bóc lột công sức bằng mọi cách: cướp của, đất đai, ruộng vườn, vàng bạc, ngọc ngà, châu báu, v.v... Chúng còn cướp sức lao động của những người dân nước nô lệ. Khi làm không vừa ý, chúng bắt bỏ tù giam cầm, tra khảo, giết chóc, sát hại, hiếp dâm, v.v... Nghĩ đến những điều đó là các em vùng dậy đứng lên chiến đấu bảo vệ quê hương tổ quốc, không để dân mình làm nô lệ cho giặc ngoại xâm.
ĐỨC THỨ SÁU ĐỨC TRUYỀN ĐẠT BÀI HỌC VÀO CUỘC SỐNG
Một bài học trong các môn học của chương trình giáo dục đào tạo được giảng dạy trong các lớp học từ Tiểu học, Trung học và Đại học. Muốn cho bài học sống động, thực tế, cụ thể để các em dễ tiếp nhận, nhất là bài học có một tầm quan trọng lợi ích lớn cho mọi người trong xã hội, thì thầy và cô giáo phải biết cách áp dụng bài học đó vào thực tế đời sống hằng ngày của mọi người, mọi gia đình và xã hội.
Đây, chúng ta hãy đọc lại đoạn văn dưới đây để thấy thầy giáo Kaplan đưa bài học lịch sử vào đời sống một cách thực tế và cụ thể: “Tôi chợt hiểu ra: Thầy Kaplan đang giảng cho chúng tôi bài học về lịch sử bằng cách của riêng thầy, không phải bằng những cuốn sách dày cộp với câu chữ khô khan lạnh lùng; không phải bằng những lời rao giảng triền miên, sáo rỗng. Thầy đã thổi hồn vào bài học này, làm cho nó trở nên sinh động và rất dễ tiếp thu. Chúng tôi đã cùng thầy bước vào cuộc hành trình tìm về cội nguồn lịch sử bằng một chuyến đi vô cùng hấp dẫn. Và đó chỉ là ngày đầu tiên.
Cứ như vậy hết ngày này sang ngày khác, tuần này sang tuần khác, chúng tôi đã tìm ra đủ mọi cách để tái hiện lịch sử: khi thì biến bàn ghế thành con tàu Nina, Pinta và Santa Maria để cùng Christophe Columbus băng qua những cơn sóng dữ tìm đến Châu Mỹ, khi thì cả lớp chia thành hai đạo quân Nam - Bắc để đánh nhau trong cuộc nội chiến bằng những khẩu súng giấy do chúng tôi tự chế tạo. Một hôm khác, chúng tôi hoá trang thành những nghị sĩ để soạn thảo và ký tên vào bản tuyên ngôn độc lập, và tôi rất hãnh diện khi được đóng vai John Adams”. Đây là sự giảng dạy rất mới mẻ mà thầy Kaplan đã thực hiện những trang sử sinh động vô cùng.
Những môn học khác, nếu chúng ta biết áp dụng giảng dạy vào đời sống hằng ngày thì cũng không kém phần linh động, thực tế và cụ thể.
Bài học đem lại cho các em một sự hiểu biết lợi ích thiết thực về tinh thần cũng như vật chất.
Chính nhờ đó mà các em dễ tiếp thu và thích thú siêng năng học tập nhiều hơn.
Chúng ta hãy đọc thêm một đoạn báo Tuổi Trẻ ra ngày 23/01/2008:
Thầy giáo... Người thợ cày, Hoàng Văn Nam.
“HỌC LÀ ĐỘNG NÃO” Để dạy các con, ông đọc sách rồi vận dụng những kiến thức mình đã học ngày trước và áp dụng: “Tôi mở sách toán lớp 10, 11, 12 và giải từng bài trong đó. Có bài tôi xoay được ba cách giải khác nhau. Tôi phải luôn đi trước các con tôi mười bước, nhưng biết rằng kiến thức mình rồi cũng có hạn, tới lúc nào đó chúng sẽ vượt qua, nên tôi dạy các con phương pháp học!”, ông kể.
Phương pháp của ông Nam là không “nén” kiến thức vào đầu con, vì “như thế sẽ chỉ biến con mình thành... một tủ sách”. Do vậy, ông dạy con phải biết động não, sáng tạo, tìm tòi phát hiện và phản biện. Mỗi khi đêm về, sau khi các con ôn bài ở lớp, cha mở sách ra dạy con những kiến thức mới và cùng trao đổi, tranh luận. Có những đêm khuya quá, người vợ phải trở dậy tắt đèn, bắt ba cha con đi ngủ.
