Tưởng thế, chứ thầy giáo mới của chúng tôi đã khéo làm xứng ý mọi người ngay sáng hôm nay.
Giờ vào học, sau khi thầy đã ngồi vào bàn, chốc chốc lại thấy một người học trò cũ qua cửa cúi chào. Cũng có người vào bắt tay thầy và thăm hỏi một cách rất cung kính. Đủ biết học trò cũ cũng quyến luyến thầy biết dường nào, và như muốn còn được ở gần thầy.
Nhưng chào thì chào, bắt tay thì bắt tay, thầy không nhìn thẳng vào mắt ai, cứ lảng trông ra cửa sổ. Những dấu thân ái và biết ơn ấy tưởng đã làm cho thầy thỏa ý, nhưng trái lại, đã khiến thầy càng mủi lòng.
Đến bài chính tả, thầy xuống bục, đi đi lại lại trong các hàng ghế, đọc cho chúng tôi viết. Thấy một học trò mặt lấm tấm mụn đỏ, thầy ngừng đọc, lại gần lấy tay sờ trán và hỏi: “Con làm sao?”. Thừa lúc thầy quay lưng lại, một anh học trò bàn dưới leo lên ghế, vung vẩy như người trượt băng. Bất đồ, thầy ngoảnh lại bắt gặp, anh chàng vội ngồi ngay xuống, cúi đầu đợi phạt. Nhưng ông Perbôni khẽ đập vào vai anh học trò dại dột kia, bảo rằng: “Không được làm thế nữa!”. Có thế thôi. Rồi thầy bình tĩnh về chỗ đọc nốt bài chính tả.
Khi viết xong, thầy yên lặng nhìn chúng tôi một lúc, rồi ôn tồn nói:
- Các con ơi! Hãy nghe thầy! Chúng ta cùng nhau trải qua một năm học. Chúng ta nên hết sức làm việc để qua năm ấy cho được tốt đẹp. Phải chăm chỉ! Phải ngoan ngoãn! Thầy không có gia đình, các con là gia đình của thầy. Năm ngoái, mẹ thầy còn, bây giờ người đã khuất. Thầy chỉ còn có một mình thầy. Ngoài các con ra, ở trên đời này thầy không còn có ai nữa; ngoài sự thương yêu các con, thầy không còn thương yêu ai hơn nữa.
Các con ví như con thầy. Thầy sẽ yêu dấu các con. Đáp lại, các con phải yêu dấu thầy. Thầy không muốn phạt một người nào cả. Các con phải tỏ ra là những đứa trẻ có tâm hồn.
Trường ta sẽ là một gia đình, các con sẽ là mối an ủi, mối tự hào của thầy. Thầy không cần phải hỏi lại các con, vì thầy tin rằng trong lòng các con, ai ai như cũng “vâng lời”, nên thầy có lời cảm ơn các con.
Thầy nói dứt lời thì người coi trường vào báo hết giờ học. Chúng tôi yên lặng xuống sân. Anh học trò vô lễ ban nãy rón rén lại gần thầy giáo, nói run run:
- Thưa thầy, xin thầy tha lỗi cho con.
Thầy gật đầu, hôn trán anh và bảo:
- Tốt lắm! Cho con về.
NHỮNG CÂU HỎI
Câu hỏi 1: “Tưởng thế, chứ thầy giáo mới của chúng tôi đã khéo làm xứng ý mọi người ngay sáng hôm nay”. Câu này dạy đạo đức gì?
Câu hỏi 2: “Giờ vào học, sau khi thầy đã ngồi vào bàn, chốc chốc lại thấy một người học trò cũ qua cửa cúi chào”. Câu này dạy đạo đức gì?
Câu hỏi 3: “Cũng có người vào bắt tay thầy và thăm hỏi một cách rất cung kính”. Câu này dạy đạo đức gì?
Câu hỏi 4: “Đủ biết học trò cũ cũng quyến luyến thầy biết dường nào, và như muốn còn được ở gần thầy”. Câu này dạy đạo đức gì?
Câu hỏi 5: “Nhưng chào thì chào, bắt tay thì bắt tay, thầy không nhìn thẳng vào mắt ai, cứ lảng trông ra cửa sổ. Những dấu thân ái và biết ơn ấy tưởng đã làm cho thầy thỏa ý, nhưng trái lại, đã khiến thầy mủi lòng”. Câu này dạy đạo đức gì?
Câu hỏi 6: “Đến bài chính tả, thầy xuống bục, đi đi lại lại trong các hàng ghế, đọc cho chúng tôi viết”. Câu này dạy đạo đức gì?
Câu hỏi 7: “Thấy một học trò mặt lấm tấm mụn đỏ, Thầy ngừng đọc, lại gần lấy tay sờ trán và hỏi: “Con làm sao?”. Câu này dạy đạo đức gì?
Câu hỏi 8: “Thừa lúc thầy quay lưng lại, một anh học trò bàn dưới leo lên ghế, vung vẩy như người trượt băng”. Câu này dạy thiếu đạo đức gì?
Câu hỏi 9: Nhưng ông Perbôni khẽ đập vào vai anh học trò dại dột kia, bảo rằng: “Không được làm thế nữa!”. Câu này dạy đạo đức gì?
Câu hỏi 10: “Có thế thôi. Rồi thầy bình tĩnh về chỗ đọc nốt bài chính tả”. Câu này dạy đạo đức gì?
Câu hỏi 11: “Khi viết xong, thầy yên lặng nhìn chúng tôi một lúc rồi ôn tồn nói”. Câu này dạy đạo đức gì?
Câu hỏi 12: “Các con ơi! Hãy nghe thầy! Chúng ta cùng nhau trải qua một năm học. Chúng ta nên hết sức làm việc để qua năm ấy cho được tốt đẹp. Phải chăm chỉ! Phải ngoan ngoãn!” Câu này dạy đạo đức gì?
Câu hỏi 13: “Thầy không có gia đình. Các con là gia đình của thầy”. Câu này dạy đạo đức gì?
Câu hỏi 14: “Năm ngoái, mẹ thầy còn, bây giờ người đã khuất. Thầy chỉ còn có một mình thầy”. Câu này dạy đạo đức gì?
Câu hỏi 15: “Ngoài các con ra, ở trên đời này thầy không còn có ai nữa; ngoài sự thương yêu các con, thầy không còn thương yêu ai hơn nữa. Các con ví như con thầy. Thầy sẽ yêu dấu các con. Đáp lại, các con phải yêu dấu thầy”. Câu này dạy đạo đức gì?
Câu hỏi 16: “Thầy không muốn phạt một người nào cả. Các con phải tỏ ra là những đứa trẻ có tâm hồn”. Câu này dạy đạo đức gì?
Câu hỏi 17: “Trường ta sẽ là một gia đình, các con sẽ là mối an ủi, mối tự hào của thầy”. Câu này dạy đạo đức gì?
Câu hỏi 18: “Thầy không cần phải hỏi lại các con, vì thầy tin rằng trong lòng các con, ai ai như cũng “vâng lời”, nên thầy có lời cảm ơn các con”. Câu này dạy đạo đức gì?
Câu hỏi 19: “Chúng tôi yên lặng xuống sân. Anh học trò vô lễ ban nãy rón rén lại gần thầy giáo, nói run run”. Câu này dạy đạo đức gì?
Câu hỏi 20: “Thưa thầy, xin thầy tha lỗi cho con”. Câu này dạy đạo đức gì?
Câu hỏi 21: “Thầy gật đầu, hôn trán anh và bảo”. Câu này dạy đạo đức gì?
Câu hỏi 22: “Tốt lắm! Cho con về”. Câu này dạy đạo đức gì?
TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI
Trả lời câu hỏi 1:
“Tưởng thế, chứ thầy giáo mới của chúng tôi đã khéo làm xứng ý mọi người ngay sáng hôm nay”. Câu này dạy ĐẠO ĐỨC NHÂN QUẢ HIẾU SINH TÙY THUẬN Ý HÀNH LÀM VUI LÒNG NGƯỜI, VUI LÒNG MÌNH.
Thường ở đời, muốn không làm khổ mình, khổ người thì lúc nào chúng ta cũng nhớ nằm lòng lời dạy: “ĐẠO ĐỨC NHÂN QUẢ HIẾU SINH TÙY THUẬN Ý HÀNH LÀM VUI LÒNG NGƯỜI, VUI LÒNG MÌNH”. Dù đứng trước những đối tượng thô lỗ, kém văn hóa, hung bạo, dữ tợn, độc ác, họ làm đủ mọi cách chướng ngại gì thì chúng ta chỉ biết duy nhất phải giữ gìn LÒNG THƯƠNG YÊU TÙY THUẬN Ý HÀNH LÀM VUI LÒNG NGƯỜI, VUI LÒNG MÌNH. Thì tất cả các chướng ngại pháp ấy sẽ không còn nữa.
Đứng trước các ác pháp và các chướng ngại pháp chúng ta hãy biết vui lòng, hãy biết tha thứ và thương yêu, chứ đừng biết giận hờn, oán ghét, phiền não, v.v.. Có làm được như vậy mới gọi là người sống “ĐẠO ĐỨC NHÂN QUẢ HIẾU SINH TÙY THUẬN Ý HÀNH LÀM VUI LÒNG NGƯỜI, VUI LÒNG MÌNH”.