Sau “sự kiện” hai người con Thành và Duyên thi đỗ vào hai trường Đại học lớn ở Hà Nội. (Thành đỗ vào trường Đại học Y và Duyên thi đỗ vào khoa toán, Đại học Sư Phạm Hà Nội 1). Nhờ đó danh tiếng anh thợ cày Hoàng văn Nam nổi danh khắp xã. Hàng xóm dắt con đến năn nỉ nhờ ông... dạy học cho con họ, với lời gửi gắm mộc mạc rằng giúp các cháu giỏi giang như thằng Thành, cái Duyên ấy. “Còn mấy sào ruộng thì được bà con tranh nhau làm giúp để tôi có thời gian bảo ban các cháu”, ông cười nói.
Một nông dân cày ruộng tay lấm chân bùn, vì thương con nên đã “CÙNG HỌC” với con và cuối cùng hai đứa con, một trai, một gái đều đỗ vào Đại học.
Đấy là tấm gương đạo đức hiếu sinh của người cha. Người phải chịu cực nhọc tự học tập để dạy con mình. Thật là một tấm gương sáng, đáng ca ngợi trong đời này.
Nếu trên đời này, cha mẹ và thầy, cô giáo biết thương con cái và học sinh của mình như vậy, thì nên lấy gương “Thầy giáo... Người thợ cày Hoàng văn Nam” mà giáo dục con cái của mình. Chắc chắn con cái của mình sẽ thành đạt không mấy khó khăn.
ĐỨC THỨ BẢY ĐỨC CHĂM HỌC Ý HÀNH, THÂN HÀNH
Một khi đã thích thú học tập thì không có môn học nào còn khó khăn, nên các em siêng năng học tập lại càng siêng học tập hơn. Những gương siêng năng chăm chỉ học hành trong nước ta không phải ít như: Lê Quý Đôn, Đặng Trần Côn, v.v...
Muốn con cái mình chăm học, ngoan hiền thì chỉ có dùng tình thương mà dạy con cái, nhất là tìm cách nào cho con cái của mình hiểu bài và làm bài đúng, giải trình nhiều cách khiến cho bài học nghĩa lý rõ ràng, nhờ đó các em mới thích thú trong bài học; mới động não vận dụng trí óc của mình xây ra nhiều hướng để đáp án, làm cho môn học càng gần gũi và lợi ích cho đời sống con người, bản thân, gia đình và xã hội.
Các em siêng năng học tập là nhờ hiểu bài, biết phương pháp làm bài, nhất là những môn đạo đức nhân bản - nhân quả khiến cho các em biết cách tương quan giao tiếp với mọi người mà không làm khổ mình, khổ người và tất cả muôn loài thú vật.
Chúng ta hãy lắng nghe em học trò của thầy Kaplan tâm sự: “Tôi đã học được rất nhiều điều trong môn của Thầy. Chúng tôi cũng phải đọc được một số sách và làm bài kiểm tra, nhưng vì tôi quá thích thú môn học này nên đã cố gắng làm tốt những việc mà trước đây tôi không hề làm. Tôi luôn trông chờ để được học môn này, không phải vì thầy Kaplan trẻ tuổi, đẹp trai và “rất ngầu đời”, mà vì thầy thật sự là một giáo viên xuất sắc, biết tạo sự say mê học tập cho học sinh của mình. Tôi tôn trọng những lời dạy của thầy, và khi thầy nói rằng mọi môn học đều quan trọng trong hành trình của cuộc sống, tôi đã cố gắng đi học đầy đủ các môn khác. Và mỗi ngày, tôi đều háo hức chờ đến giờ đi học.
Khỏi phải nói, bạn cũng biết cha mẹ tôi mừng đến mức nào. Họ tự hỏi, không biết ông thầy giáo đó có ma lực gì mà khiến cho một đứa con gái ương ngạnh như tôi trở thành một học sinh gương mẫu. Tất cả phụ huynh học sinh và đồng nghiệp trong trường đều yêu mến thầy Kaplan. Đặc biệt là tôi”.
Chúng ta biết rằng: trách nhiệm của cha mẹ, thầy và cô giáo là dạy con cái hay học trò của mình là dạy như thế nào để các em dễ hiểu và thích thú trong những môn học mà các em đang học.
Báo Tuổi Trẻ, trang Giáo Dục có bài viết: “CẢM ƠN CÔ GIÁO” của Trinh Thơ (Phan Thiết, Bình thuận):
“Tuần rồi đi họp phụ huynh. Giáo viên chủ nhiệm sau khi thông báo tình hình học tập của học sinh và việc chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ 2, cô xin phép phụ huynh học sinh cho cô đọc lên những ý kiến của học sinh lớp mình.
Chẳng là cứ đến tiết sinh hoạt lớp, cô đều dành 20 phút để học sinh tự bạch. Các em cứ thoải mái viết ra giấy tâm sự nguyện vọng của mình mà không cần ghi tên người viết, rồi nộp lên cho cô. Và cô “thu hoạch” được khá nhiều những suy nghĩ, quan niệm của học sinh để hiểu và gần gũi hơn với các em, đồng thời cũng là một cách phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình.
Có em viết: “Em muốn đi học nhưng gia đình quá khó khăn, không biết em còn ngồi trên ghế nhà trường năm học sau nữa hay không?”, hay: “Ba mẹ em thường cãi nhau. Em chẳng còn tâm trí để học bài, làm bài”; “giáo viên dạy toán giảng bài mau quá, đôi khi chúng em theo không kịp”... Và giáo viên chủ nhiệm lưu ý phụ huynh nên quan tâm đến con em mình nhiều hơn nữa để kịp thời uốn nắn, phát hiện, nhất là các em ở tuổi dậy thì, lứa tuổi rất dễ “nổi loạn”.
Nghe cô giáo đọc, tôi và các phụ huynh khác có lẽ cũng tự giật mình. Bấy lâu nay cùng mang tiếng là lo đến việc ăn, việc học của con đấy, nhưng hiếm khi để ý đến tâm tư, nguyện vọng của con mình. Cảm ơn cô giáo nhiều lắm!” Đọc qua bài báo này, chúng ta rút ra được một kinh nghiệm biết lắng nghe ý kiến của các em học sinh. Nhờ đó mới biết hoàn cảnh gia đình của các em, mới biết các em học với giáo viên nào dạy hiểu bài và với giáo viên nào dạy không hiểu bài, v.v... Hiểu như vậy để làm gì? Hiểu như vậy để chúng ta giúp cho các em vượt khó. Hiểu như vậy để chúng ta chia sẻ những nỗi mất mát đau thương của các em. Hiểu như vậy để chúng ta sáng tạo phương pháp truyền đạt môn học cho các em dễ tiếp thu và thích thú học hành.
Các em tuổi còn trẻ thơ, chưa hiểu biết đời khổ là gì nên chỉ biết vui chơi mà thôi. Vì thế, các em đều phải nhờ vào cha mẹ, thầy và cô giáo hướng dẫn, dạy bảo từng bước đi vào đời.
Do đó cha mẹ, thầy và cô giáo phải cảm thông được tâm tư, hoàn cảnh và nguyện vọng của các em, thì mới mong đưa đường, dẫn lối các em đến nơi an toàn của cuộc sống. Nhất là cách thức hướng dẫn các em rèn luyện nhân cách để sau này sẽ trở thành những nhân tài của đất nước, quê hương.
Điều cần thiết là giúp cho các em thích thú các môn học. Nhờ có thích thú các em mới nỗ lực chăm chỉ học hành. Chúng ta ai cũng biết các em tuổi trẻ ham chơi hơn ham học. Nhờ chúng ta biết sáng tạo các môn học trở thành những trò chơi, trò chơi mà lại học tập, học tập mà lại trò chơi, chính chỗ đó mới giúp các em siêng năng cố gắng học hành. Còn nếu không thích thú các em sẽ lười biếng và bỏ học.
Muốn được vậy, cha mẹ, thầy và cô giáo cần phải biết cách sáng tạo giảng dạy bài học ứng dụng vào đời sống thực tế, cụ thể bằng một tình thương yêu trao tặng cho con cái và các em học sinh.
Trên đời này chỉ có tình yêu thương mới đem lại sự bình an cho mọi người; chỉ có giáo dục tình yêu thương thì con cái của chúng ta mới trở thành những con người tốt, những con người sống trong thiện pháp. Và chúng ta nên nhớ những điều này. Những điều này rất quan trọng với tương lai của con cái chúng ta.