Người nào sống được với ĐẠO ĐỨC NHÂN QUẢ HIẾU SINH TÙY THUẬN Ý HÀNH LÀM VUI LÒNG NGƯỜI, VUI LÒNG MÌNH, thì người ấy phải có một tâm hồn cao thượng; phải là người đệ tử chân chính của Phật giáo; phải là người chứng đạt chân lí; phải là người thành tựu đạo đức hiếu sinh trọn vẹn; phải là người tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ.
Trả lời câu hỏi 2:
“Giờ vào học, sau khi thầy đã ngồi vào bàn, chốc chốc lại thấy một người học trò cũ qua cửa cúi chào”. Câu này dạy ĐẠO ĐỨC NHÂN QUẢ LỄ ĐỘ HIẾU SINH THÂN HÀNH.
Trong cuộc đời này, không có những hình ảnh đạo đức nào rõ nét bằng cuộc giao tiếp hằng ngày với mọi người qua hành động “ĐẠO ĐỨC NHÂN QUẢ LỄ ĐỘ HIẾU SINH THÂN HÀNH”. Đó là một hành động biết cung kính tôn trọng mình, cung kính tôn trọng người, gieo vào lòng người một tình cảm sâu sắc khó quên. Đó là một nét đẹp văn hóa loài người, dù con người có ở Đông, Tây, Nam, hay Bắc đều phải chấp nhận, trong đời sống hằng ngày giao tiếp với nhau không thể thiếu được.
Bởi vậy, trong đạo đức hiếu sinh thân hành thì chỉ có đạo đức nhân quả lễ độ khiêm hạ là tuyệt vời nhất, nó là một phương pháp diệt ngã xả tâm, khiến cho tính kiêu căng ngã mạn của chúng ta không còn nữa.
Hình ảnh đẹp đẽ nhất của người Đông phương nói chung, của người Việt Nam nói riêng là “tôn sư trọng đạo”. Đó là học trò biết ơn thầy, nhớ ơn thầy, dù một chữ hay nửa chữ cũng là thầy. Cho nên hình ảnh ở đây:
“Chốc chốc lại thấy một người học trò cũ qua cửa cúi chào thầy”. Đoạn này nói lên hình ảnh tôn sư trọng đạo đẹp đẽ vô cùng. Nhưng đời nay đạo đức xuống cấp, học trò đánh thầy, học trò phần đông là quên ơn thầy, chưa ra khỏi Tu Viện đã nói lời bạc ơn thầy bằng cách này hay bằng cách khác. Cho nên làm một vị thầy thường phải mở rộng lòng tha thứ: “Những buổi chiều tà mưa phủ trắng, thầy cười tha thứ kẻ vong ân”. Thì đó cũng là một “ĐẠO ĐỨC NHÂN QUẢ HIẾU SINH VỊ THA Ý HÀNH MỌI LỖI LẦM”. Đúng vậy, một “ĐẠO ĐỨC NHÂN QUẢ HIẾU SINH VỊ THA Ý HÀNH” đã đem lại sự bình an cho thầy và cho những người học trò vong ân của mình.
Bởi vì thời nay, học trò không tu học giới luật đức hạnh, mà chỉ lo tu tập thiền định để chứng đạo, để làm Thánh, Hiền, Tiên, Phật, v.v... hoặc ngồi thiền 5, 7 ngày, hoặc 5, 10 tháng không ăn uống, để làm cho mọi người kinh sợ kính nể; để thể hiện thần thông Tam Minh, Lục Thông, làm cho mọi người khiếp đảm. Những lỗi này không phải của học trò, mà của những vị thầy dạy đạo. Cứ lấy thiền định gợi lòng tham đắm của những người ham mê thiền định mà chưa biết thiền định của Phật giáo là gì? Cứ dựa vào thiền định của ngoại đạo ức chế tâm cho hết niệm khởi, đó là một loại thiền tưởng, một loại thiền mê hoặc con người bằng hình tướng ngồi bất động để rơi vào một thế giới ảo tưởng, do từ tưởng uẩn lưu xuất, mà từ xưa đến nay các vị đạo sư và các thiền sư đều cho đó là chứng đạo. Chứng đạo theo kiểu này có ích lợi gì cho loài người đâu, xin quý vị lưu ý: đừng để bị người khác lừa đảo bằng những pháp môn tà giáo, làm phí uổng hết một đời người.
Quý vị hãy chọn những giới luật đức hạnh của Phật mà tu tập, nó có lợi ích rất lớn cho mình. Như quý vị đều biết, giới luật đức hạnh là những pháp môn rất gần gũi với mọi người, khiến cho người tu tập có một tâm hồn cao thượng, không làm khổ mình, khổ người.
Còn những pháp môn tu hành cao siêu, kỳ đặc, tạo nên những trạng thái ảo tưởng, hoặc hiện ra những phép thuật cao siêu, đó là những tà pháp. Nên có một số người dùng nó để dễ dàng lừa đảo mọi người, khiến cho hằng vạn triệu người tu hành theo Phật giáo mà tâm ham muốn vẫn còn thì đều lầm đường lạc lối, tu hành sai pháp.
Vì thế, cách đây hơn 2500 năm qua chưa thấy có ai tu chứng quả giải thoát A La Hán, phần nhiều đều bị chìm đắm trong danh lợi tôn giáo thật đáng thương! Vậy những lỗi lầm ấy thuộc về học viên hay là giảng viên dạy đạo? Chính hôm nay, thầy đã thấy được lỗi của mình dạy cho những tu sinh thực hành pháp thiền định, còn giới luật đức hạnh chỉ nhắc nhở mà thôi, cuối cùng không có tu sinh nào nghiêm trì giới luật được, nên thầy cố gắng vượt lên sóng gió Chơn Như để dựng lại chánh pháp của Phật giáo, triển khai nền đạo đức giới luật nhân bản - nhân quả để khắc phục những lỗi lầm của mình đã làm mất thì giờ của tu sinh.
Khi hướng dẫn tu sinh tu hành, thầy nghĩ rằng tu sinh sẽ giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh như thầy, nhưng không ngờ, nên thầy chuyển biến Phật pháp thành chương trình giáo dục đào tạo đạo đức nhân bản - nhân quả theo từng lớp, từ thấp đến cao, truyền đạt những tư tưởng đạo đức nhân bản - nhân quả. Nhờ đó những tu sinh của thầy sẽ là những nhà đạo đức, thì đâu còn: “Những buổi chiều tà mưa phủ trắng, thầy cười tha thứ kẻ vong ân”. Phải không các tu sinh?
Trả lời câu hỏi 3:
“Cũng có người vào bắt tay thầy và thăm hỏi một cách rất cung kính”. Câu này dạy ĐẠO ĐỨC NHÂN QUẢ LỄ ĐỘ HIẾU SINH THÂN HÀNH tuyệt vời.
Vì lễ độ là một đạo đức làm người không thể thiếu được, cho nên chúng ta là những đệ tử của Phật thì luôn luôn phải gắn liền với hành động đạo đức lễ độ này trong cuộc sống.
Nhất là hành động “ĐẠO ĐỨC NHÂN QUẢ LỄ ĐỘ HIẾU SINH THÂN HÀNH” đối với vị thầy đang dạy đạo đức cho mình, chúng ta càng phải thực hiện lòng cung kính, tôn trọng và biết ơn sâu sắc đối với người đứng lớp đầu tiên dạy đạo đức nhân bản - nhân quả. Vì là lớp học đầu tiên, nên giảng viên gặp biết bao nhiêu sự khó khăn, trở ngại. Những kinh sách và giới luật; những bài thuyết giảng của các sư thầy là những giáo trình thuyết giảng chung chung, không thể đưa vào chương trình giáo dục đào tạo của các lớp học thực tu, thực chứng được. Cũng như học viên gặp biết bao nhiêu trở ngại từ sự tu tập cũ, để chuyển mình qua sự học và tu tập mới mẻ. Nó không phải là một chương trình học tập văn hóa thông thường ở các trường học ngoài đời, mà là một hành động tu tập bằng triển khai tri kiến đạo đức nhân bản - nhân quả hiếu sinh thân hành, khẩu hành và ý hành.
Chương trình học và tu tập này là một chương trình rèn luyện và thực hành nhân cách thân, khẩu, ý. Hằng ngày phải sống đúng đạo đức hiếu sinh mà đã được học tập ở trên, chứ không phải như học văn hóa, chỉ học hiểu và làm bài không lạc đề là có điểm.
Cho nên việc rèn luyện đạo đức để trở thành người đạo đức đòi hỏi người học viên phải rèn luyện tu tập hằng ngày bằng ý hành, bằng thân hành và bằng khẩu hành liên tục không lúc nào ngơi nghỉ, chỉ trừ lúc ngủ mà thôi.