ĐỨC THỨ TÁM THIẾU ĐỨC SÁNG TẠO TRUYỀN ĐẠT BÀI HỌC SỐNG ĐỘNG
Trong đời người, nếu cái gì thuộc về tinh thần cứ lập đi lập lại mãi nhiều lần thì dễ trở thành một thói quen. Thói quen cũng có cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai, cái thiện, cái ác, cái không thiện không ác, v.v... Nhưng đã thành thói quen thì rất khó bỏ. Nếu thói quen đó tiếp tục từ cha truyền con nối, từ đời này sang đời khác thì nó trở thành một phong tục tập quán văn hóa ăn sâu vào lòng dân tộc.
Ví dụ: sự cúng bái, tế lễ, cầu siêu, cầu an, đốt tiền vàng mã, xem ngày giờ tốt xấu, xin xăm, bói quẻ, v.v.. đó là những phong tục tập quán văn hóa mê tín, lạc hậu lỗi thời, nhưng đã thành một phong tục tập quán truyền thống, nên mọi người vẫn chấp chặt không bao giờ bỏ được, để rồi người dân phải tốn hao tiền tỷ hàng năm.
Tuy mọi người biết rằng những việc làm đó là mê tín lạc hậu; là hao tốn tiền của không đúng cách, phi khoa học, không lợi ích thiết thực, nhưng muốn bỏ những phong tục ấy thì không đủ gan dạ buông bỏ. Buông bỏ sợ tâm mình và dư luận lên án cho rằng: “Chúng ta ngày nay theo khoa học vô thần, quên tục lệ của tổ tông ông bà, quên cội nguồn, quên gốc gác văn hóa của dân tộc Việt Nam, nay lai căng theo kiểu Nga, Tàu, Mỹ, Nhật, Đức, Ý, v.v...”.
Ngày xưa khi đức Phật ra đời, Ngài tu chứng đạo thấy biết các pháp như thật nên Ngài đã tuyên bố: “Thế giới siêu hình là thế giới của tưởng tri”. (Ba mươi ba cõi trời, cõi ma, quỷ, linh hồn người chết là tưởng tri). Lời nói ấy còn ghi lại trong kinh sách nguyên thủy, nhưng đến giờ này mọi người trên hành tinh vẫn tin có thế giới siêu hình, nên sự cúng tế cầu khẩn, đốt tiền vàng mã, xin xăm, bói quẻ, cúng sao giải hạn vẫn còn duy trì. Cái thực trạng đau lòng nhất là kinh sách phát triển đại thừa gọi là Phật giáo.
Ngay trong kinh sách phát triển đại thừa ấy đã xây dựng một thế giới siêu hình tâm linh vĩ đại.
Hiện giờ chúng ta biết rằng: “Ngay cả lời nói của đức Phật mà người ta còn không tin, huống là lời nói của chúng ta thì còn có giá trị gì”. Khi người ta đã mù quáng, mê tín lạc hậu thì chúng ta chỉ còn biết nhìn họ mà đáng thương và tội nghiệp, chứ không làm sao được cả.
Thầy giáo Kaplan biết sáng tạo môn sử học một cách linh động để học sinh dễ tiếp thu và thích thú, nhưng không theo lối dạy từ chương từ xưa đến nay nên thầy phải chịu Ban Giám Hiệu nhà trường sa thải. Một thói quen dạy học xưa cũ mà cứ ôm mãi không ai dám buông bỏ, hễ thấy ai làm cái gì mới mẻ có khoa học hơn thì lại tìm ngay mọi cách để dìm xuống. Chúng ta hãy đọc lại đoạn văn này sẽ thấy một thầy giáo dạy giỏi, dạy cho các em học sinh dễ hiểu và thích thú với môn sử học mà bị sa thải, thật là đáng thương thay: “Do đó, khi có tin đồn thầy bị nhà trường sa thải đã không một ai tin. Thầy Kaplan là giáo viên giỏi nhất ở trường chúng tôi. Tại sao người ta lại sa thải một giáo viên chỉ vì đã làm cho môn lịch sử trở thành một môn học vô cùng sống động và dễ nhớ đối với học sinh; một giáo viên đã làm cho học sinh ngày càng say mê học tập hơn? Tôi càng thất vọng hơn khi biết tin đồn này là có thật. Thầy Kaplan bị sa thải do đã không chịu đi theo lối mòn cứng nhắc. Điều quan trọng đối với hội đồng nhà trường không phải là chất lượng giảng dạy, mà phương pháp của thầy không mang tính chính thống nên không được chấp nhận”.
Người ta không nhận ra phương pháp giảng dạy sáng tạo của một thầy, cô giáo có trình độ sư phạm không theo lề lối giảng dạy cũ mà đành chấp nhận phải ra đi. Nhưng sự ra đi ấy để lại trong lòng các em học sinh và phụ huynh một nỗi lòng thương kính.
Bất cứ một việc làm gì trong cuộc đời này chúng ta cần phải có sáng kiến để xây dựng cho mình một phát triển mới mẻ để mang lại những kết quả tốt hơn và không phí nhiều sức lực.
Làm người mỗi ngày cần phải học để có một sự hiểu biết mới mẻ và tiến bộ hơn; để giúp mình trong cuộc sống với tâm hồn an vui, thanh thản hơn. Chứ không nên bảo thủ cố chấp những điều lạc hậu, mê tín, những phong tục hủ lậu thường làm hao tốn công sức và tiền của một cách phi lý, một cách không ích lợi.
Sự tiến bộ của con người là do những người biết tiếp thu những sáng tạo mới mẻ của khoa học công kỹ nghệ hiện đại hóa đời sống; biết tiếp thu những nền văn hóa đạo đức nhân bản - nhân quả trong cuộc sống hằng ngày, nên nó đem lại lợi ích thiết thực cụ thể cho mọi người một đời sống an lành.
Đức sáng tạo biến những môn học linh động khéo léo thiện xảo trong sự giáo dục truyền đạt tư tưởng đạo đức nhân bản - nhân quả, tư tưởng toán học, sử học, vật lý học, v.v.. khiến học sinh thông hiểu dễ dàng và thích thú những môn học ấy. Vì những môn học ấy sẽ đem lại lợi ích cho đời sống con người một cách thiết thực cụ thể hơn.
Cho nên đức sáng tạo những bài học sống động rất cần thiết cho nền giáo dục của con người. Vì thế, những nhà sư phạm nên lưu ý như lời Bác Hồ đã dạy: “Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Đó là một điều hết sức quan trọng trong vấn đề giáo dục con người.
ĐỨC THỨ CHÍN ĐỨC CHẤP NHẬN TUỲ THUẬN KHẨU HÀNH
Đức chấp nhận tùy thuận là một đức hạnh tuyệt vời, nó sẽ giúp chúng ta không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh.
Người biết tùy thuận chấp nhận là người biết làm vui lòng người và vui lòng mình; là người không bao giờ muốn chống đối với một ý kiến gì của ai. Nhưng tùy thuận chấp nhận để làm vui lòng người, lòng mình, chứ không tùy thuận chấp nhận để bị lôi vào ác pháp.
Ví dụ 1: Có một người muốn mời chúng ta uống ruợu, chúng ta vui vẻ nhận ly rượu, rồi đặt xuống bàn không uống nhưng nói lời cảm ơn.
Khi người ấy mời chúng ta cụng ly, chúng ta cũng nâng ly rượu lên và cụng ly với người bạn nhưng không uống, và xin lỗi người bạn vì mình không quen uống rượu. Đó là tuỳ thuận chấp nhận nhưng không bị lôi cuốn vào ác pháp.
Ví dụ 2: Chúng ta, những tu sĩ giữ gìn giới luật nên không ăn phi thời, sáng sớm có người mời chúng ta ăn sáng hoặc mang đến cho chúng ta một ly sữa, chúng ta vui vẻ nhận nhưng không uống. Đó là tùy thuận nhưng không bị lôi cuốn vào phạm giới.
Cho nên tùy thuận là không chống trái với bất cứ một ý tưởng nào của người khác, nhưng rất khéo léo thiện xảo làm vui lòng người mà mình không bị chướng ngại trong tâm.
Thầy giáo Kaplan bị sa thải vì biết sáng tạo phương pháp dạy học mới mẻ khiến học sinh thích thú ham học. Nhưng ngược lại, Ban Giám Hiệu nhà trường do lòng hẹp hòi không thấy xa, không thấy lối dạy từ chương là lỗi thời nên mới mời thầy ra khỏi trường: “Do đó, khi có tin đồn thầy bị nhà trường sa thải đã không một ai tin.
Thầy Kaplan là giáo viên giỏi nhất ở trường chúng tôi. Tại sao người ta lại sa thải một giáo viên chỉ vì đã làm cho môn lịch sử trở thành một môn học vô cùng sống động và dễ nhớ đối với học sinh; một giáo viên đã làm cho học sinh ngày càng say mê học tập hơn? Tôi càng thất vọng hơn khi biết tin đồn này là có thật. Thầy Kaplan bị sa thải do đã không chịu đi theo lối mòn cứng nhắc. Điều quan trọng đối với hội đồng nhà trường không phải là chất lượng giảng dạy, mà phương pháp của thầy không mang tính chính thống nên không được chấp nhận”.