Bài học trên đây là bài học được rút ra từ tập sách Tâm Hồn Cao Thượng của nhà văn EDMONDO DE AMICIS người Ý, do Hà Mai Anh dịch từ Pháp ngữ ra Việt ngữ, là bộ sách đạo đức được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Nhưng đạo đức này dạy như vậy chỉ là những mẩu chuyện đạo đức hay, đẹp, mà thiếu sự học tập đào tạo, rèn luyện thực tế vào bản thân của mỗi học viên; thiếu sự áp dụng thực hành vào đời sống hằng ngày. Vì thế sách ra đời đã quá lâu, nhưng đạo đức con người thì ngày càng xuống cấp.
Bắt tay chào hỏi là lễ độ thân thiện của người Tây phương, cho nên trong đoạn văn này dạy rất rõ: “Bắt tay thầy và thăm hỏi một cách rất cung kính”. Đó là hành động của người học trò tỏ lòng biết ơn công lao dạy dỗ của thầy. Hành động này được xem là một hành động đạo đức hiếu sinh tôn kính lễ độ thân hành.
Biết ơn thầy học là một ơn nghĩa mà người học trò có đạo đức nào cũng không bao giờ quên. Người học đạo đức nhân bản - nhân quả thì “ĐẠO ĐỨC NHÂN QUẢ LỄ ĐỘ HIẾU SINH THÂN HÀNH” luôn luôn phải gắn liền trong đời sống, không bao giờ lìa xa nó, vì nó là một hình ảnh đạo đức đẹp đẽ cao cả, cụ thể rõ ràng, mà người đời ai ai cũng có thể nhận ra được người có lễ độ hay không lễ độ một cách dễ dàng.
Trả lời câu hỏi 4:
“Đủ biết học trò cũ cũng quyến luyến thầy biết dường nào, và như muốn còn được ở gần thầy”. Câu này dạy ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH Ý HÀNH.
Qua những sự bắt tay chào hỏi, thầy đã cảm thấy sự quyến luyến của những học trò cũ của mình không muốn xa thầy. Nó đã nói lên tình nghĩa thấm thía giữa thầy trò gắn bó như keo sơn, trong những năm tháng học tập bên nhau. Đúng vậy, trên đời này chỉ có sống đạo đức hiếu sinh mới có tình thương chân thật đối xử với nhau.
Bởi vậy càng học đạo đức, chúng ta mới càng nhận thấy lòng yêu thương sẽ mang lại sự bình an cho mình, cho người. Mà con người lúc nào cũng cần đạo đức đó như cơm ăn, áo mặc hằng ngày. Nếu thiếu nó, chúng ta như thây ma chết mà chưa chôn.
Bởi vậy, chỉ có đạo đức hiếu sinh mới đem lại cho con người một sự sống yên vui, bình an; mới đem lại cho con người một tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự.
Biết như vậy, chúng ta hãy cố gắng trau dồi hằng ngày, rèn luyện ít nhất cũng phải sống cho được một hành động đạo đức hiếu sinh. Ngày nào cũng phải có tâm hồn sống yêu thương tất cả sự sống trên hành tinh này, thì thế gian này là Thiên đàng, Cực lạc, chừng đó chúng ta đâu cần phải đi tìm giải thoát nơi đâu xa nữa. Ngay đây, lòng hiếu sinh là cảnh giải thoát của Phật thì chúng ta còn tu tập pháp môn nào nữa. Phải không các tu sinh? Vì thế, khi nghe Phật thuyết pháp xong là các vị chứng quả A La Hán ngay liền. Tại sao chứng dễ dàng như vậy? Tại vì các Ngài hiểu thấu suốt lời Phật dạy, biết rõ các pháp là vô thường, là khổ, là vô ngã, không có pháp nào là của các Ngài cả. Cho nên các Ngài hiểu rõ câu: “Không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta”.
Như vậy trên đời này còn pháp nào là thường hằng đâu. Các Ngài còn hiểu rõ: muốn buông xả các pháp ấy thì chỉ có lòng từ, bi, hỷ, xả.
Lòng từ, bi, hỷ, xả tức là đức hiếu sinh. Đức hiếu sinh tức là lòng yêu thương tất cả sự sống của muôn loài trên hành tinh này, đó là lòng thương yêu nhiều hướng. Mà muốn thương yêu sự sống của muôn loài trên hành tinh này thì chỉ có xuất gia, sống đời sống ba y, một bát, cắt ái, li gia, lìa xa ái dục thì mới thực hiện được lòng yêu thương rộng lớn ấy.
Còn sống trong gia đình vợ con thì rất khó, nhưng vợ con đồng hiểu biết Phật pháp thì không khó.
Cho nên đức hiếu sinh rất vĩ đại về pháp thực hành, về sự rèn luyện nhân cách, vì nó rất rộng lớn vô cùng đối với các pháp.
Trả lời câu hỏi 5:
“Nhưng chào thì chào, bắt tay thì bắt tay, thầy không nhìn thẳng vào mắt ai, cứ lảng trông ra cửa sổ. Những dấu thân ái và biết ơn ấy tưởng đã làm cho thầy thỏa ý, nhưng trái lại, đã khiến thầy mủi lòng”. Câu này dạy ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH LỄ ĐỘ THÂN HÀNH CHUYỂN SANG Ý HÀNH CẢM XÚC một cách tuyệt vời.
Những hành động đạo đức hiếu sinh thân hành giữa thầy trò đã gợi lên một tình cảm sâu đậm trong những năm học tập, thầy trò gần gũi cùng sống bên nhau: “Nhưng chào thì chào, bắt tay thì bắt tay, thầy không nhìn thẳng vào mắt ai, cứ lảng trông ra cửa sổ.
Nhưng dấu thân ái và biết ơn ấy tưởng đã làm cho thầy thỏa ý”. Câu này chỉ hành động đạo đức hiếu sinh thân hành rất rõ ràng, và gợi lên một tình cảm sâu đậm trong tâm người thầy, càng làm cho thầy “MỦI LÒNG” thêm.
Thầy trò ở đây họ sống với tình thương chân thật, thầy truyền đạt cho học trò những tình thương của thầy, thầy thương học trò, học trò thương thầy, thật là thấm thía làm sao!!! Ước gì lớp học của chúng ta được như vậy, thầy ban tình thương của thầy với những học viên của mình, và học viên cũng cho lòng thương yêu tôn trọng, cung kính của mình đối với vị thầy. Nhất là chúng ta hiện giờ đang học lớp đạo đức hiếu sinh, thì tình thương thầy trò được gắn liền bên nhau, chia vui sẻ buồn cùng có với nhau thì tốt đẹp vô cùng.
Lớp học của chúng ta là lớp học đạo đức hiếu sinh, thầy lấy sự sống của học trò làm sự sống cho mình, học trò lấy sự sống của thầy làm sự sống cho mình thì lớp học của chúng ta thật tuyệt vời. Phải không các tu sinh? Trong lớp học là một đại gia đình, thầy như người cha, người mẹ, người anh, người chị và người bạn thân; còn học sinh là con, là em, là cháu, là bạn thân, là ông bà, là cô, bác, chú, v.v... Chúng ta vào tu viện tu hành học đạo đức cũng vậy, phải biết yêu thương nhau như người trong một nhà. Tình yêu thương ấy nó là đạo đức hiếu sinh. Trong đạo đức hiếu sinh có rất nhiều đức hiếu sinh như:
đức hiếu sinh nhẫn nhục, đức hiếu sinh tùy thuận, đức hiếu sinh bằng lòng, đức hiếu sinh sống trầm lặng, đức hiếu sinh độc cư, đức hiếu sinh sống ăn ngày một bữa, đức hiếu sinh sống không ngủ phi thời, đức hiếu sinh sống tĩnh giác chánh niệm, đức hiếu sinh sống với tâm vô lậu, đức hiếu sinh sống với tâm thanh thản, an lạc và vô sự, đức hiếu sinh sống với hơi thở ra và hơi thở vào, đức hiếu sinh sống với tâm không phóng dật, đức hiếu sinh sống với tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, đức hiếu sinh sống với tâm ly dục, ly ác pháp, v.v...
Bởi vậy đức hiếu sinh rộng lớn vô cùng, ở đâu cũng có nó. Cho nên một người sống với đức hiếu sinh thì tâm hồn của họ phủ trùm vạn hữu, tức là phủ trùm vũ trụ. Mà nếu sống với tình thương rộng lớn như vậy thì người ấy là Phật, phải không các tu sinh? Chúng ta muốn có lòng thương yêu rộng lớn như vậy thì ngay từ bây giờ phải học đạo đức hiếu sinh, và hằng ngày phải sống với lòng yêu thương chân thật mà mình đã học được trong những bài học đạo đức có nhiều ấn tượng, có nhiều cảm xúc.
Đời khổ do các ác pháp, các pháp vô thường, các pháp vô ngã; đời khổ là do các dục. Vậy muốn thoát khổ của các pháp vô thường và các dục thì chỉ có lòng yêu thương rộng lớn mới xả sạch.
Các đệ tử của Phật thuở xưa đều chứng quả A La Hán nhanh chóng là nhờ vào lòng yêu thương. Vậy chúng ta ngày nay cũng hiểu biết như vậy thì phải cố gắng rèn luyện nhân cách đạo đức hiếu sinh, thì chắc chắn tâm hồn chúng ta sẽ thấm nhuần. Khi tâm đã thấm nhuần lòng yêu thương thì con đường giải thoát của Phật giáo ở ngay trước mắt chúng ta.