Cuộc đời này ghê gớm thật, hễ ai có sáng kiến phát minh ra một cái gì mới mẻ thì tìm mọi cách dìm nhau, hại nhau. Thật là ích kỷ, ti tiện, hèn hạ v.v...
Đúng là Ban Giám Hiệu cố chấp, thiếu trí sáng suốt, không nhận ra sự sáng tạo giảng dạy của thầy giáo Kaplan là tuyệt vời. Lẽ ra Ban Giám Hiệu phải khen tặng, khích lệ với những thầy và cô giáo có khả năng giảng dạy làm sống động môn học như vậy, đó mới là những thầy và cô giáo giỏi.
Đây là ý kiến của độc giả báo Tuổi Trẻ, Chủ nhật ngày 27/01/2008, tác giả Đỗ Xuân Hòa:
“THẦY GIÁO CÓ TẤM LÒNG CỦA NGƯỜI CHA” “Thầy và cô giáo đâu cần phải có tấm bằng sư phạm, đâu cần đứng trên bục giảng tiện nghi, trường lớp khang trang. Người thầy đúng nghĩa là sau những bài giảng của mình còn phải trăn trở cho hoàn cảnh và những khó khăn của mỗi học sinh, như một người cha trăn trở về tương lai của con, và “người đưa đò” luôn tìm cách để “cứu vớt” kịp thời những ai lỡ sẩy chân trên “chuyến đò” của mình”.
Ý kiến của độc giả Đỗ Xuân Hòa rất hay, “thầy và cô giáo phải có tấm lòng của người cha hay của người mẹ”. Nếu tất cả thầy và cô giáo đang dạy các trường khắp trong nước mà có lương tâm giáo dục học sinh như vậy thì làm sao các em bỏ học; làm sao các em trở thành những học sinh biếng nhác, lười học. Phải không quý vị?
ĐỨC THỨ MƯỜI ĐỨC DŨNG CẢM THÂN HÀNH, KHẨU HÀNH
Dũng cảm là một đức hạnh giúp chúng ta vượt qua mọi gian nan thử thách, dũng cảm giúp chúng ta vượt qua những hoàn cảnh khó khăn; dũng cảm giúp chúng ta cứu người trong nước sôi, lửa bỏng. Bởi vậy, dũng cảm là một đức hạnh mà mọi người cần phải có, vì nó đem lại sự lợi ích rất lớn cho mình, cho người.
Người nào đứng trước mọi người dám chấp nhận, nói rõ những việc làm sai trái của mình, đó là những người dũng cảm, tự giác, gan dạ; đó là những người biết khắc phục sửa sai những lỗi của mình. Những người như vậy là những người đáng khen, đáng ca ngợi, xứng đáng làm gương hạnh tự nguyện, tự giác sửa sai những lỗi lầm của mình. Hầu hết mọi người đều thấy cái sai của người khác chứ ít ai thấy cái sai của mình.
Và nếu biết mình làm sai thì cũng không dám công nhận mình làm sai, thường làm sai đều tìm mọi cách lý luận để che đậy.
Ở đây, thầy giáo Kaplan dạy học rất đúng đắn, truyền đạt tư tưởng sử học cho các em học sinh dễ hiểu và thích thú môn học. Trong khi các thầy cô giáo khác chưa giáo dục truyền đạt được như vậy. Một nhân tài của sư phạm biết khéo léo sáng tạo môn học, biết tùy thuận chấp nhận, thật đáng cho chúng ta mến phục và kính trọng.
Đây là một hành động tùy thuận chấp nhận của thầy khiến cho mọi người đều thán phục.
Khi Ban Giám Hiệu nhà trường sa thải, thầy vẫn ung dung chấp nhận ra đi không hề có lời chống đối phải trái với bất cứ một người nào. Mặc dù các em học sinh và những phụ huynh học sinh biểu tình chống đối, không chấp nhận việc Ban Giám Hiệu sa thải thầy. Chúng ta hãy đọc kỹ lại đoạn văn dưới đây để thấy đức tùy thuận chấp nhận qua lời nói của thầy thật tuyệt vời: “Là một người luôn lạc quan, thầy Kaplan chấp nhận việc này một cách rất bình tĩnh. Thầy khuyên chúng tôi phải “chấp nhận thay đổi”. Vì theo thầy, người nào không biết cách chấp nhận sẽ làm tổn thương đến người khác cũng như đến chính mình.
Dù những lời thầy nói là đúng, nhưng chúng tôi cũng không cam tâm ngồi nhìn thầy ra đi.
Suy cho cùng, chính thầy đã dạy rằng, tổ tiên chúng tôi biết chiến đấu để giữ vững niềm tin của mình. Do đó, chúng tôi đã bàn định kế hoạch biểu tình vào ngày thầy Kaplan ra đi.
Những người tham gia đều phải hứa giữa bí mật. Nhưng rồi tin tức cũng lộ ra, và thầy hiệu trưởng cũng thông báo trên loa phóng thanh rằng học sinh nào tham gia vào cuộc biểu tình sẽ bị đuổi học.
Cuối cùng thì ngày đó cũng đến, khi chuông báo hết giờ vang lên, đám học sinh chúng tôi khoác tay nhau bước ra cổng trường và tập hợp thành hàng ở đó, học sinh các lớp dưới cũng tham gia. Thoáng chốc, ngôi trường gần như không còn bóng một học sinh nào. Thầy Kaplan đã truyền cho chúng tôi lòng dũng cảm chấp nhận mọi việc để chiến đấu cho niềm tin của mình. Bất chấp những lời đe doạ, chúng tôi đồng thanh hô vang: “Không được để thầy Kaplan ra đi! Hãy giữ thầy ở lại”.
Các bậc phụ huynh sau đó cũng kéo đến và thay vì la mắng con, họ đã cùng nắm tay nhau, tạo thành một hàng rào bao xung quanh và cùng hô vang theo chúng tôi. Thầy Kaplan xuất hiện ở cửa sổ, nước mắt tuôn trào trên gương mặt, thầy vẫy tay chào chúng tôi và nói: “Cảm ơn các em”, rồi bước khuất vào bên trong.
Bất chấp những nỗ lực của chúng tôi, thầy Kaplan vẫn bị sa thải. Nhưng nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh và giới báo chí, nên không học sinh nào trong trường bị đuổi học”.
Trong cuộc sống chung đụng với mọi người, chúng ta cần phải biết “tùy thuận chấp nhận những sự thay đổi”. Vì không biết cách tùy thuận chấp nhận thay đổi sẽ làm tổn thương đến người khác cũng như đến chính mình.
ĐỨC THỨ MƯỜI MỘT ĐỨC BIẾT ƠN Ý HÀNH
Đức biết ơn là một hành động cung kính tôn trọng người khác; một hành động mà trong đức lễ không bao giờ thiếu được. Khi nói đến đức lễ là nói đến sự tôn trọng và cung kính.
Từ một hành động nhỏ nhặt giúp người; từ một lời giảng nói khiến cho người khác sống có đạo đức không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh; từ một món quà nhỏ như: một trái cây, một cái bánh, một cành hoa, một cái khăn, một cây kim, một sợi chỉ, v.v... Tất cả những món quà ấy đều nói lên tình thương yêu.
Do đó, khi chúng ta nhận những món quà ấy thì chúng ta phải có những hành động biết ơn. Hành động biết ơn đầu tiên là lời nói “CẢM ƠN”.
Hành động thứ hai là sự tư duy suy nghĩ của chúng ta: “Người ấy mang tình thương đến chúng ta, chúng ta phải làm sao cho xứng đáng với tình thương ấy?” Hành động thứ ba là chúng ta sẵn sàng có thể làm bất cứ một việc gì hoặc mang một món quà do tự tay mình làm ra đem cho người ấy. Cho lại người ấy không có nghĩa là “bánh sáp đi bánh qui trở lại”. Ở đây không có nghĩa trao đổi, mà có nghĩa sống với tình làng nghĩa xóm. Tình làng nghĩa xóm có nghĩa giúp nhau bằng tình thương yêu. Chúng ta hãy nghe cô bé học sinh nhớ đến công ơn của thầy Kaplan:
“Thầy đến dạy trong một trường tư ở một tiểu bang khác. Những trường học loại này ngày nay rất nổi tiếng. Khi nghe nói về một ngôi trường nào như thế, tôi nghĩ ngay đến thầy Kaplan. Và tôi vô cùng biết ơn người Thầy phi thường, tận tụy đã chấp nhận rủi ro, sử dụng mọi kiến thức, sự sáng tạo và tính hài hước để mang đến cho những học sinh vốn thờ ơ với việc học như tôi món quà quý nhất của đời học sinh:
Niềm vui thích và say mê trong học tập”. Đúng vậy, thầy là một người thầy giáo biết sử dụng mọi kiến thức, mọi sự sáng tạo để biến môn học trở thành một sự cải thiện cuộc sống trong thực tế và cụ thể. Bởi thế, môn học nào cũng có sự lợi ích thiết thực, nếu môn học ấy biết áp dụng đúng mức thì đời sống của mọi người có nhiều thay đổi tiện nghi trong khoa học kỹ thuật công nghệ. Và nhất là đạo đức đã làm cho con người thiểu dục, tri túc (ít muốn, biết đủ), vì thế thân tâm rất an ổn, không ngó lên mà cũng không nhìn xuống với người nào cả, chỉ biết đem sức cần lao tạo thành cuộc sống bình đẳng với bao cuộc sống của mọi người. Người làm được như vậy là thực hiện đức hiếu sinh thương mình.