Trả lời câu hỏi 6:
“Đến bài chính tả, thầy xuống bục, đi đi lại lại trong các hàng ghế, đọc cho chúng tôi viết”. Câu này dạy ĐẠO ĐỨC NHÂN QUẢ HIẾU SINH KHẨU HÀNH TRUYỀN ĐẠT VĂN HỌC.
Một hành động làm lợi ích, đem an vui cho người khác, loài vật khác là đạo đức hiếu sinh thân hành. Ở đây giáo viên đã đọc bài chính tả cho học sinh viết, đó là một hành động truyền đạt văn học cho học sinh, đem lại sự hiểu biết về ngôn ngữ, cú pháp, văn phạm. Một hành động đạo đức hiếu sinh khẩu hành của một giáo viên ở lớp học văn học rất bình thường, nhưng nó mang đầy đủ tình yêu thương giữa thầy và học trò, truyền đạt những sự hiểu biết cho nhau một cách chân tình.
Giờ văn học chỉ giúp cho học sinh biết ngôn ngữ chữ nghĩa để diễn đạt tư tưởng, để nói lên được tâm tư nguyện vọng của mình viết trên những trang giấy. Đó cũng là một đạo đức truyền đạt sự hiểu biết ngôn ngữ cho nhau. Nó đem lại sự ích lợi rất lớn cho con người, nhưng sự ích lợi này chưa lớn bằng sự ích lợi đem đạo đức truyền đạt vào tư tưởng con người, thì sự ích lợi này còn lớn gấp trăm ngàn lần. Vì vậy, đạo đức là môn học đem sự bình an cho loài người và muôn loài đang sống trên hành tinh này. Khi chúng ta được học đạo đức nhân bản - nhân quả hiếu sinh sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh, nhờ đó chúng ta mới biết cách thức sống đem lại sự bình an, yên vui cho nhau, cho muôn loài, vạn vật. Cho nên môn học đạo đức này có một giá trị to lớn vô cùng, vô tận đối với loài người. Giá trị văn học đạo đức hiếu sinh gấp 100 lần, gấp 1.000 lần giá trị văn học ngôn ngữ. Một người dù có tài văn hay, chữ tốt, nhưng không có đức hạnh thì văn hay, chữ tốt ấy chỉ là một tai hại cho đời, như văn chương đồi trụy, nó cũng chẳng ích lợi gì cho ai, mà còn tai hại rất lớn cho đời! Có đúng như vậy không quý vị? Học được đạo đức hiếu sinh như vậy thì ơn của người giảng viên là đệ nhất, vì thế chúng ta phải tôn trọng và cung kính những người làm công tác truyền đạt tư tưởng đạo đức, đem lại sự bình an cho loài người trên hành tinh này.
Hôm nay chúng ta có đầy đủ phước báu, nên lớp học RÈN LUYỆN NHÂN CÁCH ĐẠO ĐỨC NGŨ GIỚI được ra đời, mở cửa đón nhận chúng ta.
Được cắp sách đến lớp học đạo đức Ngũ Giới giống như các cháu nhỏ học văn hóa, thật là hạnh phúc vô cùng cho chúng ta, nhất là được an dưỡng trong tu viện và được học tập đạo đức trong tuổi đời sắp hết, không còn sống bao nhiêu ngày tháng nữa, nhưng lại được sống đạo đức, đem lại sự an vui cho mình, cho người và cho muôn loài vạn vật.
Thật là hạnh phúc và hy hữu vô cùng! Một ngày sống có đạo đức đem lại sự an vui cho mình, cho người, cho tất cả chúng sinh còn hơn sống ngàn ngày mà chẳng ích lợi gì cho mình, cho người và cho tất cả chúng sinh thì thật là không xứng đáng làm người! Thật là đáng chê trách! Thật đáng thương thay!!! Trong các môn học, chỉ có môn học đạo đức hiếu sinh là môn học hàng đầu trong các môn học đạo đức, vì vậy chúng ta hãy cố gắng học tập và thực hành cho bằng được, vì nó là môn học có lợi ích nhất cho sự sống của loài người, cho người tu hành.
Trả lời câu hỏi 7:
“Thấy một học trò mặt lấm tấm mụn đỏ, thầy ngừng đọc, lại gần lấy tay sờ trán và hỏi: “Con làm sao?”.Câu này dạy ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH VÀ THÂN HÀNH.
Làm một vị thầy luôn luôn lưu ý đến các học trò của mình như một người mẹ chăm sóc cho con. Một hành động nhỏ của thầy giáo ở đây: “hỏi thăm và sờ trán”, là biểu hiện một hành động yêu thương của người thầy thật là tuyệt vời, luôn luôn lưu ý chăm sóc và an ủi đến những học trò của mình với một lòng yêu thương chân thật, cũng giống như một người mẹ hiền chăm sóc đàn con thơ dại. Hành động sờ trán và lời nói: “Con làm sao?”.
Hành động âu yếm như vậy làm sao không giống như người mẹ hiền chăm sóc đàn con yêu thân thương của mình? Đoạn này dạy một hành động hiếu sinh tuyệt vời: “Thấy một học trò mặt lấm tấm mụn đỏ, thầy ngừng đọc, lại gần lấy tay sờ trán và hỏi: “Con làm sao?”. Bàn tay sờ lên trán và lời nói âu yếm vô cùng: “Con làm sao?”. Một tình thương yêu bao la tràn ngập của một vị thầy dạy về văn hóa mà còn cho những học trò mình một tình thương như vậy, thì thử hỏi quý thầy dạy đạo đức hiếu sinh, lòng thương yêu của quý thầy đối với học viên của mình tuổi tác đã già nua đâu còn sống bao lâu nữa thì còn quan tâm và yêu thương bao la tràn ngập đến ngần nào? Vậy lòng thương yêu ấy của giảng viên đối với học viên của mình phải gia tăng lên gấp 100 lần, 1.000 lần. Vì những học trò của mình nay mai rồi cũng sẽ có kẻ ở người đi. Và đi thì không còn gặp nhau nữa, mãi mãi vĩnh biệt.
Phải không quý vị? Lớp dạy đạo đức hiếu sinh bằng thân giáo, thì giảng viên thường ban lòng yêu thương cho học viên của mình như thế nào!? Cho xứng đáng là một vị thầy dạy đạo đức hiếu sinh.
Một vị giảng viên dạy đạo đức hiếu sinh cũng giống như một người mẹ lúc nào cũng chăm sóc con mình, đứa nào thông minh học hành tốt thì vui mừng; đứa nào u tối học kém thì mẹ học dùm con; đứa nào nhút nhát không dám đi học thì mẹ cùng đi học với con.
Cho nên khi dạy đạo đức hiếu sinh thì giảng viên không nên áp dụng kỷ luật với học viên, mà áp dụng tình thương với học viên. Tìm cách hướng dẫn cho học viên hiểu đạo đức nhân bản - nhân quả để vượt qua những chướng ngại pháp và các ác pháp; tìm phương cách hướng dẫn cho học viên hiểu đạo đức một cách trọn vẹn hơn, để hằng ngày sống cho được với đạo đức hiếu sinh; để có một điểm cao hơn về thực hành và lý thuyết; để được lên lớp học trên. Giảng viên có sự tận tâm hướng dẫn cho học viên như vậy thì không có học viên nào ở lại lớp. Có dạy được như vậy mới xứng đáng là người thầy dạy đạo đức.
Trả lời câu hỏi 8:
“Thừa lúc thầy quay lưng lại, một anh học trò bàn dưới leo lên ghế, vung vẩy như người trượt băng”. Câu này chỉ cho một hành động THIẾU ĐỨC TRANG NGHIÊM HIẾU SINH THÂN HÀNH.
Trong giờ học mà học viên nói chuyện, chạy nhảy, đùa cợt, đi tới đi lui là những học viên mất đạo đức nghiêm trang, người làm mất đạo đức trang nghiêm là người tự làm ồn náo gây ra mất sự im lặng khiến cho mọi người bị phân tâm. Người như vậy là người đánh mất đạo đức hiếu sinh thương mình, thương người; người ấy sẽ ở trong ác pháp và như vậy sẽ gặp nhiều khổ đau.
Cho nên trong lớp học, học viên phải cố gắng giữ im lặng, đừng nói chuyện, đừng làm ồn. Nhờ sự im lặng mới tập trung vào bài học, mới dễ dàng trả lời những câu hỏi không sai, không lạc đề.
Ở lớp học đạo đức hiếu sinh, khi giảng viên bước vào lớp thì tất cả học viên đều phải giữ im lặng để lắng nghe giảng viên giảng dạy, không được làm ồn náo, không được nói chuyện, không được đi qua, đi lại, luôn luôn giữ gìn trật tự lớp học được trang nghiêm và trân trọng. Giữa giảng viên và những học viên phải đối với nhau bằng một tình thương yêu như người mẹ thương con, cũng như người con thương mẹ.
Trả lời câu hỏi 9:
Nhưng ông Perbôni khẽ đập vào vai anh học trò dại dột kia, bảo rằng: “Không nên làm thế nữa!”. Câu này dạy ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH THÂN HÀNH VÀ KHẨU HÀNH.
Mặc dù người học trò ngỗ nghịch làm mất trật tự trong lớp, nhưng giảng viên giống như một người mẹ hiền lành, biết con mình làm sai nhưng không la mắng, rầy con, chỉ vỗ nhẹ vào vai và dùng lời nhỏ nhẹ thân thương:
“Không nên làm thế nữa!”. Đúng là một vị thầy đứng lớp dạy học mẫu mực, đầy đủ đức hạnh hiếu sinh.
Trong giới kinh, Phật dạy: Không nên sát sinh; không nên lấy của không cho, không nên tà dâm; không nên nói dối; không nên uống rượu. Còn ngược lại, trong giới bổn các tổ dạy: Cấm sát sinh; cấm tham lam trộm cướp; cấm tà dâm, cấm nói dối; cấm uống rượu. Danh từ KHÔNG NÊN đã trở thành một lời khuyên nhẹ nhàng mang đầy đủ tính đạo đức hiếu sinh. Còn danh từ CẤM có vẻ bắt buộc, mang tính truyền lệnh thiếu chất lượng đạo đức hiếu sinh. Đem so sánh giới kinh và giới bổn, chúng ta biết ngay giới nào có từ tâm, giới nào thiếu từ tâm rất rõ ràng.
Lớp học đạo đức năm giới của chúng ta cũng vậy, thầy ước mong sao các giảng viên đứng lớp đều thương yêu, chăm sóc và dạy dỗ tất cả học viên trong lớp học của mình giống như người mẹ hiền.
Trả lời câu hỏi 10:
“Có thế thôi. Rồi thầy bình tĩnh về chỗ đọc nốt bài chính tả”. Câu này dạy ĐỨC BÌNH TĨNH HIẾU SINH Ý HÀNH tuyệt vời.
Một người học trò ngỗ nghịch mà thầy Perbôni chỉ dùng lời lẽ khuyên: “Không nên làm thế nữa!”. Thầy không tức giận, chỉ nói lời khuyên nhẹ nhàng rồi tiếp tục đọc bài chính tả cho học sinh viết như không có việc gì xảy ra. Đó là đạo đức hiếu sinh thương mình và thương người qua hành động bình tĩnh thật tuyệt vời: “Có thế thôi. Rồi thầy bình tĩnh về chỗ đọc nốt bài chính tả”.
Trong cuộc sống hằng ngày, có nhiều việc khiến chúng ta dễ tức giận, mà khi tức giận thì đạo đức hiếu sinh biến mất. Cho nên một giảng viên dạy đạo đức phải là người gương mẫu, đầy đủ đức hạnh nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng. Như vậy chưa đủ, mà còn phải sáng suốt bình tĩnh trước mọi việc xảy ra.
Muốn có được tâm bình tĩnh sáng suốt thì hằng ngày phải tập sống tỉnh thức thân hành, khẩu hành và ý hành với lòng yêu thương bao la rộng lớn đối với tất cả muôn loài. Lúc nào chúng ta cũng đem lòng yêu thương, tránh không làm tổn thương và khổ đau cho tất cả chúng sinh.
Có tu tập và rèn luyện nhân cách hiếu sinh như vậy thì không có ác pháp nào làm động tâm chúng ta được.
Trả lời câu hỏi 11:
“Khi viết xong, thầy yên lặng nhìn chúng tôi một lúc rồi ôn tồn nói”. Câu này dạy ĐẠO ĐỨC CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC Ý HÀNH, tức là ĐỨC ĐIỀM ĐẠM HIẾU SINH Ý HÀNH.
Một người muốn sống với đức hiếu sinh thân hành, khẩu hành và ý hành thì phải tập sống với đức chánh niệm tĩnh giác. Có sống với đức chánh niệm tĩnh giác mới đủ sức bình tĩnh đứng trước các ác pháp. Muốn có chánh niệm tĩnh giác thì phải tu tập sống chú ý từng hành động thân, khẩu, ý đang hoạt động hằng ngày.
Ví dụ: Thân đang làm biết thân đang làm, và làm bất cứ một điều gì đều phải chú ý để tránh vô tình làm đau khổ hay làm chết chúng sinh. Thân đang ngồi biết thân đang ngồi; thân đang đi biết thân đang đi; thân đang nằm biết thân đang nằm; và thân đang đứng biết thân đang đứng. Cho nên đi, đứng, nằm, ngồi đều phải chú ý để tránh vô tình làm đau khổ hay làm chết chúng sinh rất tội nghiệp.
Miệng nói ra lời là phải nói lời ái ngữ êm ái, nhẹ nhàng, ôn tồn, nhã nhặn, khuyên lơn, khích lệ, sách tấn, khen tặng, ca ngợi, v.v.. chứ không nên nói lời hung dữ, mạ lị, mạt sát, chửi mắng, la hét; nói thô lỗ, tục tĩu kém văn hóa; nói hỗn láo, khoác lác; nói lời chửi thề, v.v... Đừng sai bảo người giết hại chúng sinh, và cũng đừng sai bảo người khác làm đau khổ và hãm hại người khác.
Trước khi làm một điều gì và muốn nói một việc gì đều phải suy nghĩ cho chín chắn, cho kỹ lưỡng rồi mới nói, mới làm, không được nói, làm chưa suy nghĩ, vì nói chưa suy nghĩ là nói theo thói quen; nói theo thói quen là nói theo nghiệp lực; nói theo nghiệp lực là nói trong ác pháp; nói trong ác pháp là làm đau khổ mình, khổ người và làm đau khổ tất cả chúng sinh. Bởi vậy, muốn nói hay làm cần phải suy nghĩ cẩn thận rồi mới nói. Nói có suy nghĩ kỹ lưỡng là nói trong tĩnh giác chánh niệm, còn nói mà không suy nghĩ trước là nói trong sự mất tĩnh giác. Người sống trong đức hiếu sinh thì sự tĩnh giác rất cần thiết.
TĨNH GIÁC CHÁNH NIỆM là ĐỨC HẠNH ĐIỀM ĐẠM giúp cho chúng ta không giận dữ, bình tĩnh trước các ác pháp; giúp cho chúng ta được bình an trong cuộc sống.
Đọc câu này, chúng ta thấy đức điềm đạm rất cần thiết. Trước khi muốn nói một điều gì thì cần phải im lặng suy nghĩ kỹ: “Thầy yên lặng nhìn chúng tôi một lúc rồi ôn tồn nói”.
Đúng là đức điềm đạm hiếu sinh ở đoạn này rất rõ nét, “yên lặng” rồi mới “ôn tồn” nói.
Chúng ta hãy rèn luyện đức điềm đạm hiếu sinh ý hành, tức là ngồi yên lặng một lúc rồi mới tư duy, tập như vậy lâu thành một thói quen rất tốt. Muốn tập yên lặng được như vậy thì nên nương vào hơi thở tác ý tâm thanh thản, an lạc và vô sự, rồi để tự nhiên ý thức hơi thở ra, vào nhẹ nhàng, chừng 5 phút rồi mới suy tư một ý niệm gì hay muốn nói một điều gì hoặc làm một việc gì. Khi tư duy suy nghĩ, chúng ta kèm theo lòng thương yêu đối với mọi người và tất cả chúng sinh. Nhờ đó lòng thương yêu của chúng ta càng ngày càng rộng lớn vô cùng, vô tận.
Trả lời câu hỏi 12:
“Các con ơi! Hãy nghe thầy! Chúng ta cùng nhau trải qua một năm học. Chúng ta nên hết sức làm việc để qua năm ấy cho được tốt đẹp. Phải chăm chỉ, phải ngoan ngoãn”.
Câu này dạy ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH tuyệt vời.
Một lời tha thiết đầy lòng yêu thương của một vị giảng viên kêu gọi tất cả học viên và chính ngay bản thân của giảng viên cũng phải hết sức làm việc trong một năm. Khi một năm học tập qua là phải đạt cho được những kết quả học tập tốt đẹp. Thầy phải hết sức truyền đạt sự hiểu biết cho học viên, còn học viên phải hết sức chăm chỉ học hành để thấu triệt và thấm nhuần nghĩa lý của bài học, để thâu thập những kiến thức hiểu biết về đạo đức. Mà đối với học sinh, những kiến thức hiểu biết như cánh đồng cỏ xanh tươi tận chân trời xa thẳm.
Đây là một lớp học văn hóa ngoài đời, mà thầy trò còn sống với nhau bằng một tình thương yêu như mẹ thương con, huống là lớp học của chúng ta, một lớp học NGŨ GIỚI rèn nhân cách đạo đức hiếu sinh. Vì thế hiện giờ giảng viên và học viên cần phải thực hiện lòng yêu thương ấy càng nhiều hơn nữa. Phải không quý tu sinh? Nhờ hiểu biết như vậy, nên giảng viên cố gắng khắc phục những cái sai trái mà trước kia mình đã lầm lạc, để trở thành những người bạn tốt của các tu sinh. Vì thế giảng viên quyết đem lòng yêu thương của mình đến với tất cả tu sinh, dù bất cứ người nào.
Đứng trước lớp học đạo đức hiếu sinh này, giảng viên tự thấy mình còn nhiều sơ sót, mong rằng các tu sinh khéo nhắc nhở và bỏ qua cho. Tuy giảng viên đứng lớp thay thầy truyền đạt tư tưởng đạo đức, nhưng giảng viên còn đang tu học và rèn luyện nhân cách của mình như quý tu sinh khác, thì làm sao không thiếu sót được? Sau khi đứng lớp dạy đạo đức nhân bản - nhân quả hiếu sinh, giảng viên chỉ ước mong sao mình chỉ còn một lòng yêu thương những học viên trong lớp học như chính bản thân mình. Vì thế các tu sinh trong lớp nếu có những ưu tư gì hãy cho giảng viên biết để cùng chia sẻ, cùng thương nhau. Đừng vì một lý do gì mà chị em cách biệt. Làm sao cho tình chị em thương nhau mãi mãi, gắn bó với nhau như cá không lìa nước, như cây không lìa cành; luôn luôn dùng lời lẽ ôn tồn, nhã nhặn, ngọt ngào đối xử với nhau như nước với sữa. Đó là điều mong muốn nhất của giảng viên. Và giảng viên cũng nguyện ước lớp học đạo đức này được duy trì mãi mãi, để chị em chúng ta cùng chung sức xây dựng lại nền đạo đức nhân bản - nhân quả của Phật giáo, đem lại lợi ích cho loài người trên hành tinh này.
Trả lời câu hỏi 13:
“Thầy không có gia đình, các con là gia đình của thầy”. Câu này dạy ĐỨC GẮN BÓ HIẾU SINH KHẨU HÀNH.
Kết chặt lòng yêu thương của thầy và trò như một gia đình, lời nói này nghe rất xúc động, vì thầy trò là những người xa lạ từ muôn phương trở về cùng sống và truyền đạt, trao cho nhau những điều hiểu biết về văn học. Còn học sinh thì chăm lo học hành để thu thập những điều mới lạ trong văn học, nhưng suốt một năm cùng quây quần bên nhau trong một mái trường như một mái ấm gia đình.
“Thầy không có gia đình, các con là gia đình của thầy”. Lời nói này nghe sao mà thân thương vô cùng, tràn ngập đầy tình thương của một vị thầy. Tình thương ấy gắn bó vô cùng; tình thương ấy không bao giờ tan hoại, luôn luôn mang theo trong lòng mọi người. Lời nói này cách đây 127 năm , tác giả đã chết từ lâu, nhưng tình thương của Người còn vương vấn đâu đây với bao thế hệ sau này. Mỗi khi đọc đến câu này, ai mà không xúc động thương nhớ. Dù tuổi đời chúng ta đã qua những lớp văn học ngày xưa, nhưng trong tâm trí, hình ảnh thầy trò và tình thương nhau quây quần như vẫn còn đâu đây.
Ngày nay chúng ta đang theo lớp học NGŨ GIỚI đạo đức hiếu sinh, thì tình thầy trò lại còn gắn bó nhiều hơn nữa, vì chúng ta đang học những tình thương yêu rộng lớn như trời, như biển. Nó phủ trùm luôn cả lòng thương yêu bản thân, gia đình, xã hội, đất nước và thế giới.
Ngoài tình thương yêu bản thân và gia đình thì không bao giờ có tình thương yêu rộng lớn đến với mọi người, mọi loài vật.
Nhưng nếu không có tình thương yêu rộng lớn đến với muôn người, muôn loài vật thì không bao giờ bảo vệ được tình thương yêu bản thân và gia đình. Vì thế, lớp học NGŨ GIỚI đạo đức hiếu sinh ra đời mở màn cho một nền văn hóa đạo đức nhân bản - nhân quả, để kịp thời đáp ứng trong giai đoạn đạo đức con người đang xuống cấp trầm trọng.
Ngay giờ phút này, giảng viên hãy ban lòng yêu thương của mình đến từng học viên, và mỗi học viên hãy ban lại lòng yêu thương của mình với người đứng lớp. Vì giảng viên và học viên đều lấy lớp học đạo đức hiếu sinh làm gia đình, làm một tình thương duy nhất, để cho tình thương ấy mở cửa nhìn ra mọi phương trời bao la vô tận. Một lần nữa, chúng ta hãy đọc lại lời dạy ở trên để cảm nhận lòng yêu thương giữa thầy và trò, một cảm xúc thân thương vô cùng cảm động:
“Thầy không có gia đình, các con là gia đình của thầy”. Một lời nói đầy lòng yêu thương như người mẹ!
Trả lời câu hỏi 14:
“Năm ngoái, mẹ thầy còn, bây giờ người đã khuất. Thầy chỉ còn có một mình thầy”.
Câu này dạy đạo đức hiếu sinh ý hành trong sự mất mát tình thương yêu quá lớn.
Lời nói trên đây gây nên một tình yêu thương sâu thẳm trong lòng mọi người, nhất là trong lòng tất cả những học sinh. Những học sinh sẽ nghĩ gì qua lời nói này? Chúng sẽ thương thầy vô cùng, vì thầy bây giờ chỉ có một mình. Ngoài chúng ra thầy đâu còn ai nữa. Lời nói ấy gây một tình thương sâu đậm trong lòng các học sinh, chúng sẽ thương thầy như một người mẹ thứ hai trên đời. Nhờ lời dạy đầy tình cảm của thầy ở trên, nên cả lớp sẽ bước vào một niên học mới đầy tình thương yêu giữa tất cả thầy trò, như trong một đại gia đình.
Còn lớp học đạo đức NGŨ GIỚI đức hiếu sinh của chúng ta như thế nào? Một lớp học mang đầy đủ lòng yêu thương rộng lớn như trời, như biển thì giảng viên lúc nào cũng phải cố gắng truyền đạt tư tưởng đức hiếu sinh cho học viên tiếp nhận thấu triệt mỗi hành động thân, khẩu, ý trong cuộc sống hằng ngày luôn có đạo đức, và luôn luôn hằng ngày áp dụng thực hành, thường xuyên phải trau dồi rèn luyện đạo đức như thế nào để học sinh phải trình bày cho giảng viên chấm điểm tốt và khen thưởng. Đấy là những điều khích lệ cho học viên tu tập rèn luyện cho quen dần, và thấm nhuần thành một thói quen đạo đức, một lối sống đạo đức hiếu sinh.
Có học tập và rèn luyện như vậy thì đời sống mới thực sự là đạo đức. Chứ không chịu rèn luyện và học tập như vậy thì chỉ là học đạo đức suông mà thôi, rồi tật nào sẽ quen với tật nấy. Đạo đức học chỉ như cơn gió thoảng ngoài tai.
Trả lời câu hỏi 15:
“Ngoài các con ra, ở trên đời này thầy không còn có ai nữa; ngoài sự thương yêu các con, thầy không còn thương yêu ai hơn nữa.
Các con ví như con của thầy. Thầy sẽ yêu dấu các con. Đáp lại, các con phải yêu dấu thầy”. Câu này dạy ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH TUYỆT VỜI. Ai đọc đến đoạn này cũng đều xúc động, mủi lòng trước lời kêu gọi thiết tha đầy lòng thương yêu chân thật giữa tình thầy trò thấm thía vô cùng.
Chúng ta cũng ước mong sao lớp học NGŨ GIỚI mang tình thương đến với mọi người như tình thầy trò của lớp học văn hóa này vậy.
Ngoài con người, loài động vật và cỏ, cây, đất, đá, núi, sông, v.v.. trên hành tinh này chúng ta còn biết thương ai hơn? Vì vậy, chúng ta cần phải thương yêu nhiều hơn nữa, vì đó là sự sống chung nhau trên hành tinh này. Vì có chúng, chúng ta mới sống, không chúng, chúng ta làm sao sống được, phải không quý tu sinh? Sự sống trên hành tinh này nếu thiếu tình yêu thương thì sự sống là đau khổ. Tiếng kêu la rên rỉ thống khổ thảm thiết của chúng sinh thấu tận trời xanh, nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển đều do thiếu lòng yêu thương của chúng ta đến muôn loài.
Ước mong sao lớp học của chúng ta tất cả tu sinh sẽ thành tựu đức hiếu sinh, biết thương yêu nhau, biết tha thứ mọi lỗi lầm của nhau. Như vậy thì Tu Viện Chơn Như sẽ là ngôi nhà chung cho những lòng yêu thương ấy; sẽ là nơi mang lại tình thương cho mọi loài sống trên hành tinh này.
Trên đời này chỉ có lòng yêu thương mới hóa giải mọi sự khổ đau, ngoài lòng yêu thương thì không còn có phương cách nào khác cứu con người ra khỏi sự khổ đau.
Bởi vậy, lớp học rèn luyện nhân cách đạo đức hiếu sinh NGŨ GIỚI là một lớp học cho mọi người, cho mọi lứa tuổi đều được học tập để đem lại sự bình an cho hành tinh này; để đem một cuộc sống yêu thương trong một đại gia đình nhân loại.
Muốn được vậy, ngay từ bây giờ chúng ta hãy cố gắng rèn luyện nhân cách đức hiếu sinh cho thấm nhuần, để trở thành một tình thương yêu rộng lớn như trời, như biển thì hạnh phúc và an lạc biết bao!
Trả lời câu hỏi 16:
“Thầy không muốn phạt một người nào cả. Các con phải tỏ ra là những đứa trẻ có tâm hồn cao thượng”.Câu này dạy ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH, một lời khuyên rất tuyệt vời! Trong lớp học NGŨ GIỚI đạo đức hiếu sinh, nếu tu sinh nào cũng cố gắng thực hiện đạo đức vào cuộc sống của mình thì những sự đau khổ sẽ không còn nữa, và điểm học tốt của các tu sinh càng ngày càng cao lên, toàn là điểm ưu. Khi tu học như vậy làm gì có điểm xấu, điểm tệ. Tu sinh nào cũng tỏ ra có tâm hồn cao thượng biết thương mình, thương người và tha thứ những lỗi lầm của người khác và biết khắc phục những lỗi lầm của mình.
Lớp học tình thương chỉ có khen chứ không có chê, vì chúng ta là những người yêu thương làm sao mà có chê được. Phải không quý tu sinh? Cho điểm cũng vậy, thường cho điểm ưu, điểm tốt, chứ đâu có cho điểm thấp, điểm xấu. Chính hành động cho điểm cũng là ban lòng yêu thương đến học viên. Bởi vậy có học viên nào chưa hiểu, chưa sống đạo đức được là lỗi của giảng viên chưa tận tình truyền đạt cho học viên hiểu, chưa chỉ dạy cụ thể cho học viên thực hành đức hiếu sinh. Vì thế giảng viên lúc nào cũng thương học viên của mình, tìm mọi cách và mọi phương pháp giúp cho học viên thấu suốt đạo đức, nhờ vậy học viên sẽ không có điểm kém, hoàn toàn điểm tốt và điểm ưu.
Còn học viên siêng năng đến lớp học đạo đức và áp dụng đạo đức hiếu sinh vào cuộc sống của mình, thường thấy lỗi mình không thấy lỗi người, đó là học viên ban lòng yêu thương của mình cho giảng viên.
Cho nên, lời dạy: “Thầy không muốn phạt một người nào cả”. Tức là thầy không muốn cho một điểm xấu cho một học viên nào cả.
Làm một vị thầy dạy học không phải dễ, khi thấy học trò học lực kém, điểm học tệ là giảng viên phải tự xét lại mình, cách thức giảng dạy của mình có đầy đủ chưa? Trình độ sư phạm giảng dạy, truyền đạt, học viên có thông hiểu chưa? Nếu số đông học viên không thông hiểu là do giảng viên kém. Cho nên giảng viên cho điểm kém học sinh là giảng viên cho điểm kém trình độ sư phạm giảng dạy của mình. Thầy dạy giỏi học viên giỏi, thầy dạy dở học viên dở. Xét qua học viên là biết thầy, xét qua thầy là biết học viên.
Cho nên giảng viên cho học viên điểm tệ, điểm xấu là tự giảng viên đã cho điểm tệ, điểm xấu dạy dở của mình. Một thầy giáo dạy tệ quá phải đổi đi trường khác, hoặc phải đi tu nghiệp sư phạm của mình lại.
Cho nên học trò dở là giảng viên phải tự trách mình, chứ không nên trách học trò, còn học trò mà không lo học tập, mà cứ ham chơi nói chuyện tào lao, phá phách làm cho lớp học bất an, không trật tự là lỗi của học trò.
Chúng ta hãy lắng nghe lời dạy của một giảng viên có trình độ sư phạm, dạy giỏi, đã biết xử dụng tình thương chân thật khích lệ và gắn bó với học sinh của mình, để làm tròn sứ mệnh thiêng liêng sư phạm, truyền đạt và dạy dỗ cho học viên thông suốt, đó là một bậc thầy giỏi. Còn học trò phải làm tròn bổn phận là phải học tập cho thật tốt để trở thành những trò giỏi, ngoan, hiền: “Thầy không muốn phạt một người nào cả. Các con phải tỏ ra là những đứa trẻ có tâm hồn cao thượng”. Đó là một lời khuyên nhưng đầy đủ thấm nhuần tình yêu thương của giảng viên đối với học viên.
Trả lời câu hỏi 17:
“Trường ta sẽ là một gia đình, các con sẽ là mối an ủi, mối tự hào của thầy”. Câu này dạy ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH, tình thầy trò gắn bó với nhau rất tuyệt vời! Trong một lớp học, thầy trò gắn bó với nhau trong tình thương yêu. Thầy đem hết khả năng của mình truyền đạt cho học sinh hiểu biết. Còn học sinh thì đem hết khả năng của mình ra học tập để trở thành những học trò ngoan, giỏi, để thương thầy, làm thầy vui lòng.
Học trò học giỏi là thầy nhận biết khả năng dạy của mình giỏi, có trình độ sư phạm.
Còn thầy giỏi mà dạy học trò không hiểu là cái giỏi thành cái dở.
Cho nên vào lớp học mới, giảng viên phải tạo duyên như thế nào để có một lớp học tình thương. Nếu không được vậy thì lớp học sẽ trở thành khô khan và thầy trò cách biệt nhau, khó mà cảm thông nhau.
Chúng ta hãy lắng nghe câu: “Trường ta sẽ là một gia đình, các con sẽ là mối an ủi, mối tự hào của thầy”. Lời dạy đạo đức hiếu sinh khẩu hành gắn bó rất tuyệt vời, với trình độ sư phạm đạo đức của người Ý mà chúng ta phải thầm thán phục. Bộ sách TÂM HỒN CAO THƯỢNG do Hà Mai Anh dịch ra Việt ngữ, ai đọc cũng thấy cảm động, nhưng nó chỉ là những hình ảnh gương hạnh cao thượng đẹp đẽ. Nó không dạy chúng ta bằng những phương pháp thực hành đạo đức hiếu sinh. Nó chỉ gây cho chúng ta những lòng trắc ẩn thương yêu đến rơi nước mắt. Vậy mà cuốn sách này đã nổi tiếng khắp nơi trên thế giới, được dịch ra nhiều thứ tiếng. Đọc tập sách này, chúng ta thấy con người khắp trên hành tinh đều có đồng một tình thương yêu như nhau, và đồng yêu chuộng, quý kính lòng yêu thương ấy.
Lớp học rèn luyện nhân cách đạo đức hiếu sinh NGŨ GIỚI của chúng ta phải lấy những mẩu chuyện gương hạnh, rồi tập luyện hằng ngày bằng những hành động thương yêu trong đời sống bản thân, gia đình và xã hội.
Vì vậy, quả đúng lời dạy trên đây: “Trường ta sẽ là một gia đình, các con sẽ là mối an ủi, mối tự hào của thầy”. Đúng vậy, làm thầy dạy học là phải lấy lớp học làm gia đình, lấy học viên làm nguồn an ủi, nếu học viên học hành giỏi và sống đúng đạo đức là mối tự hào của thầy. Cho nên làm thầy phải thấy cho rõ điều này mà phải cố gắng khắc phục cái sai của mình, để xứng đáng là một giảng viên dạy đạo đức làm người cho thật tốt.
Trả lời câu hỏi 18:
“Thầy không cần phải hỏi lại các con, vì thầy tin rằng trong lòng các con, ai ai cũng “vâng lời”, nên thầy có lời cảm ơn các con”.
Câu này dạy ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH TÍN HẠNH rất tuyệt vời! Ở đời, nếu không có lòng tin nhau thì việc lớn chúng ta không thể làm thành công được.
Bởi vì có tin nhau mới giao trách nhiệm to lớn cho nhau, và có tin nhau mới đem hết sức mình ra làm việc. Việc học tập đạo đức cũng như vậy. Vì tin nơi các học viên là những người có quyết tâm tìm cầu sự giải thoát để ra khỏi bốn sự khổ đau của kiếp người, vì thế thầy mới biên soạn giáo án này để dạy mọi người rèn luyện nhân cách đức hiếu sinh, để sống không làm khổ mình, khổ người, nhờ đó mới xả được tâm tham, sân, si, mạn, nghi; nhờ xả được tâm tham, sân, si, mạn, nghi thì tâm mới thanh tịnh. Tâm có thanh tịnh mới đủ sức làm chủ được bốn sự khổ đau.
Cho nên lớp học đạo đức phải có lòng tin giữa giảng viên và học viên, vì thế giảng viên phải đem hết sức mình truyền đạt tư tưởng đạo đức cho học viên, và học viên phải thấy sự lợi ích của việc học và thực hành đạo đức, nên cũng phải cố gắng học tập và rèn luyện hằng ngày bằng những bài học đạo đức đã được học tập. Nếu học mà không thực hành, không sống với đạo đức thì cũng khó mà thấm nhuần.
Cho nên lời dạy trên đây rất thấm thía lòng tin của giảng viên và học viên: “Thầy không cần phải hỏi lại các con, vì thầy tin rằng trong lòng các con, ai ai cũng “vâng lời”, nên thầy có lời cảm ơn các con”. Đức tin là một đạo đức hiếu sinh giúp cho mọi người gần nhau hơn, thương yêu nhau hơn. Nếu thiếu đức tin thì lòng yêu thương không thành thật, tức là đức hiếu sinh không có.
Vì vậy, trong lớp học đạo đức NGŨ GIỚI thì giảng viên phải tin học viên, và ngược lại, học viên cũng đặt trọn lòng tin nơi giảng viên. Có như vậy thì lớp học đạo đức mới thành tựu tốt đẹp, và tình nghĩa lòng yêu thương giữa thầy trò mãi mãi không phai nhòa.
Trả lời câu hỏi 19:
“Chúng tôi yên lặng xuống sân. Anh học trò vô lễ ban nãy rón rén lại gần thầy giáo, nói run run”. Câu này dạy ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH THÂN HÀNH HỐI HẬN.
Ở đời, dù ai có làm lỗi một điều gì mà biết mình làm sai thì nên hối lỗi, cố gắng khắc phục chừa bỏ. Sự hối lỗi, cố gắng khắc phục chừa bỏ là ĐỨC HỐI LỖI. Đức hối lỗi cũng là một hành động đạo đức hiếu sinh thương mình, thương người. Nhờ có hối lỗi nên mình sẽ không làm lỗi đó nữa. Vì thế đức Phật thường dạy chúng ta tu hành phải hết lòng yêu thương mình, thương người: “Thấy lỗi mình, đừng thấy lỗi người”. Thấy lỗi mình, đừng thấy lỗi người là một đức hạnh hiếu sinh ý hành tuyệt vời, nhờ đó mà ác pháp không tác động vào tâm chúng ta được.
Nhưng chúng ta phải hiểu, lỗi mình khó thấy mà thấy lỗi người thì dễ dàng hơn. Chính đời khổ là vì thấy lỗi người. Khi thấy lỗi người là ta đã đánh mất lòng yêu thương mình, thương người.
Một người học trò nhỏ mà còn biết hối lỗi, huống là chúng ta học đạo đức làm người mà không biết hối lỗi sao? Như trên đã nói, hối lỗi là một đạo đức hiếu sinh ý hành. Như vậy, hối lỗi là một hành động đạo đức thì có gì mà chúng ta phải xấu hổ. Khi chúng ta biết xấu hổ để sửa lỗi thì nó là đạo đức, nó là đạo đức thì chúng ta phải hãnh diện vì mình đã sống trong hành động đạo đức thương mình, thương người thì thật là tuyệt vời! Cho nên mỗi lần tìm thấy được lỗi mình là mỗi lần huân tập thêm đạo đức; mà đạo đức càng tăng thêm thì cuộc sống sẽ được an vui, hạnh phúc. Thân tâm đều được thanh thản, an lạc và vô sự.
Còn mỗi lần thấy lỗi người là mỗi lần đánh mất đức hiếu sinh; đánh mất đức hiếu sinh là làm khổ mình, khổ người. Và như vậy cuộc sống là địa ngục tràn đầy mọi sự khổ đau.
Trả lời câu hỏi 20:
“Thưa thầy, xin thầy tha lỗi cho con”. Câu này dạy ĐỨC HỐI LỖI HIẾU SINH KHẨU HÀNH.
Đúng, biết lỗi mà xin lỗi là một đạo đức hiếu sinh tuyệt vời. Nếu người ở đời ai cũng sống với đạo đức này thì thế gian này đâu còn khổ đau nữa.
Ví dụ: Từ lâu chúng ta thường giết hại và ăn thịt chúng sinh, nhưng khi thấy loài gia súc bị giết chết trong sự giãy giụa kêu la thảm thiết, chúng ta nhận thấy sao con người quá ác tâm, chúng ta muốn sống sao lại nỡ tâm cướp mạng sống của loài vật khác. Lòng thương yêu chúng sinh và hối hận những việc đã làm ác để nuôi thân mạng mình một cách không bình đẳng, từ đó chúng ta liền từ bỏ không giết hại và không ăn thịt chúng sinh nữa.
Sự hối hận trong lòng khiến chúng ta chấm dứt và từ bỏ không giết hại và ăn thịt chúng sinh. Đó là một hành động đạo đức hiếu sinh ý hành, mà mọi người cần phải học tập và rèn luyện nhân cách thương yêu tất cả chúng sinh thì mới xứng đáng làm người có đạo đức. Sự hối hận là một đạo đức cao đẹp.
Chúng ta phải cố gắng duy trì học đạo đức này để tự sửa sai những lỗi lầm để trở thành người tốt.
Làm người ai mà không có sự lỗi lầm làm sai. Nhiều khi cha mẹ là người sinh đẻ và nuôi dưỡng chúng ta, thế mà chúng ta còn làm cho những bậc ấy không vui thì huống là những người khác. Vì thế lỗi lầm là việc tự nhiên khi chúng ta chưa học đạo đức NGŨ GIỚI, nên còn làm sai lầm nhiều lắm. Bởi vậy sự hối lỗi sửa sai rất cần thiết cho những ai cầu tiến về sự học đạo đức.
Trả lời câu hỏi 21:
“Thầy gật đầu, hôn trán người học trò và bảo”. Câu này dạy ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH THÂN HÀNH.
Hành động gật đầu là hành động chấp nhận tha lỗi cho người học trò thân thương của mình; hành động hôn trán người học trò là hành động yêu thương như mẹ thương con.
Hai hành động này nói lên đạo đức hiếu sinh rất tuyệt vời! Hành động đạo đức hiếu sinh này là hành động đạo đức ban cho người học trò lòng yêu thương chân thật của thầy. Bởi vậy khi chúng ta ban cho ai một tình thương yêu thì chúng ta phải có một hành động đi kèm theo, như một người mẹ thương con thì hành động thương con bằng cách hôn con, đó là ban tình thương cho con.
Ví dụ: Khi về thăm cha mẹ, chúng ta muốn thể hiện lòng yêu thương cha mẹ thì bằng hành động tặng một món quà; bằng một sự ôm nhau, nắm tay nhau; bằng một nụ hôn, một lời hỏi thăm, v.v.. Đó là một hành động đạo đức ban cho lòng yêu thương.
Bởi vậy trong cuộc đời của chúng ta, lúc nào lòng thương yêu cũng gắn liền với sự sống. Nếu sự sống thiếu lòng yêu thương thì ngay đó là sự sống khô cằn và khổ đau cho mình, cho người và cho tất cả những loài chúng sinh; nếu thiếu lòng yêu thương thì ngay đó là địa ngục, là sự khổ đau trùng trùng. Có đúng như vậy không hỡi các tu sinh?
Trả lời câu hỏi 22:
“Tốt lắm! Cho con về”. Câu này dạy ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH, khích lệ bằng lời khen tặng người học trò biết hối lỗi.
Bởi, cuộc đời ai ai cũng có những lúc phải lầm lỗi, nhưng biết hối lỗi là một điều tốt, một điều đáng khen, vì nó cũng là một hành động đạo đức hiếu sinh như trên đã nói.
Khen tặng một điều làm tốt của người khác cũng là ban tặng lòng yêu thương đến cho họ. Tha thứ mỗi lỗi lầm của người khác cũng là đạo đức hiếu sinh. Cho nên đạo đức hiếu sinh luôn luôn đi kèm theo đức tha thứ.
Vì chính nhờ đức tha thứ mà tâm chúng ta bất động không còn giận dữ, phiền não và đau khổ.
Ví dụ 1: Khi có người nói xấu mình một điều gì, mình khởi lòng yêu thương người đó bằng ý hành suy tư: “Họ là người tốt, người thương mình. Họ nói như vậy là họ nhắc mình đừng làm lỗi đó nữa, hoặc mình chưa làm lỗi đó thì mình nên cảnh giác đừng để phạm lỗi đó. Người nói xấu mình là người ân của mình chứ đâu phải là người ghét mình”.
Do sự tư duy như vậy, đó là đức hiếu sinh ý hành chánh tư duy thương mình, thương người, nhờ đó mà tâm ta được thanh thản, an lạc và vô sự.
Ví dụ 2: Khi có người mắng chửi mình, chúng ta khởi suy tư: “Người mắng chửi mình là người đang tạo duyên ác, nên họ là người đang đau khổ, đang ở trong hỏa ngục. Họ là người đáng thương, phải ra tay cứu giúp họ”.
Sự tư duy suy nghĩ như vậy là đức hiếu sinh ý hành trong ta, nên lúc bấy giờ tâm ta bất động, chỉ còn thanh thản, an lạc và vô sự.
Nhờ có tư duy suy nghĩ như vậy nên tâm ta không giận hờn. Tâm không giận hờn tức là tha thứ và yêu thương. Tâm tha thứ và yêu thương là đức hiếu sinh. Cho nên ở đâu có đức hiếu sinh thì ở đó không có đau khổ. Có đúng như vậy không hỡi quý tu sinh?
________________
Trưởng lão Thích Thông Lạc, Giáo án rèn nhân cách - Đức Hiếu Sinh, Nxb. Tôn Giáo, 2012, tập 2.