Thương mình chính là thương mọi người.
Người làm được như vậy chính là thực hiện đức tri ân mọi người, vì có mọi người mới có mình; vì có mình mà có mọi người. Bởi vậy, con người không thể sống đơn độc một mình mà phải sống trong quần thể. Nhờ có quần thể, người này mới nương tựa với người kia, người kia mới nương tựa với người này, đó là cuộc sống trong môi trường sống không thể nào sống khác hơn được, vì sống khác là không thể sống trong môi trường sống này. Vì thế, trong môi trường sống trên hành tinh này không có loài vật nào sống riêng rẽ, mà sống trong tập thể.
Trong cuộc đời này có rất nhiều điều đau khổ, muốn thoát khỏi mọi sự khổ đau này, chỉ có đức hiếu sinh mới đem lại sự sống bình an cho mọi người. Nhưng đức hiếu sinh phải thực hiện bằng sự biết ân. Biết ân cũng là một đạo đức, nên những người biết ân là những người thực hiện đạo đức nhân bản.
Trước tiên, chúng ta nên biết bốn ân nghĩa lớn. Bốn ân nghĩa lớn này gọi là Tứ Trọng Ân:
1- Ân cha mẹ.
2- Ân sư trưởng.
3- Ân tổ quốc.
4- Ân thí chủ.
- Ân cha mẹ là biết ân những người sinh thành dưỡng dục. Công lao của cha mẹ như trời biển, không thể lấy gì so sánh được.
- Ân sư trưởng là biết ân những người đã dạy dỗ cho chúng ta nên người; dạy dỗ chúng ta biết đạo đức nhân bản - nhân quả để đối nhân xử thế, để không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh; dạy dỗ chúng ta nghề nghiệp để làm ra sự sống.
- Ân tổ quốc là biết ân tổ tiên, những người đã hy sinh thân mạng để dựng nước và giữ gìn đất nước. Họ đã có công lao để lại cho chúng ta một nền văn hóa đạo đức. Họ đã để lại cho chúng ta một đất nước độc lập thanh bình, hùng cường. Họ đã để lại cho dân tộc chúng ta một tinh thần bất khuất không bao giờ chịu quỳ lụy dưới gót giầy của giặc ngoại xâm, v.v...
- Ân đàn na thí chủ là biết ân những người bố thí cúng dàng thực phẩm để chúng sống tu tập; để chúng ta có nhiều thời gian tu học để được giải thoát.
Làm người chúng ta nên ghi khắc những trọng ân này. Bốn trọng ân này là ân nghĩa sâu dày của con người, cho nên làm người không thể quên bốn ân nặng này được. Phải không quý vị? Ngoài bốn trọng ân này, còn có những ân nghĩa khác nữa như: ân nghĩa bè bạn giúp nhau vượt khó; ân nghĩa chồng nghĩa vợ chia vui, xẻ bùi, cay đắng có nhau; ân nghĩa tình làng nghĩa xóm khi tối lửa tắt đèn, v.v... Cuối cùng, còn có thứ ân nghĩa mà làm người không thể quên được. Đó là ân nghĩa mọi người đối xử nhau biết tôn trọng sự sống bình đẳng của nhau và của muôn loài trong môi trường sống.
_____
Trưởng lão Thích Thông Lạc, Giáo án rèn nhân cách - Đức Hiếu Sinh, Nxb. Tôn Giáo, 2012, tập 1.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét